Công chứng nhà đất khi bỏ sổ hộ khẩu

Thu hồi sổ hộ khẩu giấy từ ngày 1/7.

Xin học cho con, không cần hộ khẩu giấy

Người dân có thể đăng ký trực tuyến nhập học cho con.

Đối với những thắc mắc về việc xin học cho con khi bỏ sổ hộ khẩu, Đại tá Đỗ Khắc Hưởng - Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an cho biết: Trường hợp đủ điều kiện nhập khẩu về Hà Nội, cơ quan chức năng sẽ không cấp sổ hộ khẩu nữa mà cập nhật thông tin trên hệ thống và cấp giấy thông báo kết quả.

Theo đó, người dân có thể yêu cầu nhà trường khai thác thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp, nhà trường chưa đảm bảo việc khai thác Cơ sở dữ liệu thì người dân sẽ trình giấy thông báo kết quả để xin học cho con.

Ngoài ra, theo Luật sư Nguyễn Mai Anh – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho hay, theo Luật Cư trú mới, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ lưu toàn bộ thông tin của người dân và khi thực hiện các giao dịch dân sự, người dân chỉ cần cung cấp CCCD gắn chip là có thể hoàn thành giao dịch.

Khi đi làm thủ tục đăng ký thường trú, nếu đủ điều kiện nhập khẩu thì cơ quan chức năng sẽ cập nhật thông tin trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia và sẽ cấp giấy thông báo kết quả, luật sư Mai Anh nói.

Giải đáp về nơi ở và đăng ký thường trú

Đại tá Đỗ Khắc Hưởng - Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an giải đáp thắc mắc của công dân. Ảnh: N.L

Theo Đại tá Đỗ Khắc Hưởng, đối với người ở một nơi, hộ khẩu một nẻo, CCCD có ghi nơi thường trú, đó là thông tin chính thức.

Trước đây, chúng ta quản lý thủ công, người dân chuyển hộ khẩu từ nơi này sang nơi khác thì người dân phải về nơi thường trú làm giấy tờ và đến nơi mới làm thủ tục nhập khẩu. Nhưng từ 1/7 việc quản lý cư trú của người dân được thực hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó, cơ quan quản lý có mã định danh cá nhân của công dân thì xác định được thông tin của công dân. Theo đó, người dân khi chuyển khẩu không phải về nơi đăng ký thường trú cũ mà đến nơi đăng ký thường trú mới để làm thủ tục là được.

Theo Đại tá Đỗ Khắc Hưởng, theo Luật mới, việc tách, nhập khẩu do công an xã, phường, thị trấn thực hiện, đối với việc cấp CCCD phải đến công an cấp quận, huyện để làm thủ tục.

Đăng ký chuyển nhượng nhà, đất ra sao?

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an. Ảnh: N.L

Đối với thắc mắc về việc công dân bị thu sổ hộ khẩu giấy trong khi văn phòng công chứng, văn phòng đăng ký nhà, đất chưa liên kết, liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ thực hiện ra sao?

Về việc này, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, “từ ngày 1/7, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẵn sàng kết nối. Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị chưa kết nối được nên họ vẫn đòi hỏi sổ hộ khẩu để thực hiện các giao dịch.

Đây là lý do để chúng ta có thời gian chuyển tiếp từ 1/7 đến cuối năm 2022. Sau này bỏ hộ khẩu thì tất cả các dịch vụ cần đến hộ khẩu sẽ thay đổi hoàn toàn, bởi chúng ta chấm dứt hộ khẩu giấy vào cuối năm 2022”, Thiếu tướng Nguyên nói.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên: "Bỏ sổ hộ khẩu giấy cắt giảm đi rất nhiều chi phí cho người dân.

Ví dụ: Người dân khi làm thủ tục hành chính, giao dịch phải photo, công chứng xuất trình nhiều giấy tờ liên quan. Khi chuyển sang sử dụng dữ liệu thẻ căn cước công dân, mã số định danh thì những cái đó không còn cần thiết nữa. Việc đi lại của người dân sẽ được giảm đi rất nhiều khâu trung gian, tiết kiệm thời gian, chi phí, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Mức độ giảm chi phí ra sao tùy thuộc ngành nghề, lĩnh vực. Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi, việc sử dụng cơ sở dữ liệu dân cư sẽ đem lại lợi ích về kinh tế gần 5.000 tỷ đồng".

Minh Đức - Đình Cảnh

Theo Tiền phong

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Hiện nay, vấn đề mua bán chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế đất đai diễn ra rất nhiều trong cuộc sống. Trong khi thực hiện thủ tục sang tên đất đai, rất nhiều người thắc mắc và băn khoăn rằng sang tên đất có cần sổ hộ khẩu không? Để trả lời cho câu hỏi đó, ACC hân hạnh gửi tới quý khách hàng bài viết sau, rất mong được đón đọc!

Sang tên đất có cần sổ hộ khẩu không 

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng, tặng cho nhà đất gồm có:

– Đơn đăng theo Mẫu số 09/ĐK. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp phải thể hiện tổng diện tích nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho tại điểm 4 Mục I của Mẫu số 09/ĐK [Lý do biến động] như sau:

“Nhận… [ghi hình thức chuyển quyền sử dụng đất như nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho] …m2 đất [ghi diện tích đất nhận chuyển quyền]; tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng do nhận chuyển quyền và đã đăng ký chuyển quyền từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 là … m2 và từ ngày 01/7/2014 đến nay là… m2 [ghi cụ thể diện tích nhận chuyển quyền theo từng loại đất, từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương]”.

– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho nhà đất đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Ngoài ra, nếu người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ cùng thời điểm nộp hồ sơ đăng ký biến động cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân khi nhận chuyển nhượng, tặng cho bất động sản theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN.

– Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.

– Các giấy tờ dùng để làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ [nếu có].

Như vậy, nếu đã công chứng hoặc chứng thực xong thì khi đăng ký sang tên sẽ không cần sổ hộ khẩu.

Theo Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng năm 2014, hồ sơ công chứng nhà đất gồm các giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng [theo mẫu của tổ chức công chứng nên các bên đến trực tiếp rồi điền theo mẫu của họ].

– Dự thảo hợp đồng do các bên thỏa thuận [thông thường công chứng viên sẽ soạn theo mẫu của phòng/văn phòng công chứng và người yêu cầu công chứng sẽ trả thù lao soạn hợp đồng nên các bên không cần chuẩn bị hợp đồng trước].

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng [thực tế yêu cầu giấy tờ của các bên] như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.

– Bản sao Giấy chứng nhận [Sổ hồng, Sổ đỏ].

– Bản sao giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có, như:

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng tài sản chung/riêng.

+ Bản sao giấy tờ về thẩm quyền đại diện/ủy quyền như hợp đồng ủy quyền.

+ Sổ hộ khẩu [vì quy định chỉ được công chứng tại tổ chức công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành nơi có nhà đất nên khi công chứng các bên thường yêu cầu có sổ hộ khẩu].

Lưu ý: Bản sao là bản chụp hoặc bản in hoặc bản đánh máy có nội dung chính xác, đầy đủ như bản chính và không phải chứng thực.

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

– Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.

– Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực [mang bản chính để đối chiếu].

– Bản sao Giấy chứng nhận [Sổ đỏ, Sổ hồng] và phải mang bản chính để đối chiếu.

Tóm lại, hồ sơ yêu cầu công chứng hoặc chứng thực không có quy định bắt buộc phải có sổ hộ khẩu. Tuy nhiên trên thực tế nhiều UBND xã, phường, thị trấn hoặc phòng/văn phòng công chứng vẫn yêu cầu.

Tại Khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 có quy định:
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

 Sổ hộ khẩu là công cụ để Nhà nước quản lý nơi cư trú của công dân. Tại Điều 18 Luật cư trú 2006 quy định: Công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú và được cấp sổ hộ khẩu.

Trong khi đó, Điều 24 làm rõ vai trò của Sổ hộ khẩu như sau: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Những người đăng ký tạm trú chỉ được cấp Sổ tạm trú thay vì Sổ hộ khẩu.

Phạm Đông - Vương Trần   -   Thứ ba, 06/09/2022 20:34 [GMT+7]

Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, các đơn vị chức năng đã chấn chỉnh, xử lý những trường hợp thu hồi sổ hộ khẩu không đúng quy định; có hướng dẫn cụ thể về các phương thức sử dụng thông tin công dân thay thế sổ hộ khẩu.

Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an. Ảnh: Phạm Đông

Chiều 6.9, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình phát triển kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm. 

Tại họp báo, phóng viên đặt câu hỏi về vấn đề thu hồi sổ hộ khẩu. Theo đó, hiện nay một số nơi ở Hà Nội đã thu hồi sổ hộ khẩu. Xin cho biết các giao dịch của người dân sau khi thu hồi sổ hộ khẩu sẽ diễn ra như thế nào? Điển hình như việc giao dịch nhà đất thì văn phòng công chứng yêu cầu phải có sổ hộ khẩu?

Trả lời vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, theo quy định tại khoản 3, Điều 38 Luật Cư trú 2020, kể từ 1.7.2021, Bộ Công an không cấp sổ hộ khẩu mới, không cấp lại.

Tuy nhiên, những sổ hộ khẩu đã được cấp vẫn được sử dụng, có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về nơi cư trú cho đến hết ngày 31.12.2022. Trong phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về trách nhiệm của Bộ liên quan tới sổ hộ khẩu.

Theo đó, Bộ Công an không có chủ trương thu hồi sổ hộ khẩu. Chỉ thu hồi khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu đã được cấp theo quy định. Bộ Công an không có chủ trương thu hồi sổ đồng loạt.

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, sau khi có phản ánh của người dân, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã cho rà soát, tổng kiểm tra các quy định thu hồi sổ hộ khẩu. Bảo đảm công an các cấp có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của Luật Cư trú.

Đồng thời chấn chỉnh, xử lý những trường hợp thu hồi sổ hộ khẩu không đúng quy định, gây phiền hà cho người dân.

Bên cạnh đó, ngày 22.8, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã có công văn gửi Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan của Chính phủ, Văn phòng UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương triển khai. Trong đó có hướng dẫn cụ thể về các phương thức sử dụng thông tin công dân thay thế việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch đất đai.

Người dân có thể sử dụng căn cước công dân gắn chíp điện tử và giấy tờ hợp pháp chứng minh thông tin cá nhân, nơi thường trú hoặc sử dụng giấy xác nhận về nơi cư trú, xin việc, mua bán nhà... thay thế cho sổ hộ khẩu.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020: “Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú”.

Trong đó, các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú được quy định tại Điều 26 Luật Cư trú 2020 gồm:

- Thay đổi chủ hộ;

- Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

- Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà.

Video liên quan

Chủ Đề