Công nghệ kỹ thuật ô to gồm những ngành nào

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô là gì?


Trong số các phương tiện vận tải, ô tô chính là phương tiện có số lượng nhiều nhất phục vụ vận chuyển hàng hóa và di chuyển của con người. Số lượng ô tô lớn đến nỗi, để có đủ nguồn lực có chuyên môn sâu đáp ứng cho hệ thống sản xuất - dịch vụ ô tô, một chuyên ngành đào tạo chuyên sâu hơn đã được định hình, đó chính là ngành công nghệ ô tô.

Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng. 

2. Mục tiêu đào tạo

Học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô.

Sau khi học ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô sinh viên:

Có khả năng tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các chi tiết, cụm chi tiết, tổng thành đạt yêu cầu kỹ thuật đồng thời sử dụng tốt các dụng cụ, trang thiết bị đo kiểm và ứng dụng các phương pháp chẩn đoán kỹ thuật tiên tiến.

Có khả năng kiểm định, thử nghiệm, khai thác và sử dụng các dịch vụ kỹ thuật ô tô.

Có khả năng tự cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ phù hợp công việc, khả năng giải quyết các vấn đề công nghệ [trong phạm vi cho phép theo quy định], vận dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, sử dụng thông tin khoa học để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong thiết kế, cải tiến, sửa chữa ôtô, nâng cao hiệu qủa sử dụng các thiết bị trong ngành do yêu cầu thực tiễn sản xuất đặt ra.

Có khả năng học tập ở trình độ cao hơn [Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ] để nâng cao trình độ nghiệp vụ, hoặc học thêm các chuyên ngành khác cùng ngành hoặc khác ngành.

3. Cơ hội nghề nghiệp


Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, thói quen đi lại của con người cũng được thay đổi, thì ô tô được xem là phương tiện thông dụng và được ưa chuộng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Vì vậy việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và dòng sản phẩm mới theo xu hướng thị trường đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ kỹ thuật cao. Do đó, sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí như: Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ô tô; Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô; Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô;...

4. Điều kiện tuyển sinh


Bạn sẽ xét tuyển vào ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô theo hai cách sau:

-   Xét tuyển bằng kết quả thi THPT Quốc Gia

-   Xét tuyển bằng học bạ cấp 3
 

5. Bằng cấp


Hoàn tất, tất cả các môn học trong toàn khóa học, sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân do trường Cao đẳng GTVT TP.HCM cấp theo phôi bằng của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội.

Công nghệ Kỹ thuật ô tô nằm trong số ngành Hot với mức điểm đầu vào khá cao ở các trường Đại học, Cao đẳng. Cũng chính vì vậy, cơ hội việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô luôn rộng mở với nhiều vị trí có thu nhập hấp dẫn. Để biết, ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô ra trường có thể làm những vị trí nào, cùng JobOKO khám phá nhé.

Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô bao gồm nhiều chức danh việc làm khác nhau. Hầu hết các nhà tuyển dụng kỹ thuật viên ô tô yêu cầu ứng viên hoàn thành chương trình đào tạo chính thức, có các chứng chỉ bổ sung cần thiết. Bạn cũng cần có kiến thức về hệ thông sưởi, điều hoà không khí, động lực học, hệ thống phanh, hiệu suất động cơ và hệ thống điện của ô tô,... Chứng chỉ chuyên môn có thể không quá cần thiết nhưng có thể giúp bạn nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập tốt hơn.

MỤC LỤC:
I. Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là làm gì?
II. Các vị trí việc làm ngành công nghệ kỹ thuật ô tô
III. Học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ở đâu?
IV. Thu nhập của ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Có rất nhiều vị trí việc làm ngành công nghệ kỹ thuật ô tô bạn có thể ứng tuyển

I. Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là làm gì?

Nhiệm vụ chủ yếu của những người làm trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng các hệ thống cơ khí, điện tử của phương tiện, bao gồm tất cả các hệ thống trên ô tô, xe tải, máy bay, hàng hải. Chức danh công việc phổ biến bao gồm kỹ thuật viên bảo trì và thợ cơ khí,...
Nếu muốn theo đuổi ngành này, bạn có thể chọn chuyên về một lĩnh vực cụ thể như bảo dưỡng xe ô tô. Công nhân trong lĩnh vực này cũng có thể chọn chuyên về một khu vực hoặc thiết bị ô tô cụ thể, phương tiện nhiên liệu thay thế, xe chạy diesel, hệ thống khí thải hoặc chế tạo đặc biệt.

Đọc thêm: Tìm việc làm ngành ô tô gồm những vị trí nào?

II. Các vị trí việc làm ngành công nghệ kỹ thuật ô tô

Bằng cấp trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô của bạn có thể là chìa khóa cho sự nghiệp sau này. Bạn có thể lựa chọn giữa cung cấp dịch vụ, sửa chữa, thiết kế, sản xuất, kỹ thuật và một loạt các lĩnh vực liên quan khác. Dưới đây là một vài nghề nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực của bạn:

1. Nghề nghiệp bảo trì và sửa chữa

Vì hầu hết các thiết bị trong ô tô cần phải được lắp đặt, bảo trì và sửa chữa theo đúng tiêu chuẩn nên kỹ thuật viên có tay nghề sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, bạn có thể sở hữu các kỹ năng và kiến thức cần thiết để trở thành một kỹ thuật viên tài năng.
Trên thực tế, các kỹ thuật viên bảo trì và sửa chữa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc sửa chữa các thiết bị, máy móc ô tô, đảm bảo rằng chúng hoạt động tốt, an toàn.
Có một loạt các vị trí việc làm liên quan để bạn lựa chọn. Ngoài bằng cấp, bạn cũng cần có kinh nghiệm và một số chứng chỉ nếu muốn phát triển trong lĩnh vực này. Các công việc cụ thể bao gồm:

  • Kỹ thuật viên bảo dưỡng.
  • Nhân viên sửa chữa ô tô và kính.
  • Kỹ thuật viên cơ khí và dịch vụ diesel.
  • Thợ lắp đặt điện và điện tử.
  • Công nhân bảo trì và sửa chữa chung.
  • Nhân viên bảo trì, lắp đặt hệ thống sưởi, điều hòa không khí và điện lạnh.
  • Kỹ thuật viên dịch vụ xe hạng nặng và thiết bị tự động.
  • Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị viễn thông trên ô tô.

Tùy theo khả năng mà người tìm việc ứng tuyển vào các vị trí công nghệ kỹ thuật ô tô phù hợp

2. Lắp đặt, chế tạo và sản xuất ô tô

Lựa chọn nghề nghiệp thú vị khác dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là lắp đặt, chế tạo và sản xuất ô tô. Bạn sẽ làm việc trong một nhóm/bộ phận chế tạo xe. Bạn sẽ phải có kiến thức vững chắc về thiết kế, cơ chế hoạt động của ô tô, đồng thời sở hữu một loạt các kỹ năng và khả năng vận hành máy móc.
Trách nhiệm của bạn trên dây chuyền sản xuất sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí công việc cụ thể và bộ phận lắp ráp xe bạn phụ trách. Một số nhiệm vụ của bạn có thể bao gồm:

  • Thiết kế.
  • Nhận bàn giao các bộ phận, thiết bị chế tạo ô tô và chuẩn bị dây chuyền sản xuất.
  • Lắp ráp các bộ phận để trang bị cho xe.
  • Định hình các tấm kim loại sẽ tạo nên khung của chiếc xe.
  • Phun sơn.
  • Kiểm tra, kiểm soát chất lượng.

Các vị trí việc làm cụ thể:

  • Trưởng nhóm tra mã phụ tùng ô tô.
  • Kỹ sư thiết kế.
  • Kỹ sư vận hành hệ thống.
  • Nhân viên kỹ thuật ô tô.
  • Kỹ sư tư vấn.
  • Kỹ sư kiểm soát chất lượng.
  • Giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ô tô.
  • Kiểm định viên.
  • Công nhân lắp ráp ô tô.
  • Kỹ thuật viên sơn ô tô.

Nhìn chung, công việc liên quan tới lắp đặt và chế tạo ô tô có yêu cầu trình độ chuyên môn cao và kỹ năng thành thục. Bạn cần có kết quả học tập xuất sắc để xin được việc làm vào vị trí này.

3. Việc làm trong lĩnh vực giao thông vận tải

Làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải là một hướng đi khác cho những người học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô nhưng không chuyên về chế tạo, sửa chữa. Kinh tế phát triển, đô thị hoá, dân số tăng,... cũng làm tăng nhu cầu đối với hoạt động giao thông vận tải.
Nghề nghiệp vận tải như kiểm soát viên không lưu, vận chuyển hàng không,... có thể yêu cầu bằng cấp cao. Bạn cũng có thể trở thành người quản lý vận tải, giám sát tất cả các dịch vụ vận chuyển cho một doanh nghiệp. Một số vị trí việc làm bao gồm:

  • Cố vấn dịch vụ ô tô.
  • Quản lý vận tải hàng hoá.
  • Nhân viên điều khiển xe tải hạng nặng và máy kéo.
  • Kỹ thuật viên dịch vụ xe hạng nặng và thiết bị tự động.

4. Một số việc làm khác liên quan đến ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô, các bạn sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Ngoài làm việc tại các công ty, nhà máy, cơ sở bảo trì, bảo dưỡng ô tô, bạn cũng có thể ứng tuyển một số vị trí khác như:

  • Nhân viên kinh doanh ô tô: Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp mở showroom bán ô tô, phụ tùng ô tô.
  • Kỹ sư nghiên cứu: Làm việc tại các Viện nghiên cứu về lĩnh vực ô tô.
  • Giảng viên, giáo viên: Làm việc tại các trường Đại học đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô hay trường dạy nghề.
  • Đăng kiểm viên: Làm việc tại các trạm đăng kiểm ô tô.
  • Chuyên viên giám định, bồi thường xe cơ giới.

Đọc thêm: Nhân viên kinh doanh ô tô - Công việc tưởng dễ nhưng không phải ai cũng làm được

III. Học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ở đâu?

Nhiều trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc có chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô lấy điểm chuẩn không quá cao, thường chỉ từ 13, 14 điểm - 20, 21 điểm hệ đại học. Bạn có thể học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ở:

1. Các trường đại học khu vực phía Bắc

  • Đại học Bách khoa Hà Nội [ngành Kỹ thuật ô tô].
  • Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội.
  • Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học thái Nguyên.
  • Đại học Thành Đô.
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
  • Đại học Sao Đỏ.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
  • Đại học Lâm nghiệp.

2. Các trường đại học khu vực miền Trung

  • Đại học Vinh.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng.
  • Đại học Nha Trang.

3. Các trường đại học khu vực miền Nam

  • Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH.
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM.
  • Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM.
  • Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
  • Đại học Lạc Hồng.

4. Các trường cao đẳng đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

  • Trường Cao Đẳng Bách Khoa Việt Nam.
  • Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội.
  • Trường Cao đẳng GTVT Trung ương III.
  • Trường Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM.

Những trường đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô chất lượng

IV. Thu nhập của ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Một trong những yếu tố khiến ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô hấp dẫn dẫn hơn với người trẻ là có thu nhập khá tốt, nhiều cơ hội việc làm nên dễ xin việc. Thậm chí, với các vai trò chỉ cần trình độ trung cấp, cao đẳng thì bạn cũng sẽ môi trường làm việc ổn định và mức lương khá cao - từ 6 - 7 triệu khi mới bắt đầu. Theo khảo sát thì lương của một số vai trò mà sau khi ra trường bạn có thể đảm nhiệm là:

  • Kỹ sư ô tô: Khởi điểm từ khoảng 9 triệu/tháng và tăng dần lên, trung bình là 12 triệu/tháng, người có kinh nghiệm 3 hoặc 4 năm trở lên có thể kiếm được 20 - 30 triệu/tháng.
  • Nhân viên sửa chữa, kỹ thuật viên ô tô:Lương từ 5 - 7 triệu tùy trình độ và kỹ năng, người có kinh nghiệm sẽ nhận 10 - 12 triệu/tháng.
  • Nhân viên bảo dưỡng ô tô: Lương trung bình từ 8 - 12 triệu/tháng.

Nhu cầu nhân lực chất lượng tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai, nhất là khi các doanh nghiệp trong nước đầu tư nhiều hơn cho thiết kế, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ô tô nội địa. Kéo theo đó, những công việc liên quan tới sửa chữa, bảo dưỡng cũng sẽ được chú trọng và trở nên phổ biến.
Nhìn chung, học ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô, bạn không chỉ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp mà còn có lương cao, triển vọng tiến xa hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm lĩnh vực này thì có thể tham khảo tin đăng tuyển của những thương hiệu nổi tiếng về kinh doanh ô tô như Honda hay Vinfast. Là công ty lớn với dịch vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda tuyển dụng rất nhiều việc làm hấp dẫn, đa dạng trình độ, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động. Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết để lựa chọn cho mình công việc phù hợp với khả năng.

Nắm được những vị trí việc làm ngành công nghệ kỹ thuật ô tô sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt khi ứng tuyển. Tùy thuộc vào khả năng, kinh nghiệm chuyên môn mà bạn ứng tuyển vào vị trí phù hợp với mình. Bên cạnh đó, Joboko cũng chia sẻ tới bạn top các việc làm ngành công nghệ thông tin có mức lương hấp dẫn, được giới trẻ "săn đón" hiện nay, hãy tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích nhé.

Công nghệ kỹ thuật ô tô gồm những gì?

Học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô - máy động lực, hệ thống truyền động - truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô.

Công nghệ kỹ thuật ô tô cần học những môn gì?

Các môn học thuộc bộ môn kỹ thuật ô tô.
Lý thuyết động cơ đốt trong..
Lý thuyết ô tô.
Kiểm định và chẩn đoán ô tô.
Công nghệ tạo hình ô tô.
Kết cấu động cơ đốt trong..
Tính toán thiết kế ô tô.
Kết cấu ô tô.
Quản lý vận tải..

Học ngành kỹ thuật ô tô để làm gì?

Các sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như sau: - Giám sát tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp ô tô, bảo dưỡng phụ tùng, phụ kiện. - Kỹ sư vận hành tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, sửa chữa,… - Nhân viên kiểm định tại trạm đăng kiểm ô tô.

Thiết kế ô tô học ngành gì?

Thiết kế ôtô là một công việc yêu cầu sự sáng tạo và cạnh tranh cao, là một phần của Ngành thiết kế phương tiện [bao gồm thiết kế xe đạp, xe máy, du thuyền, máy bay...] và cũng chỉ là một phần nhỏ của Ngành Tạo dáng công nghiệp.

Chủ Đề