Công nghệ vật liệu ra làm gì

Ngành Kỹ thuật Vật liệu là một ngành học còn khá mới mẻ và tại nước ta chưa có nhiều trường đào tạo ngành học này. Tuy nhiên, ngành Kỹ thuật Vật liệu lại là một ngành mũi nhọn trong khoa học công nghệ của thế giới. Chính vì thế, nếu các bạn muốn dễ dàng xin được việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp thì không nên bỏ qua ngành học này.

Ngành Kỹ thuật Vật liệu là ngành chuyên nghiên cứu và triển khai những phương pháp chế tạo, xử lý vật liệu nhằm mục đích thu được vật liệu mới bền hơn, nhẹ hơn, có đặc tính ưu việt hơn, hấp dẫn và tiện dụng hơn trước đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.

Mục tiêu của ngành Kỹ thuật vật liệu là đào tạo ra đội ngũ kỹ sư có năng lực về: Lựa chọn, sử dụng hợp lý và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng tăng tính hiệu quả cho công trình, thiết kế, quản lý, vận hành các dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông, xi măng, thủy tinh, gốm sứ XD và có khả năng nghiên cứu phát triển vật liệu mới, công nghệ sản xuất và thi công vật liệu mới.

Sinh viên ngành Kỹ thuật vật liệu sẽ được trang bị đầy đủ những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc như:  Kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý điều hành và kỹ năng về nghiên cứu, đánh giá các vật liệu chuyên ngành. Những kỹ năng này sẽ giúp sinh viên ra trường thích nghi nhanh với môi trường làm việc thực tế.

HỌC NGÀNH KỸ THUẬT VẬT LIỆU RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Là một ngành mũi nhọn đang được chú trọng phát triển nên sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật vật liệu sẽ rất dễ tìm được công việc phù hợp với khả năng chuyên môn của mình. Cụ thể là các bạn có thể lựa chọn 1 trong số những công việc sau đây:

  • Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh, tư vấn, cung cấp vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất máy móc cơ khí hoặc dân dụng.
  • Làm việc trong các cơ quan, Viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ và cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như Hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
  • Kỹ sư chế tạo thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp tại các công ty sản xuất thiết bị sản xuất năng lượng mặt trời, năng lượng gió, các công ty sản xuất pin, ắc quy.
  • Kỹ sư vận hành tại các công ty luyện kim, đúc, cán-kéo, nhiệt luyện kim loại, các công ty sản xuất xi măng, bê tông, gốm sứ…
  • Cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng.
  • Cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như: bê tông, xi măng, gốm xây dựng, thủy tinh xây dựng.
  • Quản lý giám sát, kiểm soát chất lượng vật liệu và thi công các dự án xây dựng trong các Công ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.
  • Giảng viên tại các trường đại học, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và Viện nghiên cứu có liên quan đến vật liệu.
  • Kỹ sư thiết kế, nghiên cứu, vận hành trong các công ty, tập đoàn công nghiệp trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, vật liệu điện – điện tử…

MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH KỸ THUẬT VẬT LIỆU

Hiện chưa có thống kê cụ thể mức lương ngành Kỹ thuật vật liệu.

MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN

Mã ngành Kỹ thuật Vật liệu: 7520309

– Ngành Kỹ thuật Vật liệu xét tuyển những khối sau:

  • A00 [Toán, Vật lý, Hóa học]
  • A01 [Toán, Vật lý, Tiếng Anh]
  • B00 [Toán, Hóa học, Sinh học]
  • D07 [Toán, Hóa học, Tiếng Anh]
  • D09 [Toán, Lịch sử, Tiếng Anh]
  • D90 [Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh]
Học ngành Kỹ thuật vật liệu có dễ xin việc hay không?

CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH KỸ THUẬT VẬT LIỆU

Danh sách các trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Kỹ thuật vật liệu mà các bạn có thể lựa chọn là: 

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Bách khoa Hà Nội

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Vật liệu trung bình từ 14 – 20 điểm, tùy vào phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia 2020 hoặc xét học bạ THPT.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT VẬT LIỆU

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Vật liệu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cơ sở khoa học để sinh viên hiểu biết nền tảng chung các nhóm vật liệu chính như: Kim loại, vật liệu Silicat, vật liệu Polyme, vật liệu Năng lượng và các vật liệu tiên tiến như vật liệu Bán dẫn, vật liệu Siêu dẫn, vật liệu Y sinh. Từ đó có thể nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu.

Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Vật liệu chi tiết

NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH KỸ THUẬT VẬT LIỆU

Để học tập và làm việc có liên quan tới ngành Kỹ thuật Vật liệu, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Kỹ năng thiết kế, thực hiện và vận hành các hệ thống trong doanh nghiệp và xã hội;
  • Kỹ năng hình thành ý tưởng;
  • Có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ;
  • Có khả năng ngoại ngữ, tin học;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm;
  • Có nền tảng kiến thức về toán, lý, hóa vững chắc.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Kỹ thuật Vật liệu và có cơ sở lựa chọn ngành học phù hợp mở ra một tương lai tươi sáng hơn.

Kỹ thuật vật liệu học những gì?

Ngành Kỹ thuật vật liệu là một ngành nghiên cứu cấu trúc, tính chất, thiết kế, chế tạo và sử dụng tất cả các loại vật liệu như kim loại, gốm, bán dẫn, polymer, y sinh, điện tử… Khoa họcKỹ thuật vật liệu liên quan đến năng lượng, môi trường, sức khỏe, và nhìn chung là liên quan đến mọi hoạt động của con người.

Công nghệ năng lượng ra làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành CNKTNL có thể làm việc cho các công việc tư vấn, thiết kế, điều khiển, giám sát, quản lý, giảng dạy, nghiên cứu v.v, trong hầu hết các tổ chức có liên quan tới giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn, sản xuất, lưu trữ, truyền tải và sử dụng năng lượng điện như: kỹ thuật viên trình độ đại học tại các ...

Kỹ thuật vật liệu khối gì?

Kỹ thuật Vật liệu.
- Tên ngành: Kỹ thuật vật liệu..
- Mã ngành tuyển sinh: 7520309..
+ Xét tuyển bằng điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT [Phương thức 2]..
+ Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT [Phương thức 3]..
- Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa [A00], Toán, Lý, Tiếng Anh [A01],Toán, Hóa, Sinh [B00], Toán, Hóa, Tiếng Anh [D07].

Công nghệ vật liệu bao gồm những gì?

Nghề Công nghệ vật liệu.
Một số ngành nghề chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu:.
- Cơ học biến dạng và Cán kim loại..
- Vật liệu và Công nghệ đúc..
- Luyện kim màu và Luyện kim bột..
- Vật liệu và Nhiệt luyện..
- Luyện kim đen..
- Vật liệu Polyme..
- Vật liệu màng mỏng..

Chủ Đề