Công thức tính chi phí sản xuất k= c + v + m

1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất.

a. Khái niệm chi phí sản xuất

- Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. 

- Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.    

Phân biệt giữa chi phí và chi tiêu:
- Chi tiêu là sự giảm đi thuần túy các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó dùng vào mục đích gì. 

- Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí và chi tiêu có sự khác nhau về số lượng và thời điểm phát sinh, có những khoản chi tiêu ở kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí [chi mua, nguyên vật liệu chưa sử dụng] và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu [chi phí trích trước]

b. Phân loại chi phí sản xuất:      

- Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại, có tính chất, công dụng kinh tế và yêu cầu quản lý khác nhau; trong công tác quản lý và trong công tác tập hợp chi phí sản xuất, phải tập hợp từng chi phí riêng biệt, vì vậy cần phân loại theo các tiêu thức khác nhau. 

- Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng chi phí:  + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trực tiếp để chế tạo sản phẩm.  + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương, các khoản trích trên lương, phụ cấp mang tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan tới hoạt động quản lý phục vụ sản xuất trong phạm vị phân xưởng, tổ, đội như: . Chi phí nhân viên phân xưởng, . Chi phí nguyên vật liệu,  . Chi phí công cụ, dụng cụ,

 . Chi phí khấu hao thiết bị sản xuất, nhà xưởng,

. Chi phí dịch vụ mua ngoài,

. Chi phí bằng tiền khác.
 - Phân loại chi phí theo nội dung của chi phí:
 + Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích trên lương tính vào chi phí sản xuất trong kỳ phục vụ cho quá trình sản xuất.
 + Chi phí khấu hao tài sản cố định: là giá trị hao mòn tài sản cố định được sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.

+ Chi phí bằng tiền khác.

* Tác dụng:  + Làm cơ sở để lập bẳng thuyết minh báo cáo tài chính.  + Làm căn cứ để lập dự toán chi phí và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí. - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất:

 + Chi phí bất biến [chi phí cố định]: là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.

+ Chi phí khả biến [chi phí biến đổi]: là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị.

 - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với lợi nhuận:

+ Chi phí thời kỳ: là chi phí phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Chi phí sản phẩm: là các khoản chi phí khi phát sinh tạo thành giá trị của vật tư, tài sản hoặc thành phẩm và nó được coi là một loại tài sản lưu động của doanh nghiệp và chỉ trở thành phí tổn khi sản phẩm được tiêu thụ.  - Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí:

 + Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí phát sinh được tập hợp trực tiếp cho một đối tượng tập hợp chi phí.

+ Chi phí gián tiếp: là loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, do đó người ta phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.

c. Giá thành sản phẩm: - Khái niệm: 
 + Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành.

+ Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân loại giá thành sản phẩm:    + Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do phòng kế toán lập.  

 Giá thành kế hoạch      =      Tổng chi phí sản xuất kế hoạch / Tổng sản lượng kế hoạch       

Giá thành kế hoạch là mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải đạt được và nó là căn cứ giúp cho việc tổ chức công tác phân tích tình hình thực hiện công tác giá thành.  + Giá thành định mức: là giá thành được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.    Dựa và định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm người ta có thể dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch giá thành.     Tác dụng của giá thành định mức là căn cứ để thực hiện tiết kiệm trong sử dụng vật tư, tiền vốn của doanh nghiêp.

 + Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm do kế toán tính toán dựa trên chi phí sản xuất thực tế và sản lượng thực tế được xác định.    Căn cứ để tính giá thành thực tế là chi phí sản xuất thực tế phát sinh và khối lượng thực tế hoàn thành.     

Tác dụng:          + Làm căn cứ để xác định kết quả thực tế.          + Là một trong những căn cứ để phân tích tình hình thực tế kế hoạch. 

 - Giống nhau: đều là biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động hóa trong quá trình sản xuất.

- Khác nhau:

 + Về thời gian: chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ, còn giá thành sản phẩm gắn với thời hạn hoàn thành sản phẩm. 

+ Có nhiều chi phí phát sinh trong kỳ nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành do đó chưa có giá thành

+ Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí kỳ này.

+ Mối quan hệ chi phí và giá thành sản phẩm: Chi phí là cơ sở để tính giá thành.
    Giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để có được khối lượng hoàn thành.  

Tổng giá thành

=

Chi phí dở dang

+

Chi phí sản xuất phát sinh

-

Chi phí dở dang sản phẩm  đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

 

 2. Ý nghĩa kế toán giá thành sản phẩm.


 - Kế toán giá thành xác định đầy đủ, chính xác các loại chi phí, từ đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán. - Kế toán giá thành góp phần quản lý một cách chặt chẽ, nhằm tiết kiệm được vật tư, nhân công, góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
 - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu của công tác quản lý. 

- Tổ chức hạch toán các loại tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. 

- Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản xuất trong kỳ một các đầy đủ và chính xác.

 


 

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

[Last Updated On: 02/04/2022]

Như chúng ta đã biết, muốn tạo ra giá trị hàng hoá, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ [lao động vật hoá], tức là giá trị của tư liệu sản xuất [c]; lao động hiện tại [lao động sống] tức là lao động tạo ra giá trị mới [v + m].

Đứng trên quan điểm xã hội mà xét, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí tạo ra giá trị hàng hoá. Ký hiệu giá trị hàng hoá: W = c + v + m.

Song, đối với nhà tư bản, họ không phải chi phí lao động để sản xuất hàng hoá, cho nên họ không quan tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ quan tâm đến việc ứng tư bản để mua tư liệu sản xuất [c] và mua sức lao động [v]. Do đó, nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản, chứ không tính đến hao phí hết bao nhiêu lao động xã hội. C. Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu bằng k [k = c + v].

Vậy chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hoá.

Khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì công thức giá trị hàng hoá [W = c + v + m] sẽ chuyển thành W = k + m.

Như vậy, giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự khác nhau cả về mặt lượng lẫn mặt chất.

Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế hay giá trị hàng hoá:

[c + v] < [c + v + m]

Vì tư bản sản xuất được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động cho nên chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước.

Ví dụ: Một nhà tư bản sản xuất đầu tư tư bản với số tư bản cố định [c1] là 1200 đơn vị tiền tệ; số tư bản lưu động [c2 và v] là 480 đơn vị tiền tệ [trong đó giá trị của nguyên, nhiên, vật liệu [c2] là 300 và tiền công [v] là 180]. Nếu tư bản cố định hao mòn hết trong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn 120 đơn vị tiền tệ, thì:

Chi phí sản xuất là: 120 + 480 = 600 đơn vị tiền tệ. Tư bản ứng trước là: 1200 + 480 đơn vị tiền tệ.

Nhưng khi nghiên cứu, C.Mác thường giả định tư bản cố định hao mòn hết trong một năm, nên tổng tư bản ứng trước và chi phí tư bản luôn bằng nhau và cùng ký hiệu là k [k = c + v].

Về mặt chất: chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hoá, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa [k] chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hoá.

C.Mác viết: phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hoá, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị.

Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa [k] che đậy thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giá trị hàng hoá: W = k + m, trong đó k = c + v. Nhìn vào công thức trên thì sự phân biệt giữa c và v đã biến mất, người ta thấy dường như k sinh ra m. Chính ở đây chi phí lao động bị che lấp bởi chi phí tư bản [k], lao động là thực thể, là nguồn gốc của giá trị thì bị biến mất, và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư.

Liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề