Công thức tính hiệu quả công việc

Các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc sẽ mang đến cho nhà quản lý nhận định chính xác về công việc và năng lực thực tế của mỗi nhân viên.

Đánh giá hiệu quả công việc là hoạt động thúc đẩy nhân viên nỗ lực trong công việc. Đồng thời cũng là cơ sở để nhà quản lý đưa ra các chế độ phù hợp với nhân viên. Tuy nhiên, để có được những đánh giá chính xác nhất, doanh nghiệp cần có phương pháp phù hợp nhất. Nếu bạn chưa chọn được phương pháp đánh giá hiệu quả công việc phù hợp qua bài viết dưới đây của Acabiz nhé.

Tại sao cần đánh giá hiệu quả công việc?

Đánh giá hiệu quả công việc là quá trình xem xét hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên những tiêu chuẩn đã đặt ra trước đó. Nhằm công nhận, khuyến khích nhân viên bằng cách tạo điều kiện, khen thưởng hoặc huấn luyện.

Công thức tính hiệu quả công việc

Các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc

Các hoạt động đánh giá hiệu quả công việc giúp nhà quản lý nắm được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên. Họ cũng có thể xác định xem đâu là người cầ được cải thiện, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cá nhân để có phương án khắc phục.

Bản đánh giá chính xác cũng là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra mức lương, thưởng đãi ngộ tương xứng với sự cố gắng và mức độ hoàn thành cũng như thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc tốt hơn.

Các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc phổ biến

·         Chỉ số đo lường hiệu suất

KPI là những chỉ số, giá trị có thể đo lường được thể hiện mức độ hiệu quả trong hoạt động của một công ty. Các doanh nghiệp sử dụng KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để đánh giá tiến độ và khả năng hoàn thành kế hoạch làm việc và các mục tiêu chiến lược của mình.

Doanh nghiệp có thể xây dựng KPI cho từng nhân viên ở các bộ phận, phòng ban khác nhau để đảm bảo nhân viên có thể cố gắng để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

>> Phương pháp đánh giá nhân viên phổ biến

·         Phương pháp thẻ điểm cân bằng

Phương pháp thẻ điểm cân bằng là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn chiến lược. Nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hiệu quả hoạt động so với mục tiêu đề ra.

Công thức tính hiệu quả công việc

Đánh giá hiệu quả công việc

Phương pháp này thiết lập hệ thống đo lường thành quả hoạt động trong doanh nghiệp trên các khía cạnh: tài chính, khách hàng, hoạt động kinh doanh nội bộ, đào tạo và phát triển.

·         Phương pháp đánh giá xếp hạng danh mục

Đây là một phương pháp đánh giá hiệu quả công việc khá phổ biến, trong đó mức độ thực hiện công việc được đánh giá bằng một danh sách được chuẩn bị trước, liệt kê các hành vi thể hiện sự hiệu quả hoặc không trong công việc.

·         Đánh giá theo thang đồ thị

Đây là hình thức người quản lý chỉ cần kiểm tra mức độ hiệu quả của nhân viên theo các cấp độ như: rất kém, kém, bình thường, tốt, rất tốt. Đây là phương pháp đã xuất hiện từ rất lâu và được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá thực hiện công việc.

·         Phương pháp xếp hạng hiệu suất

Xếp hạng theo hiệu suất là phương pháp đánh giá hiệu quả công việc từ tốt nhất đến kém nhất. Nhà quản lý sẽ so sánh sự thể hiện của các nhân viên với nhau dựa trên một số tiêu chí nhất định thay vì so sánh từng người với một phép đo tiêu chuẩn.

Công thức tính hiệu quả công việc

Đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên

·         Quản lý, đánh giá theo mục tiêu

Đây là một phương pháp trong đó nhà quản lý, người giám sát đặt mục tiêu cho nhân viên, định kỳ đánh giá hiệu suất và khen thưởng theo kết quả. Phương pháp này chú ý tập trung vào những gì phải hoàn thành thay vì cách thức và phương pháp thực hiện.

Bên cạnh những phương pháp đơn lẻ, nhiều doanh nghiệp cũng lựa chọn cách sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá với nhau để có được kết quả chính xác nhất. Bên cạnh việc đánh giá công việc, doanh nghiệp còn kết hợp với đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo để nhận định về sự nỗ lực của nhân viên.

>> Các yếu tố quản lý hiệu suất dựa trên năng lực

>> Phương pháp đào tạo nhân viên trong công việc hàng ngày
 

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam dùng KPI để đo lường hiệu suất công việc. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng biết cách tính KPI đúng.

Muốn có kết quả đo lường chuẩn xác, mọi KPI được thiết lập đều cần đảm bảo:

Tính mục đích:

  • Giúp nhân viên hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ, cũng như đóng góp của mình đối với tập thể. Từ đó, chủ động phân chia thời gian và nguồn lực để làm việc hiệu quả.
  • Giúp đánh giá chính xác hiệu suất làm việc của nhân viên qua từng giai đoạn. Từ đó, không ngừng cải tiến để nâng cao năng suất.

Tính nguyên tắc:

Nội dung của từng bộ KPI có thể thay đổi linh hoạt tùy theo mục tiêu công việc của mỗi cá nhân, phòng ban, tổ chức tại từng giai đoạn. Trái lại, các nguyên tắc tính KPI cần phải được thống nhất và thực hiện đồng bộ, triệt để.

Cụ thể, cách tính KPI được coi là đúng khi tuân theo 2 nguyên tắc quan trọng nhất sau đây.

1. Nguyên tắc phân chia KPI theo trọng số.

Một nhân viên có thể đảm nhiệm cùng lúc 5-7 đầu công việc. Song, không phải tất cả những phần việc này đều quan trọng và có đóng góp ngang nhau cho tổ chức.

Nhìn chung, mọi công việc đều có thể phân chia về 3 nhóm chính như sau:

  • Nhóm A: tốn nhiều thời gian để thực hiện, ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu chung.
  • Nhóm B: tốn ít thời gian để thực hiện, ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu chung HOẶC/VÀ tốn nhiều thời gian để thực hiện, ảnh hưởng ít đến mục tiêu chung.
  • Nhóm C: tốn ít thời gian, ảnh hưởng ít.

Công thức tính hiệu quả công việc

Như vậy, trọng số của mỗi nhóm công việc sẽ được tính bằng đơn vị %, và dựa trên mức độ quan trọng/đóng góp của chúng.

Ví dụ, nhân viên X có 5 KPI, trong đó 2 KPI thuộc nhóm A, 2 KPI thuộc nhóm B, và 1 KPI thuộc nhóm C. Như vậy, cách tính KPI dựa trên trọng số có thể như sau:

KPI

Nhóm KPI

Trọng số KPI

(1)

A

30%

(2)

A

30%

(3)

B

15%

(4)

B

15%

(5)

C

10%

2. Nguyên tắc tính điểm của KPI theo hiệu suất và giai đoạn.

Đo lường hiệu suất sao cho không cảm tính, không ước lượng bừa bãi, nhưng cũng không sa đà vào chi tiết vụn vặt – là một câu hỏi khó.

Công thức tính hiệu quả công việc

Cloudjet giới thiệu một số cách tính điểm KPI (phổ biến) theo các căn cứ:

  • Cách tính KPI theo hiệu suất thành phần , với công thức:

Hiệu suất KPI thành phần = (Kết quả thực tế / Mục tiêu) * Trọng số

Ví dụ, nhân viên X có KPI (1) thuộc nhóm A, có trọng số 30%. Mục tiêu đặt ra cho KPI (1) là 100, kết quả đạt được thực tế là 90.

Như vậy, hiệu suất KPI (1) của nhân viên X sẽ được tính như sau:

(90 / 100) * 30 = 27 (đơn vị:%)

  • Cách tính KPI theo hiệu suất tổng, với công thức:

Hiệu suất KPI tổng = Hiệu suất KPI thành phần (1) + Hiệu suất KPI thành phần (2) + …

Ví dụ: nhân viên X có tổng cộng 3 KPI, trong đó: KPI (1) đạt 27%, KPI (2) đạt 36%, KPI (3) đạt 25%.

Như vậy, hiệu suất làm việc của nhân viên X sẽ là:

27 + 36 + 25 = 88 (đơn vị: %)

  • Cách tính KPI theo giai đoạn thời gian : điểm KPI của mỗi quý được tính dựa trên điểm KPI của các tháng trong quý đó.

Công thức tính hiệu quả công việc

Lưu ý:

Cách tính KPI dựa theo 2 nguyên tắc nói trên có thể coi là phương pháp phổ biến và tương đối chuẩn mực. Tuy nhiên, vẫn có những thách thức đặt ra, đòi hỏi doanh nghiệp cần linh hoạt cũng như có kinh nghiệm trong quá trình áp dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ví dụ, khi tính KPI theo trọng số, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ dữ liệu để xác định tầm quan trọng của từng KPI ngay từ đầu.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ cần thời gian để điều chỉnh dần trọng số sau một vài kì đánh giá KPI cho phù hợp hơn.

Cloudjet KPI hiện là giải pháp chiến lược của Cloudjet Solutions giúp các doanh nghiệp xây dựng bộ KPI hoàn chỉnh cho cá nhân và phòng ban để từ đó đánh giá KPI chính xác, đồng thời cung cấp hệ thống đo lường giúp việc quản lý KPI đơn giản và hiệu quả.

CLOUDJET SOLUTIONS CORP.

Website: www.cloudjetkpi.com

ĐT: (028) 66 808 662 hoặc (028) 665 99 998

Email: [email protected]