Cụ rùa Hồ Gươm bao nhiêu ký?

Khoảng 16h30 ngày 19/1, các lực lượng quản lý hồ Gươm đã phát hiện cụ rùa hồ Gươm chết và nổi ở trong hồ gần khu vực đường Lê Thái Tổ.

Đây là một tin rất đáng buồn đối với nhiều người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung, bởi hình ảnh "cụ rùa" và Hồ Gươm từ lâu nay vẫn gắn bó với những hoài niệm về một Hà Nội giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội.

PGS.TS Hà Đình Đức trong một lần tiếp cận, chăm sóc cụ rùa Hồ Gươm [Ảnh Hà Đình Đức]

PGS.TS Hà Đình Đức, người nhiều năm nghiên cứu về rùa Hồ Gươm cho biết, cá thể rùa duy nhất tại Hồ Gươm là loài đặc biệt quý hiếm, trên thế giới chỉ có 4 cá thể, trong đó 1 ở Hồ Gươm, 1 ở Đồng Mô [thị xã Sơn Tây, Hà Nội] và 2 cá thể ở thượng Hải [Trung Quốc].

Được biết, lần nổi lên gần đây nhất của cụ rùa Hồ Gươm là vào trưa ngày 21/12/2015. Khi đó, "cụ" rùa nổi lên ở gần khu vực đối diện đường Lê Thái Tổ [Hoàn Kiếm - Hà Nội]. Ở lần đó, cụ rùa nổi trong hơn hai tiếng từ 10h sáng đến hơn 12h. Ở lần nổi lên cuối cùng ngày, "cụ" xuất hiện với mai bóng nhẫy, trơn mượt.

Năm 2011 cụ rùa được đưa lên bờ để chữa trị các vết lở loét trên thân trong hơn ba tháng. Khi đó cụ có chiều dài toàn thân là 185 cm, chiều rộng mai 100 cm, chiều dài đuôi là 35 cm, nặng 169 kg.

Trước đó, báo giới trong nước đã từng đưa thông tin về tuổi của cụ rùa. Tuy nhiên, các thông tin chưa nhất quán. Trong đó, có thông tin nói rằng cụ rùa đã 700 tuổi song cũng lại có thông tin cho rằng cụ rùa chỉ mới hơn 100 tuổi.

Trong bài viết có tựa đề "“Giáo sư rùa” Hà Đình Đức" đăng trên tờ Người Lao Động có viết: "Theo nghiên cứu của PGS Hà Đình Đức, cụ rùa Hồ Gươm ước đã 700 tuổi, nặng chừng hai tạ".

Thế nhưng, tháng 4/2011, hội đồng chữa trị cho cụ rùa Hồ Gươm đã tiến hành phân tích ADN cho cụ rùa và khẳng định, rùa Hồ Gươm là rùa cái, tuổi thọ có thể hơn 100 năm.

TS Bùi Quang Tề [trưởng nhóm chẩn đoán và chữa trị rùa Hồ Gươm] thông tin trên tờ Tuổi Trẻ sau khi tiến hành phân tích ADN cho cụ Rùa như sau:

"Qua lấy mẫu phân tích, có thể khẳng định rùa Hồ Gươm là một loài mới khác hoàn toàn với loài rùa Thượng Hải, đồng thời cũng không cùng loài với rùa Đồng Mô".

Các nhà khoa học của Viện Công nghệ Sinh học khẳng định trên tờ Tiền Phong: "Cụ rùa hiện sống tại Hồ Hoàn Kiếm là cùng loài với rùa thu thập tại Quảng Phú [Thanh Hóa], Suối Hai, Hương Ký [Hà Nội], đây là loại rùa lớn mai mềm nước ngọt đặc hữu của Việt Nam.

Liên quan đến việc xử lý thi thể cụ rùa sau khi qua đời, TTXVN đưa tin, ngay khi nhận được nguồn tin của Ban quản lý Hồ Gươm thông báo cụ Rùa hồ Gươm đã chết nổi trên mặt nước, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm cử cán bộ ra tận hiện trường để làm các thủ tục liên quan.

UBND thành phố cũng quyết định chuyển xác cụ Rùa về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.

Cũng theo UBND thành phố Hà Nội, cụ rùa chết là do quy luật tự nhiên "sinh​-lão​-bệnh-tử", đặc biệt là dịp này thời tiết xấu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cụ rùa ra đi.

Theo Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm, sau khi phát hiện rùa đã chết, các nhân viên của Ban quản lý cùng với một số người dân đưa “cụ” vào bờ, vệ sinh và chờ làm các thủ tục để bảo quản và có thể xem xét nghiên cứu, ướp xác.

Tiêu bản cụ rùa được xử lý kỹ thuật ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trước khi đem về trưng bày

"Ngay từ ngày cụ rùa chết [đầu năm 2016] đã được đưa về Bảo tàng Thiên nhiên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để xử lý kỹ thuật, nghiên cứu và bảo quản lâu dài. Ngày mai 16-3, Viện Hàn lâm sẽ làm công tác bàn giao cho UBND TP trưng bày tại đền Ngọc Sơn"- ông Động nói.

Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, tiêu bản cụ rùa được đặt trưng bày trong lồng kính ở vị trí trang trọng bên gian trái của đền thờ Ngọc Sơn cùng với cá thể rùa chết năm 2010. Cụ rùa mới được trưng bày màu sắc tự nhiên như thời còn đang sống.

Màu sắc tiêu bản cụ rùa tự nhiên như lúc còn sống

Trước đó, trả lời báo chí, TS Nguyễn Quang Tề - nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, Trưởng nhóm cứu chữa cá thể rùa hồ Gươm năm 2011 - cho rằng chưa xác định được chính xác tuổi của cụ rùa nhưng ước tính đã sống đến vài trăm năm, thuộc nhóm thọ nhất thế giới. Cụ rùa hồ Gươm chết năm 2016 dài 2,08 m, ngang 1,08 m, nặng 169 kg.

Cá thể rùa đã chết năm 2010 và hiện được trưng bày ở đền Ngọc Sơn dài 1,2 m, nặng 52 kg và là rùa mai mềm.

Khoảng 18h ngày 19/1, nhận tin từ Ban quản lý hồ Gươm, PGS Hà Đình Đức, người gắn bó với rùa hồ Gươm hơn 20 năm qua, đến ngay hiện trường. Ông cho biết, xác rùa nổi sát bờ phía đường Lê Thái Tổ, gần tòa nhà báo Hà Nội mớisau đó nhà chức trách mới đưa lên đền Ngọc Sơn để bàn bạc phương án làm tiêu bản. 

"Chắc rùa mới chết cách đó vài tiếng và nổi lên nên không có mùi hôi thối như mọi người nói. Mai rùa vẫn bình thường, không có dấu lở loét", ông Đức nói và thông tin lần rùa nổi gần đây nhất là ngày 21/12/2015 với tình trạng sức khỏe tốt.

"Nặng tình với rùa từ năm 1991, tôi cảm thấy khá sốc, dù đã xác định trước sau gì cũng có chuyện này. Cụ không thể tránh khỏi quy luật sinh lão bệnh tử", ông Đức nói và cho rằng rùa mất đi không chỉ tạo hụt hẫng cho người Hà Nội mà tất cả những người quan tâm đến hồ Gươm.

Phó giáo sư Hà Đình Đức gắn bó hơn 20 năm với rùa hồ Gươm.

Ông Đức đề nghị nên để xác rùa làm tiêu bản và sau này trưng bày ở Trung tâm văn hóa hồ Gươm. Cuộc làm việc sau đó của UBND Hà Nội cũng đã thống nhất đưa rùa về Bảo tàng Thiên nhiên.

Cũng cho rằng rùa chết do tuổi cao, TS Bùi Quang Tề, người từng tham gia chữa bệnh cho rùa nói: "Ước tính của tôi, cá thể này có thể trên dưới 200 tuổi, trong khi rùa sống lâu nhất thế giới là 180 tuổi", ông Tề nói. 

Ngoài lý do già yếu, một chuyên gia từng làm việc ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho rằng "có thể nguồn nước hồ ô nhiễm và lượng thức ăn trong hồ không được đảm bảo nên rùa mới chết".

Rùa hồ Gươm chết chiều 19/1. Cá thể có chiều dài toàn thân là 185 cm, chiều rộng mai 100 cm, chiều dài đuôi là 35 cm, nặng 169 kg này luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng bởi gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho thần kim quy, sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm phương Bắc. Năm 2011 rùa được đưa lên bờ để chữa trị các vết lở loét trong hơn ba tháng, sau đó được trả về hồ, nơi người ta đã thả nhiều cá để làm thức ăn.

Tên khoa học của rùa vẫn đang gây tranh cãi trong giới khoa học. Trong khi nhiều tổ chức quốc tế cho rằng rùa hồ Gươm có tên là Rafetus swinhoei, cùng loài với rùa Đồng Mô và hai con ở Trung Quốc, một số nhà khoa học trong nước lại nói đó là loài hoàn toàn mới Rafetus leloii, rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ.

Đề xuất đưa rùa Đồng Mô thay thế

Cho rằng hồ Hoàn Kiếm không thể thiếu rùa, một số nhà khoa học đề xuất nên đưa rùa ở Đồng Mô về thay thế. "Rùa Đồng Mô và Hoàn Kiếm cùng loài với nhau nên việc này là hoàn toàn hợp lý", chuyên gia động vật Vũ Ngọc Thành nói. 

Chuyên gia khác đề xuất nên thực hiện công cuộc tìm kiếm "hậu duệ" của rùa Hoàn Kiếm, vì hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về tên loài của rùa ở Đồng Mô và Hoàn Kiếm.

Chủ Đề