Đặc điểm của các kiểu văn bản đã học

1. Văn bản

Trong đời sống, khi muốn biểu hiện một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của bản thân cho người khác biết chúng ta cần phải giao tiếp.

Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người để trao đổi tư tưởng tình cảm, kinh nghiệm… bằng phương tiện ngôn ngữ.

Để người khác hiểu điều mình định nói, người nói phải thể hiện bằng một văn bản có chủ đề thông nhất, có sự liên kết mạch lạc, phải xác định rõ ràng mục đích giao tiếp. Mỗi loại văn bản được vận dụng một phương thức biểu đạt phù hợp nhằm thực hiện mục đích giao tiếp.

Văn bản được thể hiện dưới các hình thức khác nhau: các câu ca dao, lời phát biểu trong cuộc họp, một bức thư gửi cho người thân, một cuốn tiểu thuyết, đơn xin nghỉ học…

2. Các kiểu văn bản

Có sáu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt tương ứng:

a) Văn bản tự sự: Trình bày diễn biến sự việc, có nhân vật và có cốt truyện.

b) Văn bản miêu tả: Tái hiện trạng thái sự vật và con người bằng cảm nhận của bản thân mình.

c) Văn bản biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, thái độ, cảm xúc của mình về sự vật, con người nào đó.

d) Văn bản nghị luận: Bàn luận, nêu ý kiến đánh giá của mình về một vấn đề mang tính xã hội.

e) Văn bản thuyết minh: Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp của một sự việc, một công trình nghiên cứu khoa học…

f) Văn bản hành chính công vụ: Trình bày một ý muốn, một quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn trách nhiệm giữa người với người trong xã hội.

II. BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN

Bất cứ một văn bản nào khi tạo lập cũng cần được trình bày theo một bố cục nhất định.

Bố cục: Là sự bố trí, xếp đặt các phần, các đoạn thành một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.

Bố cục của văn bản thường có ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mỗi phần văn bản lại có nhiệm vụ, chức năng riêng biệt.

Khi tạo lập văn bản cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần, nếu không sẽ gây lộn xộn, khó diễn tả mục đích giao tiếp, gây khó hiểu cho người tiếp nhận.

Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thông nhất chặt chẽ với nhau, có sự phân biệt rạch ròi. Việc xếp đặt các phần, các đoạn trong văn bản phải giúp cho người tạo lập văn bản chuyền tải được mục đích giao tiếp đã đặt ra.

Ví dụ: Em muốn viết một lá đơn xỉn nghỉ học vì bị ốm thì những nội dung trong đơn cần phải sắp xếp theo một trật tự nhất định: Đơn gửi ai, lí do xin nghỉ học, lời hứa sẽ chép bài và làm bài đầy đủ, lời cảm ơn, tên người viết đơn…

III. LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN

Liên kết nghĩa là gắn liền với nhau. Đây là tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.

Liên kết văn bản là nghệ thuật nói và viết tạo nên sự chặt chẽ, liền mạch, tính thông nhất, trọn vẹn và hoàn chỉnh của văn bản. Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho các câu, đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau cả về nội dung ý nghĩa (liên kết các ý, các tình tiết diễn biến cốt truyện, nhân vật, tâm trạng nhân vật, không gian, thời gian…) và hình thức nghệ thuật (liên kết từ ngữ, câu, đoạn trong văn bản).

Tác dụng của liên kết văn bản: Liên kết tạo nên sự chặt chẽ, liền mạch từ đầu đến cuối văn bản, tạo nên tính thông nhất, hoàn chỉnh, trọn vẹn của văn bản. Nếu không biết liên kết thì văn bản sẽ trở nên rời rạc, xộc xệch.

Ví dụ:

Trong các bài thơ tứ tuyệt Đường luật, sự liên kết văn bản đã được đúc kết thành thi pháp chặt chẽ. Các phần khai, thừa, chuyển, hợp, sự phối hợp bằng trắc, niêm, vần, đối,… được quy định thành luật thơ nghiêm ngặt. Giữa cảnh và tình, giữa ý từng câu đều có sự liên kết chặt chẽ

“Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Hương âm vô cải mắn mao tồi

Nhi đồng tương kiến bất tương thức

Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai”

(Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương)

Thể thơ: Thât ngôn tứ tuyệt Đường luật. Hiệp vần “hồi – tồi – lai”

Về niêm: bằng trắc chặt chẽ, hài hòa

Về ý: Câu 1: Nói về một đời xa quê. Câu 2: Đầu tóc bạc phơ, tuổi già nhưng tâm hồn vẫn gắn bó thiết tha với quê hương (giọng quê không đổi). Câu 3, 4: Người đồng hương mà trở thành khách lạ từ đâu đến thăm làng.

Chủ đề: Tình yêu thắm thiết, thuỷ chung đôi với quê hương. “Hồi hương ngẫu thư” là một văn bản nghệ thuật, cả về hình thức, và nội dung đều có tính liên kết đặc sắc.

IV. MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN

1. Mạch lạc là gì?

Mạch lạc là sự nhất quán, thống nhất, chặt chẽ, liên tục một nội dung tư tưởng được thể hiện trong suốt quá trình triển khai văn bản. Bất cứ văn bản nào cũng đòi hỏi cần có sự mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ giữa các ý.

Nếu liên kết biểu hiện ở hình thức thì mạch lạc biểu hiện ở nội dung bên trong, là sự thông nhất ở chỉnh thể văn bản.

Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản:

– Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.

– Các phần, các câu trong văn bản cần đảm bảo các mối quan hệ thời gian, không gian, nhân quả, tương phản…

Bất cứ văn bản nào cũng cần các yếu tố này, nếu dùng sai quan hệ thì mạch lạc trong văn bản bị phá vỡ.

Ví dụ: Văn bản Cổng trường mở ra (Lí Lan – Ngữ văn 7, tập 1) kể về nhiều truyện khác nhau: Mẹ không ngủ được đêm trước ngày khai trường của con; tâm trạng của con trước ngày khai trường; những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên của mẹ… Các phần trong vàn bản cùng hướng đến thế hiện đề tài, chủ đề xuyên suốt toàn văn bản: Tấm lòng yêu thương, tình cảm thiết tha sâu nặng của người mẹ đối với con, đồng thời nói lên vai trò to lớn của nhà trường đối với tuổi thơ, với cuộc sông mỗi con người.

2.Tính chất của mạch lạc trong văn bản

– Trôi chảy thành dòng, thành mạch

– Tuần tự đi qua các phần, các đoạn trong văn bản

– Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.

Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các phần, các đoạn, các câu, các ý theo trình tự hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).

Ví dụ:

Văn bản Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi – Ngữ văn 7, tập 1) chủ đề xuyên suốt tác phẩm là bài ca tuyệt đẹp của “Những tấm lòng cao cả”, hình ảnh thân thương của người mẹ hiền, giáo dục chúng ta bài học hiếu thảo của đạo làm con. Từ chủ đề đó, tác giả đã triển khai văn bản thành các phần: Mở đầu văn bản là lời của bố nêu lí do bố viết thư trách con vô lễ với mẹ, sau đó là lời dạy bảo chân tình, kết thúc thư là lời căn dặn con cần phải có thái độ đúng đắn với mẹ, xuyên suốt toàn bộ bức thư là quan hệ mẹ và con.

Các phần trong cả hai văn bản đều thề hiện chủ đề, sự thống nhất chặt chẽ, liên tục. Việc triến khai các câu đều có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo sự liên tục, thông suốt và hấp dẫn cho người đọc, người nghe.

V. QUÁ TRÌNH TẠO LẬP MỘT VĂN BẢN

1. Để xây dựng một văn bản, bạn cẩn phải lần lượt tạo lập những bước sau:

– Định hướng chính xác. Trong bước này cần trả lời chính xác các câu hỏi:

+ Đối tượng giao tiếp: văn bản nói (viết) cho ai?

+ Nội dung giao tiếp: nói (viết) về cái gì?

+ Cách thức giao tiếp: nói (viết) như thế nào?

– Tìm ý và sắp xếp ý thành bố cục: Sau khi định hướng, cần phải tìm ý phục vụ cho bài nói (viết). Nhưng đó mới chỉ là những ý tồn tại biệt lập, không thống nhất. Vì vậy, khi đã có ý, người nói (viết) cần phải sắp xếp các ý đó thành bố cục rành mạch, hợp lí theo đúng định hướng trên.

– Diễn đạt các ý trong bố cục thành câu, đoạn, văn bản:

Nếu bố cục chỉ là bộ khung, là những nét phác thảo thì đến bước này bộ khung và những nét phác thảo đó sẽ được làm đầy, được chi tiết hoá, cụ thể hoá bằng câu chữ hoàn chỉnh.

Từ ngữ, câu văn viết và nói ra cần đảm bảo tính chính xác, trong sáng và có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc.

–  Kiểm tra lại văn bản đã tạo ra: Đây là bước điều chỉnh những sai sót mắc phải trong quá trình tạo lập văn bản. Bước này giúp cho việc nói viết văn bản được hoàn thiện hơn, đảm bảo đạt được mục đích đặt ra trong bước định hưởng.

Ví dụ: Tạo lập một văn bản viết thư.

a. Để tạo lập một văn bản viết thư, cần xác định bốn yếu tố:

* Viết cho ai?

* Viết để làm gì?

* Viết về cái gì?

* Viết như thế nào?

b. Sau khi xác định được 4 yếu tố, cần sắp xếp ý (dàn bài): ý nào trình bày trước, ý nào trình bày sau… sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

c. Diễn đạt các ý đã sắp xếp thành câu, đoạn văn viết thành văn. Việc viết thành văn cần đạt được nhiều yêu cầu sau đây:

* Đúng chính tả

* Đúng ngữ pháp

* Dùng từ chính xác

* Sát với bố cục

* Có tính liên kết

* Có mạch lạc

* Lời văn trong sáng

Ngoài ra, đối với văn tự sự thì lời kể chuyện phải hấp dẫn.

d. Để kiểm tra chất lượng một văn bản, cần dựa trên các tiêu chuẩn đã nêu trong mục b và mục c.

2. Tạo lập văn bản dựa trên một dàn bài

a) Dàn, bài chưa phải là một văn bản hoàn chỉnh. Đó là những ý cụ thể, chi tiết, nhưng không nhất thiết phải là những câu văn trọn vẹn, đúng ngữ pháp, có liên kết chặt chẽ.

b) Muốn phân biệt được mục lớn và mục nhỏ, cần thống nhất hệ thống kí hiệu.

Ví dụ: I, II, III… là các ý lớn, sau đó đến 1, 2, 3… là các ý nhỏ hơn, rồi đến a, b, c… và các gạch đầu dòng, các dấu cộng là các ý nhỏ hơn.

Hệ thống kí hiệu này sẽ giúp cho việc kiểm soát xem các mục đã đầy đủ chưa, đã được sắp,xếp rành mạch và hợp lí chưa. Từ dàn bài với các ý phác thảo, nếu thấy chưa đầy đủ, người lập dàn ý có thể bố sung thêm cho hợp lí phù hợp với trật tự logic của đề bài.

VI. MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN KHÁC

1. Văn bản đề nghị

Trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập, văn bản đề (kiến) nghị được viết khi một cá nhân hay tập thể xuất hiện những nhu cầu, quyền lợi chính đáng để gửi lên tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền nhằm nêu ý kiến của mình.

Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn theo một số mục đã được quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý một một số mục nhất định.

2. Văn bản báo cáo

Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hìntí sự việc và các kết quả đạt được của cá nhân hay của tập thể.

Bản báo cáo trình bày trang trọng, rõ ràng, theo một số mục đã được quy định sẵn. Nội dung nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục chính đã quy định của bản báo cáo.

>> Xem thêm Tìm hiểu chung về văn thuyết minh – Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý và làm văn THCS tại đây