Đặc điểm của dịch vụ quá cảnh hàng hóa

Mục lục bài viết

  • 1. Qúa cảnh hàng hóa là gì ?
  • 2. Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tài Việt Nam
  • 2.1 Về thời gian quá cảnh:
  • 2.2 Về trình tự thủ tục:
  • 2.3 Về các hành vi bị cấm trong quá trình quá cảnh:
  • 2.4Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa
  • 3.Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa
  • 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ quá cảnh
  • 4.1.Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh
  • 4.2.Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quá cảnh
  • 5. Cho phép quá cảnh hàng hóa
  • 6. Mẫu đơn đề nghị cấp giất phép quá cảnh hàng hóa

1. Qúa cảnh hàng hóa là gì ?

Theo Luật Thương mại năm 2005 thì "Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh."

Quá cảnh hàng hóa hiểu đơn giản đó là việc vận chuyển hàng hóa thuộc quyền sở hữu của những tổ chức hay cá nhân của nước ngoài trên thế giới qua lãnh thổ Việt Nam. Vấn đề này bao gồm cả việc trung chuyển, lưu kho, chuyển tải, thay đổi phương thức vận tải, chia tách lô hàng và kể cả những công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.

Hàng quá cảnh tức là những loại hàng hóa, đồ đạc được vận chuyển từ nước này hay nước khác qua lãnh thổ Việt Nam trong thời gian cho phép quy định. Và đó kể cả các hoạt động khác như: phân tách đơn hàng, lưu kho, truyền tải và gồm có những hoạt động khác trong thời gian quá cảnh.

2. Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tài Việt Nam

Các loại hàng hóa quá cảnh tại Việt Nam cần phải lưu ý những điểm sau:

2.1 Về thời gian quá cảnh:

Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.

Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.

2.2 Về trình tự thủ tục:

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng lao động ngắn ngọn, mới nhất năm 2022 và Những lưu ý khi ký hợp đồng lao động ?

– Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.

– Hàng hóa quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền được lưu kho trong khu vực cửa khẩu.

– Hàng hóa quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền thì phải xin phép Bộ thương mại.

– Hàng hóa quá cảnh phải được vận chuyển theo tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh mà pháp luật Việt Nam quy định. Nếu có sự thay đổi, phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2.3 Về các hành vi bị cấm trong quá trình quá cảnh:

– Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh;

– Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh.

2.4Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa

- Căn cứ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh.

- Hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo những tuyến đường trên lãnh thổ Việt Nam qtheo quy định trên.

>> Xem thêm: Lưu ý những quy định mới khi xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ năm 2022

- Trong thời gian quá cảnh hàng hóa, việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép.

3.Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa

- Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu.

- Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luậtvề thương mại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luậtViệt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải.

- Quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.

- Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ nội địaphải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luậtcó liên quan.

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ quá cảnh

Hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

4.1.Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh

>> Xem thêm: Tài sản trước và trong thời kỳ hôn nhân được xử lý như thế nào ? Những vấn đề cần lưu ý để bảo vệ tài sản khi ly hôn ?

- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây:

+ Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;

+ Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

+ Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây:

+ Đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;

+ Cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tin cần thiết về hàng hóa;

+ Cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;

+ Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh.

4.2.Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quá cảnh

>> Xem thêm: Năm 2022, Cần lưu ý những gì về chế độ thai sản ?

- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây:

+ Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;

+ Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hàng hóa;

+ Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;

+ Được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác.

-Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây:

+ Tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;

+ Làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

+ Chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

+ Thực hiện các công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

>> Xem thêm: Chính sách bảo hành là gì? Những lưu ý dành cho người tiêu dùng trong quá trình bảo hành?

+ Nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Có trách nhiệm hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xử lý những vấn đề có liên quan đến hàng hóa quá cảnh.

5. Cho phép quá cảnh hàng hóa

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

- Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép quá cảnh đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Giấy phép quá cảnh hàng hóa

+ Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT.

+ Cơ quan cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa: Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

+ Đối với hàng hóa quá cảnh của các nước có chung đường biên giới, có ký kết Hiệp định quá cảnh hàng hóa với Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó và hướng dẫn của Bộ Công Thương.

- Hàng hóa không thuộc thuộc trường hợp được cấp phép quá cảnh bởi Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Công Thươngcấp phép quá cảnh được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng theo quy định của pháp luậtvề hải quan.

6. Mẫu đơn đề nghị cấp giất phép quá cảnh hàng hóa

Phụ lục IX

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
[Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương]

>> Xem thêm: Những lưu ý về định giá tài sản trong tố tụng hình sự

TÊN CHỦ HÀNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ...

... , ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa

Kính gửi: Bộ Công Thương [Cục Xuất nhập khẩu]

I. Tên chủ hàng: ...

- Địa chỉ: … Số điện thoại: … Số fax: ...

Đề nghị Bộ Công Thương cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa theo các nội dung sau đây:

1. Hàng hóa quá cảnh:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Trị giá

Bao bì và ký mã hiệu

Ghi chú

1

2

2. Cửa khẩu nhập hàng: ...

3. Cửa khẩu xuất hàng: ...

4. Tuyến đường vận chuyển: ...

>> Xem thêm: Một số lưu ý trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại?

5. Phương tiện vận chuyển: ...

6. Thời gian dự kiến quá cảnh: ...

II. Người chuyên chở: [Nếu chủ hàng tự vận chuyển thì ghi “tự vận chuyển”. Nếu ký hợp đồng vận chuyển với doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước thứ 3 thì ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại và số fax, e-mail của doanh nghiệp vận chuyển].

III. Địa chỉ nhận giấy phép [của chủ hàng]:

...

...

Người đại diện theo pháp luật của chủ hàng
[Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu]

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem thêm: Nội quy lao động là gì? Những lưu ý khi làm nội quy lao động?

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề