Đặc điểm nào sau đây không đúng với chính sách giá sàn

Mục lục bài viết

  • 1. Độc quyền là gì ?
  • 2. Nguyên nhân xuất hiện độc quyền ?
  • 3. Thực trạng độc quyền hiện nay
  • 4. Độc quyền trong Luật cạnh tranh
  • 4.1 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật kiểm soát độc quyền:
  • 4.2 Xây dựng cơ chế bảo đảm thi hành pháp luật cạnh tranh
  • 5. Độc quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
  • 6. Các giải pháp can thiệp của Chính phủ

1. Độc quyền là gì ?

Độc quyền là thuật ngữ trong kinh tế học chỉ về trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Trong tiếng Anh monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp monos (nghĩa là một) và polein (nghĩa là bán). Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù trên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội. Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền... Độc quyền là hiện tượng trên thị trường chỉ có một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp câu kết với nhau chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp sản phẩm nhất định nào đó, cho phép họ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường.

Độc quyền là hậu quả tất yếu của quá trình cạnh tranh không được định hướng và điều chỉnh: từ cạnh tranh lành mạnh chuyển sang cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới cạnh tranh mang tính độc quyền và cuối cùng xuất hiện độc quyền. Độc quyền làm tê liệt cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, tác động xấu đến công bằng xã hội, tạo sức ì đối với chính bản thân các doanh nghiệp độc quyền.

Cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền là những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát độc quyền: chính sách thuế, quản lí giá sản phẩm, điều chỉnh độc quyền, chống các-ten, tơ-rớt...

2. Nguyên nhân xuất hiện độc quyền ?

Độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là:

- Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh

Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi.

>> Xem thêm: Quy trình Chào hàng canh tranh rút gọn mới nhất năm 2022

Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả các doanh nghiệp khác đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự do đã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thương trường và doanh nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyền.

- Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường

Nhiều hãng trở thành độc quyền là nhờ được chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó, ví dụ các địa phương cho phép một công ty duy nhất cung cấp nưdc sạch trên địa bàn địa phương mình.

Ngoài ra, với những ngành được coi là chủ đạo của quốc gia, chính phủ thưởng tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước. Có lẽ không có ai phản đối rằng, quốc phòng hay công nghiệp sản xuất vũ khí nên do chính phủ nẵm giữ, vì nó liên quan đến an ninh đất nước.

Nhưng có nhiều ngành khác thì sự độc quyền của nhà nước lại không dễ thuyết phục đến như vậy. Ví dụ, ngành hàng không ở Việt Nam gần như độc quyền trong thị trường nội địa (nếu không kể đến sự có mặt rất mờ nhạt của Pacific Airlines), trong khi nhiều nước khác nó lại có sự góp mặt của nhiều hãng lớn cạnh tranh gay gắt với nhau.

- Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ

Chế độ bản quyền là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của những nhà phát minh, khuyến khích họ đầu tư công sức, thời gian và tiền của vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động và đời sống tinh thần cho xã hội.

Nhưng chính những qui định này đã tạo cho người có bản quyền một vị thế độc quyền lớn, tuy không phải vĩnh cửu (vị thế này còn tuỳ thuộc vào thời hạn giữ bản quyền được qui định ở từng nước).

- Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt

Việc nắm giữ được một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó cũng sẽ giúp người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường.

>> Xem thêm: Cạnh tranh lành mạnh là gì ? Khái niệm về cạnh tranh lành mạnh ?

Chẳng hạn, vì những mỏ kim cương lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi nên quốc gia này đã có một lợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương mà các quốc gia khác không thể có.

- Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất

Do tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng dần theo qui mô đã khiến việc có nhiều hàng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những hãng mới. Trường hợp này còn được gọi là độc quyền tự nhiên.

3. Thực trạng độc quyền hiện nay

Ở bất cứ quốc gia nào cũng thừa nhận sự tồn tại của rào cản thị trường do pháp luật tạo ra, bởi lẽ đây là một trong các điều kiện để đảm bảo lợi ích xã hội và lợi ích quốc gia. Tuy thế, cũng có những rào cản mà sự tồn tại của nó là bất hợp lý và cần phải được loại bỏ. Ở nước ta đã có những rào cản bất hợp lý như vậy tồn tại. Nhờ vào sức mạnh tài chính và kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp giảm giá tới mức làm cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường cũng như các doanh nghiệp khác là đối thủ đang kinh doanh trên thị trường không đủ sức cạnh tranh và phải rút lui khỏi thị trường đó. Kết quả là doanh nghiệp sẽ giành phần thắng trong cuộc đua về giá.

Độc quyền có hai loại là độc quyền thường và độc quyền tự nhiên.

Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm, không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi. Ở dạng thuần tuý nhất, độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người sản xuất và bán ra sản phẩm không có loại hàng hoá nào thay thế gần gũi. Mặc dù trên thực tế không có độc quyền thuần tuý, vì các hàng hoá nói chung đều ít nhiều có sản phẩm thay thế, nhưng những gì phân tích cho mô hình độc quyền này sẽ giúp làm sáng tỏ tính phi hiệu quả của nó và sự cần thiết của các biện pháp can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế không có loại độc quyền thường.

Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua một hãng duy nhất. Chẳng hạn, độc quyền trong ngành điện là một ví dụ cho hình thức độc quyền tự nhiên.

>> Xem thêm: Cho ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng ?

4. Độc quyền trong Luật cạnh tranh

Cạnh tranh là một yếu tố của kinh tế thị trường nhưng xu hướng phát triển của cạnh tranh thường dẫn tới độc quyền; và đến lượt mình, độc quyền sẽ làm triệt tiêu cạnh tranh. Muốn bảo đảm tự do cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh thì cần thiết phải xây dựng pháp luật kiểm soát độc quyền, trong đó cần chú trọng đặc biệt vấn đề đối tượng điều chỉnh và cơ chế bảo đảm thi hành.

Những năm vừa qua, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta đã làm phát sinh nhiều quan hệ kinh tế đa dạng, phức tạp, trong đó có quan hệ cạnh tranh. Việc thừa nhận quyền tự do kinh doanh theo quy định của Hiến pháp (Điều 57) và pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý khuyến khích tự do cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, xu hướng phát triển của cạnh tranh thường dẫn tới độc quyền. Xét về bản chất của cạnh tranh, nếu không có sự định hướng và điều chỉnh, sẽ phát triển theo quá trình sau: từ cạnh tranh lành mạnh sang cạnh tranh không lành mạnh, đi tới cạnh tranh mang tính độc quyền, cuối cùng là xuất hiện độc quyền làm triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường và gây ra những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế và đời sống xã hội như: hạn chế, kiểm soát mức sản xuất, mức đầu tư cải tiến kỹ thuật, nâng giá thu lợi nhuận độc quyền... Điều đó đòi hỏi khi xây dựng pháp luật về cạnh tranh ở nước ta cần phải xây dựng các quy định về kiểm soát độc quyền.

4.1 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật kiểm soát độc quyền:

Để hạn chế những hậu quả của độc quyền gây ra cho nền kinh tế và xã hội, Pháp luật về kiểm soát độc quyền phải nhằm chống lại các hành vi sau:

- Lạm dụng vị trí ưu thế (hay vị trí độc quyền) trên thị trường.

-Thông đồng, thoả thuận ngầm nhằm ngăn cản, hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

-Tập trung kinh tế làm hạn chế, ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường (liên kết, sáp nhập doanh nghiệp mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp... để chiếm vị trí độc quyền).

>> Xem thêm: Các hình thức tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh Việt Nam ?

4.2 Xây dựng cơ chế bảo đảm thi hành pháp luật cạnh tranh

Khác với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền không chỉ xâm hại tới lợi ích của doanh nghiệp khác trên thị trường, của người tiêu tạo ra hoặc củng cố vị trí ưu thế nhằm ngăn cản, hạn chế về lâu dài cạnh tranh trên thị trường. Để kiểm tra hậu quả đó, cơ quan

Độc quyền không chỉ xâm hại tới lợi ích của doanh nghiệp khác trên thị trường, của người tiêu dùng, mà hậu quả nghiêm trọng hơn của nó là xâm hại trực tiếp đến sự điều tiết cũng như sự hoạt động bình thường của thị trường; hạn chế, ngăn cản cạnh tranh, làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường liên quan, tăng sức cạnh tramh tiêu dùng, mà hậu quả nghiêm trọng hơn của nó là xâm hại trực tiếp đến sự điều tiết cũng như sự hoạt động bình thường của thị trừờng. Trong trường hợp mà hành vi tập trung kinh tế có khả năng gây ảnh hưởng đến cạnh tranh, thì cơ quan có thẩm quyền có quyền ra quyết định, có nêu rõ lí do, yêu cầu chấm dứt hành vi tập trung kinh tế đó hoặc yêu cầu sửa đổi dự án tranh trên thị trường quốc tế... Cơ quan có thẩm quyền cũng có thể đưa ra các điều kiện cho việc thực hiện dự án, yêu cầu sửa đổi dự án nhằm bảo đảm mức độ đóng góp của dự án cho việc thúc đẩy tiến bộ kinh tế để bù trừ những ảnh hưởng, tác động của dự án đến tình hình cạnh tranh trên thị trường. Trong trường hợp các doanh nghiệp liên quan đến hành vi tập trung kinh tế có hành vi lạm dụng vị trí ưu thế trên thị trường hoặc thoả thuận nhằm chống lại cạnh tranh thì sẽ bị xử lí theo quy trường; hạn chế, ngăn cản cạnh tranh, làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường. Vấn đề giải quyết hậu quả ở đây không chỉ là bồi thường thiệt hại mà quan trọng hơn là yêu cầu khôi phục lại tự do cạnh tranh, sự hoạt động bình thường của thị trường. Đây không chỉ là vấn đề mang tính pháp lý thuần tuý, mà nó còn chứa đựng cả yếu tố kinh tế, thị trường... Vấn đề xác định nội dung, bản chất và hậu quả của độc quyền gây ra cho cạnh tranh và nền kinh tế, mà cụ thể là của hành vi lạm dụng vị trí ưu thế và các thoả thuận chống lại cạnh tranh, đòi hỏi không chỉ có kiến thức pháp lý mà còn phải có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế, thị trường, nhất là phải tính đến yếu tố cạnh tranh trên thị trường. Đây thực sự là công việc nằm ngoài khả năng của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và Toà dụng ưu thế trên thị trường, thoả thuận chống lại cạnh tranh và hành vi tập trung kinh tế làm hạn chế, ngăn cản cạnh tranh, pháp luật về cạnh tranh cần quy định cho cơ quan này thẩm quyền xử lý các hành vi trên. Để bảo đảm cho nó hoạt động có hiệu quả và tránh chồng chéo với chức năng xét điều khoản của hợp đồng về các hành vi lạm dụng vị trí ưu thế, thoả thuận chống lại cạnh tranh đều bị vô hiệu do có nội dung trái pháp luật; người sản xuất kinh doanh có hành vi vi phạm buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự; buộc khôi phục lại tình án.

Thẩm quyền của Uỷ ban cạnh tranh cần được giới hạn trong việc xác định có hay không có hành vi lạm dụng vị trí ưu thế, thoả thuận chống lại cạnh tranh và hành vi tập trung kinh tế có nguy cơ dẫn đến độc quyền làm ảnh hưởng tới cạnh tranh trên thị trường, và xác định các trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

5. Độc quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì khái niệm độc quyền rất quan trọng và có ý nghĩa riêng biệt đối với mỗi cá nhân và tổ chức.

Ví dụ: Độc quyền thương hiệu (Logo, nhãn hiệu hàng hóa); Đăng ký độc quyền sáng chế/Giải pháp hữu ích; hay độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp...

>> Xem thêm: Cho ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta hiện nay ?

Như vậy, việc độc quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một giải pháp nhằm bảo vệ sự sáng tạo của tác giả đối với các sản phẩm trí tuệ của mình qua đó tạo sự cạnh tranh về quyền sở hữu và quyền thương mại đối với sản phẩm hoặc ý tưởng do mình sở hữu. Khác với các lĩnh vực khác thì yếu tố độc quyền trong lĩnh vực sở hữu mang tính riêng biệt (cần được khuyến khích) trừ một số trường hợp phải chuyển giao quyền bắt buộc.

6. Các giải pháp can thiệp của Chính phủ

- Ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền: Biện pháp chủ yếu để đấu tranh với các nguy cơ xuất hiện hành vi độc quyền trên thị trường là sử dụng các chính sách chống độc quyền.

Đó là điều luật nhằm ngăn cấm những hành vi nhất định (như cấm các hãng cấu kết để cùng nhau nâng giá), hoặc hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định.

Biện pháp này thường được sử dụng phổ biến ở các nước có thị trường phát triển, nhằm điều tiết những hãng lớn, chiếm một thị phần rất lớn.

- Sở hữu nhà nước đối với độc quyền cũng là một giải pháp thường được áp dụng với những ngành trọng điểm quốc gia như khí đốt, điện năng…

Trong nhiều trường hợp, vẫn còn sự tranh cãi lớn giữa các nhà kinh tế là chính phủ nên sở hữu hay chỉ cần có qui định điều tiết những ngành này là đủ.

- Kiểm soát giá cả đối với các hàng hoá và dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp là một giải pháp phổ biến khác. Mục đích của nó là buộc hãng độc quyền phải bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)

>> Xem thêm: Tác động của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát triển