Đặc điểm nhân cách của học sinh THPT


phân tích, tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập cũng như tham

gia vào các hoạt động của các em.

Nhìn chung thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cấn đối, khoẻ và

đẹp. Đa số các em có thể đạt được những khả năng phát triển về cơ thể như người

lớn. Và cũng do chính những đặc điểm về cơ thể này mà đa số thanh niên mới lớn

tự cho mình là đã lớn, trong hoạt động tham gia giao thông các em cũng muốn

được tự do để khẳng định mình, trong khi bản thân các em chưa có đủ khả năng,

kinh nghiệm và thói quen ứng xử giao thông.

1.3.3 Sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi học sinh THPT

Sự đặc trưng của trí tuệ ở lứa tuổi học sinh THPT là tính chủ định được

phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức.

Tri giác có mục đích của các em đã đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có

mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Ở lứa tuổi này, ghi nhớ có chủ định giữ

vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ lôgíc trừu

tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Tuy nhiên, một số em còn ghi nhớ

đại khái, chung chung, cũng có khi các em đánh giá thấp việc củng cố, luyện tập.

Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển, cùng với sự

ảnh hưởng của hoạt động học tập mà tư duy của thanh niên học sinh có thay đổi

quan trọng. Các em có khả năng tư duy lý luận, trừu tượng, độc lập sáng tạo,

đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Những đặc điểm đó tạo điều

kiện cho học sinh THPT thực hiện các thao tác tư duy phức tạp, phân tích khái

niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã

hội.

Tuy vậy, ở lứa tuổi này những đặc điểm về mặt trí tuệ đã được hình thành và

còn tiếp tục được hoàn thiện. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực

độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Việc giúp các

em phát triển khả năng nhận thức nói chung và nhận thức về vấn đề an toàn giao

thông nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng của cộng đồng xã hội. Trong đó đặc

biệt là nội dung và phương pháp giáo dục pháp luật an toàn giao thông, giáo dục

văn hoá ứng xử giao thông trong nhà trường và gia đình.

33



1.3.4 Sự phát triển của tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THPT

Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân

cách của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý

của lứa tuổi này.

Tiếp nối tuổi thiếu niên, ở tuổi thanh niên các em vẫn tiếp tục tri giác

những đặc điểm cơ thể của mình qua các hình dáng bên ngoài như: hay soi

gương, chú ý sửa tư thế tác phong, quấn áo... Hình ảnh về thân thể là một thành tố

quan trọng của sự tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THPT. Các em không chỉ nhận

thức về cái tôi của mình trong hiện tại như thiếu niên, mà còn nhận thức về vị trí của

mình trong xã hội, trong tương lai (tôi cần trở thành người như thế nào, cần làm gì

để tốt hơn).

Bên cạnh đó, địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới mẻ với thế

giới xung quanh buộc thanh niên mới lớn phải ý thức được những đặc điểm nhân

cách của mình. Các em hay ghi nhật ký, so sánh mình với nhân vật mà các em coi

là tấm gương trong cuộc sống...

Tuy nhiên tự đánh giá khách quan không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thanh

niên mới lớn thường dễ có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh giá. Hoặc là

các em đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực; hoặc là đánh

giá quá cao nhân cách mình - tỏ ra tự cao, coi thường người khác. Do đó trong

cuộc sống, trong quan hệ và ứng xử... người lớn cần phải giúp đỡ các em một

cách khéo léo để các em hình thành được một biểu tượng khách quan về nhân

cách của mình.

1.3.5 Sự hình thành thế giới quan ở lứa tuổi học sinh THPT

Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới

quan. Những cơ sở của thế giới quan của con người được hình thành từ rất sớm,

tuy nhiên chỉ đến giai đoạn này, khi nhân cách đã được phát triển tương đối cao,

thì các em mới xuất hiện những nhu cầu để đưa các chuẩn mực, nguyên tắc hành

vi đó vào một hệ thống hoàn chỉnh. Và khi đã có được hệ thống quan điểm riêng

thì các em không chỉ hiểu mà còn đánh giá, lựa chọn được thái độ của mình đối

với thế giới.

34



Tuy vậy, một bộ phận các em học sinh lứa tuổi này chưa được giáo dục đầy

đủ về thế giới quan. Thế giới quan của các em này còn chịu ảnh hưởng bởi tàn dư

tiêu cực của quá khứ (say mê những sản phẩm nghệ thuật không lành mạnh,

đánh giá quá cao cuộc sống hưởng thụ, thực tế). Hoặc một bộ phận khác lại chưa

chú ý đến vấn đề xây dựng thế giới quan, có lối sống thụ động, tự do, buông thả

nên đã dẫn đến những quan điểm lệch lạc trong nhìn nhận đánh giá, sai phạm

trong hành vi ứng xử của các em.

1.3.6 Đời sống tình cảm trong nhóm bạn của lứa tuổi học sinh THPT

Đời sống tình cảm của lứa tuổi học sinh THPT rất phong phú và nhiều vẻ,

đặc điểm đó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em. Ở tuổi thanh niên

mới lớn, tình bạn của các em trở nên sâu sắc hơn, các em có yêu cầu cao hơn đối

với tình bạn. Ở tuổi 15, 16 nam nữ thanh niên học sinh đều coi tình bạn là những

mối quan hệ quan trọng nhất của con người. Các em thường lý tưởng hoá tình

bạn, các em nghĩ về bạn thường giống với điều mình mong muốn ở bạn hơn là

thực tế. Sự quyến luyến mạnh mẽ về mặt cảm xúc khiến các em ít nhận thấy

những đặc điểm thực tế ở bạn.

Lứa tuổi này, sự khác biệt giữa các cá nhân trong tình bạn rất rõ. Quan

niệm của các em về tình bạn và mức độ thân tình trong tình bạn có sự khác nhau.

Lý do để kết bạn cũng rất phong phú: vì phẩm chất tốt ở bạn, vì tính tình tương

phản, vì cùng hứng thú sở thích, vì lối sống giống nhau. Chính vì vậy, đời sống

tình cảm và quan hệ bạn bè của các em ở lứa tuổi này có trở nên tốt đẹp hay

không trước hết phụ thuộc vào sự quan tâm, định hướng của người lớn, sự giáo

dục của gia đình và nhà trường.

1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tham gia giao thông của học

sinh THPT.

Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc chủ quan của con

người. Trong học thuyết lịch sử - văn hóa của mình, L.X.Vưgốtxki cho rằng quá

trình phát triển tâm lý người gắn liền với quá trình văn hoá - lịch sử. Quan điểm

này của ông đã và đang là mối quan tâm chính của các nhà tâm lý học phát triển

của thế kỷ XXI - chú ý nhiều đến quan hệ đa biến [18]. Vì thế, khi nghiên cứu về

35



thái độ tham gia giao thông của các em học sinh, chúng tôi cho rằng: thái độ tham

gia giao thông của các em học sinh THPT bị chi phối bởi nhiều biến số trong đó

có các yếu tố văn hoá - lịch sử nơi các em học tập và sinh sống.

Theo tác giả Lê Khanh, thái độ là thuộc tính tâm lý cốt lõi của nhân cách

con người; thái độ được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ xã hội mà chủ thể

tham gia vào bằng hoạt động và giao lưu của mình một cách có ý thức; thái độ là

yếu tố định hướng hành vi xã hội của con người [27].

Tác giả Taniguchi Shun Shunji, trường Đại học Sugiyama Jogakuen - Nhật

Bản, khi nghiên cứu về cơ chế tâm lý của tai nạn giao thông đã xác định rằng:

hành vi của con người được quy định bởi hai yếu tố đó là môi trường xung quanh

và yếu tố bên trong con người đó. Tai nạn xảy ra là kết quả tương tác giữa hai yếu

tố này [10,tr178].

Như vậy, thái độ tham gia giao thông của học sinh THPT được hình thành

và biểu hiện thông qua các mặt nhận thức, cảm xúc, hình vi như thế nào là do tác

động qua lại của các yếu tố thuộc về cá nhân và các nhân tố thuộc về môi trường.

Từ quan niệm trên, chúng tôi sẽ phân tích một số yếu tố cơ bản chi phối

đến thái độ tham gia giao thông của học sinh THPT.

1.4.1 Tính chất phức tạp của lứa tuổi

Như đã phân tích, lứa tuổi học sinh THPT còn gọi là lứa tuổi thanh niên

mới lớn, là giai đoạn bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người

lớn. Chính giới hạn này đã chỉ ra tính chất phức tạp và nhiều mặt trong đời sống

tâm lý của lứa tuổi. Không phải lúc nào nhịp điệu và sự phát triển tâm lý cũng

trùng hợp với các hạn trưởng thành về mặt xã hội [24, tr65 ].

Lứa tuổi học sinh THPT có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn

nhưng chưa phải là người lớn, các em còn phụ thuộc vào người lớn, người lớn

quyết định nội dung và xu hướng chính trong hoạt động của các em. Cả người lớn

và học sinh lứa tuổi THPT đều nhận thấy rằng các vai trò mà thanh niên mới lớn

thực hiện khác về chất so với vai trò của người lớn. Các em vẫn đến trường học tập

dưới sự lãnh đạo của người lớn, vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về cả vật chất và tinh

thần.

36