Đặc sản tuyên quang là gì

Những ai từng đi qua miền đất nổi tiếng này đều khó có thể quên được những món ăn ngon trở thành đặc sản Tuyên Quang như: Bánh nếp nhân trứng kiến, gỏi cá bỗng, rượu ngô, thịt lợn đen, lạp xưởng, mắm cá ruộng…

Đặc sản Tuyên Quang ngon không lối về

1.Cam sành Hàm Yên – đặc sản Tuyên Quang trứ danh

Cam sành Hàm Yên từ lâu đã trở thành thương hiệu đặc sản Tuyên Quang. Cam được trồng ở nơi có điều kiện thổ nhưỡng tuyệt vời – Hàm Yên.

Cam mọng nước, ngọt và có giá trị dinh dưỡng cao. Hương vị và những công dụng của loại trái cây này cũng khiến nhiều người cực kỳ yêu thích.

Địa chỉ đặc sản Tuyên Quang: Cam sành Hàm Yên

QL2, TT. Tân Uyên, Hàm Yên, Tuyên Quang

2.Đặc sản Tuyên Quang Bánh nếp nhân trứng kiến

Bánh nếp nhân trứng kiến – món ăn đặc sản của người dân tộc Tày. Đến với Tuyên Quang mà không nếm thử món ăn này thì thật đáng tiếc.

Cắn từng miếng bánh nhỏ, nhai thật chậm, cảm nhận mùi thơm đặc trưng của hành lá, vị béo ngậy của trứng kiến và độ mềm mịn của vỏ bánh.

Đây là một món ăn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Mặc dù vậy, với một số người cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng thì nên cân nhắc khi thưởng thức món ăn này.

Địa chỉ đặc sản Tuyên Quang: Chợ Thụt xã Phù Lưu [Hàm Yên]

3.Đặc sản Tuyên Quang Thịt lợn đen

Thịt lợn đen là một trong những món đặc sản Tuyên Quang được đông đảo du khách yêu thích.

XEM THÊM:  Top 3 Xe Limousine Hà Nội Hưng Yên giường nằm chất lượng cao

Nhờ được chăn thả tự nhiên nên thịt thơm ngon, săn chắc, bì giòn và khi nấu không ra nước nhiều.

Đa phần lợn đen ở Tuyên Quang được nuôi chủ yếu tại Na Hang. Sau khi sơ chế, thịt có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã mà hấp dẫn như nướng riềng mẻ, xào lăn, nướng ngũ vị hương…

Địa chỉ đặc sản Tuyên Quang: Chợ Tam Cờ

Nguyễn Trãi, P. Tân Quang, Tuyên Quang

4.Ngô nếp Soi Lâm

Ngô nếp Soi Lâm có lõi nhỏ và đặc, bẹ mỏng, bắp nhỏ, hạt tròn đều. Tương truyền,  đây từng là vật phẩm cống vua một thời.

Ngô Soi Lâm là giống ngô nếp ta, khi thưởng thức món ăn, thực khách không khỏi bị hấp dẫn bởi vị ngọt thanh và mềm dẻo của từng hạt ngô.

Địa chỉ đặc sản Tuyên Quang: Tổ 22, phường Hưng Thành [TP Tuyên Quang].

5.Gỏi cá bống sông Lô

Gỏi cá bống Tuyên Quang không giống như các loại gỏi cá thông thường hay chế biến cùng thính gạo.

Ở Tuyên Quang, người ta dùng chính xương cá cán mịn, rang vàng rồi trộn đều với lạc rang giã nhuyễn thay cho lớp thính.

Khi thưởng thức, ăn cùng những lát cá mỏng, rau sống và chút nước chấm sánh ngọt, rất hấp dẫn.

Để món ăn thêm thơm ngon ngọt vị thì nguyên liệu cá bống cần là cá được nuôi hơn 1 năm và có trọng lượng hơn 2kg.

Địa chỉ đặc sản Tuyên Quang: Đại Lý Hải Sản Lanh Phi

104, Phạm Văn Đồng, Xã An Tường, Thành Phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang, Hưng Thành, Tuyên Quang

6.Mắm cá ruộng Chiêm Hóa

Mắm cá ruộng Chiêm Hóa là một trong những món đặc sản Tuyên Quang mà bạn nhất định phải nếm thử.

Đây không những là món ăn truyền thống của người Tày mà còn là một vị thuốc độc đáo dùng để giải độc, rượu rất hữu dụng.

XEM THÊM:  4 Ngôi làng bích họa “hớp hồn” dân phượt ngay lần đầu gặp

Chế biến món ăn này cũng rất công phu: đầu tiên phải nuôi cá trong khoảng 3 tháng, sau đó lại ủ cá trong vòng 10 tháng mới cho ra được loại mắm thượng hạng như này.

Mắm ngon là loại nguyên con, có màu đỏ tía và dậy mùi thơm.

Địa chỉ: Nhà Hàng Biển Rừng

340, Phạm Văn Đồng, Hưng Thành, Tuyên Quang

7.Bánh gai Chiêm Hóa

Bánh gai Chiêm Hóa cũng là một đặc sản góp phần tạo nên nên nét đặc sắc cho ẩm thực Tuyên Quang.

Muốn có chiếc bánh thơm ngon thì khâu chọn nguyên liệu đầu rất quan trọng. Nguyên liệu là gạo nếp cái hoa vàng được xay mịn thành bột, lá gai tươi luộc kỹ, đem xay nhuyễn trộn đều cùng bột gạo và mật mía làm thành lớp vỏ đen đặc trưng.

Phần nhân bên trong gồm đỗ xanh, hạt bí, dừa tơi, hạt sen và mỡ lợn đều cần được tuyển chọn cẩn thận và chế biến kỳ công.

Địa chỉ: Chợ Trung Tâm Huyện Chiêm Hóa

Cầu Chiêm Hóa, TT. Vĩnh Lộc, Chiêm Hóa, Tuyên Quang

8.Măng khô

Nhắc đến đặc sản Tuyên Quang, sẽ là thiếu sót nếu không kể đến măng khô – một món quà mà núi rừng đã dành tặng cho mảnh đất này.

Măng khô có nhiều loại như măng nứa, măng mai, măng tre, măng trúc măng rối, măng lưỡi lợn…. có thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, độc đáo và đặc biệt hấp dẫn.

Chẳng hạn như măng xào, măng nhồi thịt, măng luộc chấm mẻ, canh măng…

Ngoài ra, măng còn được dùng để ngâm chua và xào cùng thịt trâu tạo nên hương vị đậm đà, đặc trưng của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Măng khô chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể, có thể hạ khí, thanh nhiệt, giải độc, thông lợi….

Địa chỉ: Đặc sản Na Hang

Tổ 17, Thị Trấn Na Hang, Na Hang, Tuyên Quang, Tuyên Quang

9.Rượu ngô Na Hang

Để có được những giọt rượu hương vị thơm ngon đặc biệt, đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn chế biến, thời gian và sự tỉ mỉ kiên nhẫn.

Rượu ngô Na Hang được sản xuất theo bí quyết của người dân Na Hang, là một loại rượu không gây hại cho sức khỏe con người, tạo cảm giác sum họp, ấm cúng, thân tình khi tất mọi người quây quần bên bàn rượu.

Rượu ở đây được nấu từ thứ ngô bản địa cùng với men lá truyền thống.

Rượu ngô khi uống vào có vị ngọt, thơm của ngô. Đặc biệt, nếu có uống quá chén thì hôm sau người uống cũng không bị mệt vì độ cồn của rượu không cao.

Địa chỉ: Đặc sản Na Hang

Tổ 17, Thị Trấn Na Hang, Na Hang, Tuyên Quang, Tuyên Quang

Hồng Xuân Vân được biết đến như thức quà đặc trưng của xứ Tuyên, ai ghé qua cũng nên mua về làm quà.

Hồng Xuân Vân không cần xử lý hóa chất, chỉ cần ngâm qua nước sạch trong 2 ngày 2 đêm là có thể ăn được.

Thịt quả màu đỏ vàng da cam đến vàng đậm, mịn và rất ít đốm đen, có hạt cát đường nên khi ăn có vị ngọt đậm, giòn và mùi thơm đặc trưng của giống.

Địa chỉ: Cửa Hàng Giao Dịch Xuân Vân

Xóm Chợ, Xã Xuân Vân, Huyện Yên Sơn, Trung Trực, Yên Sơn, Tuyên Quang

Trên đây là những món đặc sản Tuyên Quang vô cùng đặc sắc mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Đến xứ Tuyên, ngoài thưởng thức những món đặc sản thì cũng đừng quên đi thăm thú những cảnh đẹp hùng vĩ các bạn nhé.

Thực hiện: Thu Hà

Tổng hợp tất cả 18 đặc sản Tuyên Quang được VietFlavour tổng hợp sẽ mang tới cho bạn đọc một cái nhìn chi tiết về các đặc sản của Tuyên Quang.

Tuyên Quang nằm ở khu vực trung tâm của Tây Bắc. Nơi đây không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho bao phong cảnh hữu tình mà còn là cái nôi cách mạng của dân tộc. Bên cạnh đó sự đa dạng về dân tộc đa giúp Tuyên Quang có thêm nhiều sắc màu văn hóa.

Không phải tự nhiên mà nhắc tới Hàm Yên người ta lại nhớ đến cam sành. Thứ cam ẩn bên trong lớp vỏ sần sùi từng mảng như miểng sành lại là từng tép vàng tươi mọng nước. Vậy nên cũng chẳng ai thắc mắc gì khi cam sành Hàm Yên nằm trong tip 10 loại quả ngon nhất Việt Nam.

Cam ở đây khác biệt vói nơi khác về hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng có lẽ nhờ nguồn thỗ nhưỡng và vị trí trồng. Những cây cam Hàm Yên trồng ở vùng núi cao, tắm mát bằng nước đầu nguồn và tung tẩy trong nắng gió tự nhiên.

Cam sành Hàm Yên đã được chứng nhận thương hiệu về độ ngon và sạch. Thế nên có dịp ghé Tuyên Quang đừng ngại mua vài quả cam về làm quà nhé.

Hai món tưởng chừng rất trái khoái không hợp nhau ấy vậy mà lại trở thành đặc sản của cả vùng: bánh nếp nhân trứng kiến. Muốn ăn bánh này thì chỉ có đến Tuyên Quang vào dịp mùa xuân. Vì đây là mùa kiến đen sinh sản nhiều nên trứng cũng ngon nhất.

Nhũng cái trứng màu trắng sữa được xào khéo léo và nêm nếm cho vừa ăn. Gạo nếp nương dùng làm vỏ bánh bao bọc phần nhân trứng kiến đã được xào. Người Tày thường dùng lá vả không quá già để gói bánh.

Ngày nay kiến đen bớt dần nên phần nhân có thể trộn thêm thịt lợn, vừng, đậu phộng… nhưng cái mùi vị ngọt bùi nguyên thủy của bánh cũng không hề mất đi. Bánh nếp nhân trứng kiến ăn ngon nhất khi bánh còn nóng.

Lợn đen Nà Hang – Tuyên Quang vốn là giống nuôi theo kiểu chăn thả nên thịt rất ngọt và săn chắc. Lại có lượng mỡ và nạc cân bằng nên rất được ưa chuộng. Lợn đen nặng cân lắm cũng chỉ ở tầm 45 – 55 kg mà thôi.

Loài lợn có vẻ ngoài đen nhẻm này lại còn nổi tiếng thơm ngon khi nấu ít nước và bì giòn. Tùy sở thích mà chế biến thịt thành nhiều món khác nhau như xào lăn, nướng mẻ riềng, nướng ngũ vị hay nổi tiếng nhất là thịt chua.

Thịt lợn đen đa phần được nuôi tại bản cùng các thức ăn từ tự nhiên. Nên du khách thêm ưa chuộng và chọn lựa đặc sản này còn vì độ sạch của chúng.

Ngô [bắp] là thứ quà bánh quen thuộc với tuổi thơ của rất nhiều người. Tuy hình dáng giống nhau nhưng ngô được trồng ở nhiều nơi lại có hương vị khác nhau. Ngô nếp ở Soi Lâm là một ví dụ. Thứ hạt bóng mẩy, đều tăm tắp này từng được tiến vua ngon đến nỗi ai cũng muốn ăn một lần.

Ngô nếp Soi Lâm ngon vì độ thuần giống không lai tạp. Nhũng cây ngô trổ cờ thắng tắp và được trồng ở vùng sông nước biệt lập nên luôn thuần một giống. Ở đây người ta trồng ngô dường như quanh nhờ dòng nước mát từ con sông Lô chở nặng phù sa.

Người ta khen ngô nếp vùng này bắp nhỏ, lõi đặc ngọt nước, hạt luộc lên trong bóng ngời…. Vị ngô nếp Soi Lâm ngọt, bùi, thanh mát. Có thể thưởng thức ngô với nhiều món ăn khác nhau: ngô luộc, ngô nướng, xôi ngô, chè ngô…

Sông Lô hiền hòa tắm mát người Tuyên Quang và cũng là nơi có nguồn hải sản dồi dào. Ai đến sông Lô đều đôi lần nghe đến loài cá bỗng sông Lô cũng hương vị đặc biệt của nó.

Gỏi cá bỗng sông Lô được ưa chuộng vì là sự kết hợp của chua, cay, mặn, ngọt cùng cách chế biến độc đáo. Thịt cá được sơ chế ngâm trong quả tai chua. Thính ăn kèm làm từ xương cá rang vàng giã nhuyễn. Nước chấm gỏi cá bỗng sông Lô không thể thiếu hạt xẻn hạt dổi.

Gắp miếng cá trắng phau lăn qua thính cảm thấy như cả hương vị núi rừng nằm gọn trong đó. Trách sao mà khi đi xa người ta lại không nhớ món gỏi cá bỗng có một không hai này được.

Ở Chiêm Hóa hầu như nhà người nào cũng có sẵn hũ mắm cá ruộng. Thứ mắm cá tưởng chừng như đơn giản nhưng chỉ có ở vùng Chiêm Hóa mới làm ra được hương vị đặc trưng này.

Mắm cá ruộng muốn ngon phải lựa những con chép ruộng béo tròn. Qua các công đoạn chế biến cầu kỳ thì việc ủ cá là quan trọng nhất. Cá được trộn đều với xôi nếp lên men, lá men đỏ, giềng, lá trầu không, muối, nước. Thông thường mắm cá ruộng Chiêm Hóa phải ủ trong 10 tháng mới có thể đem ra sử dụng.

Mắm cá thành phẩm có màu đỏ tía, nếp không vỡ và cá còn nguyên con. Món mắm đặc biệt này chấm rau hay ăn kèm cơm lam thì tuyệt vời không gì bằng.

Bánh gai Chiêm Hóa thường được làm vào dịp tháng 7 âm lịch để cúng tổ tiên. Đây cũng loại bánh có truyền thống lâu đời của người Tày ở Tuyên Quang.

Bánh gai thường được gói bằng lá chuối khô nên khi chín và nấu vẫn giữ nguyên màu vàng bàng bạc. Để bánh có màu đen đặc trưng người Tày xay nhuyễn lá gai trộn cùng nếp cái hoa vàng hoặc nếp dẻo thơm. Đằng sau lớp bánh đen bóng lấm tấm mè trắng là đậu xanh thơm bùi, mỡ đường nguậy và sợi dừa ngọt béo.

Bánh lá gai Chiêm Hóa còn là chỗ để phụ nữ Tày thể hiện sự khéo léo. Bánh càng tròn càng đen thì  người gói càng đảm đang, tinh tế trong từng chi tiết.

Măng là món ăn quen thuộc với rất nhiều người. Ở bất cứ vùng quê nào người ta cũng có thể mời nhau vài đũa măng ngọt lịm. Thế nhưng măng khô Tuyên Quang lại là một hương vị rất khác mà ai cũng muốn nếm thử.

Măng khô ở đây được làm sạch, luộc và phơi khô nhờ nắng gió. Măng được chọn thường là măng nứa, măng non trong những rừng tre hoang. Hầu hết đều là củ măng non được phơi khô nên bạn sẽ không phải bỏ phí phần nào.

Măng khô Tuyên Quang ngon nhất trong các loại măng vì ngọt, thơm, không hắc đắng. Nổi tiếng nhất có lẽ là măng lưỡi lợn dày, chắc, đặc và mềm. Măng Tuyên Quang đem kho cá, nấu giò heo, luộc… đều khiến người ta ngơ ngẩn không quên.

Đến Na Hang ngoài món thịt lợn đen mà người ta còn dốc cạn chén nghĩa chén tình trong bầu rượu ngô nức tiếng.

Rượu ngô Na Hang được nấu từ ngô nếp nương nấu bung ba cạnh ủ cùng men. Phải chờ bắp nguội nếu không rượu sẽ bị chua. Ủ trong 2 ngày 2 đêm là có đã dậy mùi thơm. Rồi lại tiếp phần này trong chum, vại 15 -20 là đã có thể nấu rượu.

Người Tuyên Quang mách rượu ngô muốn ngon phải lựa chọn củi nấu và kiêng dè rất nhiều thứ. Rượu ngô Na Hang là sự tự hào của cả vùng miền cao này. Đó không chỉ là sự mê say trong lao động mà còn là sự nhọc nhằn họ gửi gắm trong từng giọt rượu.

Bánh khảo Tuyên Quang được làm vào dịp tết Nguyên Đán. Những chiếc bánh khảo gói vuông vắn trong giấy bóng sặc sỡ đặt trang trọng trên bàn thờ ông bà. Bánh khảo còn là thứ quà bánh mà trẻ con vô cùng ưa thích.

Vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp đường phèn. Nhân bánh thường có hai loại nhân thịt mỡ và nhân đậu phộng. Sau khi đặt nhân ở giữa vỏ bánh được ép thật chặt thành hình khối.

Bánh khảo khi ăn có vị ngọt nhẹ, bột bánh khô nhưng tan nhanh trong miệng. Ẩn sau đó là lớp nhân béo bùi tất cả hòa quyện lại tạo thành một món ăn đặc sắc về mùi vị.

Cơm lam là món cơm độc quyền của đồng bào Tây Bắc. Chỉ từ ống nứa non và gạo nếp nương mà người Tuyên Quang đã sáng tạo ra món ăn mê say lòng biết bao người này. Từ “lam” trong tiếng Thái nghĩa là nướng trên lửa than.

Người ta chọn gạo nếp nương và nước suối cho vào ống nứa non. Việc nướng cơm phải xê dịch từ xa đến gần để cơm chín vừa không bị khê hay nhão. Khi chín từng ống nứa sẽ được cắt ra những khúc vừa ăn.

Cơm lam khi chín kết dính lại thành khối như ống nứa. Mùi cơm phảng phất vị nứa nghe ngọt tận tâm can. Cơm lam Tuyên Quang ăn kèm cá sấy hay cá nướng và chén muối thì tuyệt không gì bằng.

Thịt gác bếp hay thịt khô thực ra chỉ là hình thức bảo quản thịt để dùng dần của người Thái. Dần dần món ăn này phổ biến và trở thành đặc sản như ngày nay.

Người Thái thường chọn phần thịt ngon nhất thái miếng bằng cổ tay, tẩm ướp rồi cho vào giàn sấy. Thịt gác bếp sẽ mất đi một phần vị núi rừng nếu không có hạt mắc khén. Thịt có thể được làm khô theo nhiều cách như hơ lửa và dùng khói, phơi nắng. Nếu dùng ngay có thể làm khô vừa phải sao cho bên trong còn hơi ươn ươt là ngon nhất. Còn muốn để lâu hơn thì để thời gian làm khô lâu hơn vậy thôi.

Thịt gác bếp thường làm từ gia súc nuôi và thú rừng. Mỗi loại lại mang đến cho người dùng một trải nghiệm thú vị về món ăn độc đáo này.

Xôi ngũ sắc là món ăn của dân tộc Tày vào dịp năm mới. Người Tày ở Tuyên Quang cho rằng mâm xôi ngũ sắc sặc sỡ sẽ tượng trưng cho sự thịnh vượng của họ.

Những hạt nếp nương hay nếp cái hoa vàng được chọn làm xôi  chắc mẩy, rất dẻo và thơm. Mâm xôi ngũ sắc bắt mắt nhuộm hoàn toàn từ cây cỏ tự nhiên. Từ cây khẩu đăm, khẩu đen, nghệ, lá gừng…và hoa rừng cho đĩa xôi có hương núi đồi quyến luyến.

Xôi ngũ sắc còn là sự tượng trưng cho ngũ hành trong trời đất. Người xứ Tuyên tin rằng ăn xôi này vào dịp lễ tết sẽ mang lại may mắn và sung túc cho người thưởng thức.

Lạp xưởng Suối Khoáng được làm từ thịt lợn đen. Thịt qua quá trình tẩm ướp được nhồi vào lòng lợn đen. Thành phẩm đem phơi nắng đến khô bề mặt rồi phơi gác bếp.

Lạp xưởng Suối Khoáng khi khô có màu đỏ đặc trưng, thịt lợn đen dẻ cứng và thơm nồng các gia vị rừng. Vốn là thức được bảo quản để dùng dần nên bất cứ dịp nào ghé Tuyên Quan bạn đều có thể mang món này về làm quà.

//vietflavour.com/cua-hang/lap-xuong-tuoi-long-an-chinh-goc/

Hồng Xuân Vân vốn là thứ quả ngon nổi tiếng của Tuyên Quang. Cứ vào độ hồng chín thương lái lại rủ nhau về đâu gom cho bằng được thứ hồng không hạt này.

Hồng không hạt Xuân Vân da mịn, ít đốm đem, vị ngọt sắc và có hương vị bản địa rất đặc trưng. Đây lại là loại cây dễ trồng, kháng bệnh tốt nên hình như nhà nào ở Xuân Vân cũng có hồng không hạt “làm của”.

Người Xuân Vân càng thêm hoan hỉ khi biết không phải địa phương nào có thể trồng được giống hồng quý này. Cũng đất đai, khí hậu thuận lơi nhưng nơi khác có thể biến thành hồng có hạt ngay.

Đây là đặc sản chỉ có duy nhất ở Tuyên Quang và đã được cục sở hữu trí tuệ công nhận.

Vịt bầu Minh Hương con cái lông vằn màu vàng, chân ngắn. Con đực mình tròn, xanh biếc ở cánh và cổ. Vịt bầu ở đây được nuôi quanh quẩn bờ suối nên còn gọi là vịt suối. Cùng nguồn thức ăn tự nhiên nên thịt dai thơm, ít mỡ và tỉ lệ nạc cao.

Những món ăn từ vịt bầu Minh Hương ngon đến mức lọt vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2016.

Tuyên Quang có diện tích trồng chè rất lớn và chất lượng ngon chẳng kém cạnh chè Thái Nguyên là bao.

Chè Tuyên Quang nổi tiếng với các loại chè đen, chè bát tiên, chè khô…. Chè ở đây cho lên men tự nhiên nên có mùi hương đặc biệt mà màu xanh rất riêng. Những búp chè non mỡn được hái về và chế biến theo phương pháp thủ công. Nên có thể nói chè Tuyên Quang sạch từ nguyên liệu đến thành phẩm.

Chè Tuyên Quang thơm mát, uống vào có vị đắng sau đó là vị ngọt dịu đọng lại ở cổ. Thưởng chè Tuyên Quang như cùng nhau chiêm nghiệm thú vui thanh tao, nhà nhãn trong cuộc đời này

Thịt chua Tuyên Quang được người Dao Tiền làm từ thịt lợn đen nổi tiếng xứ này.

Người Dao Tiền chọn phần thịt ngon nhất tẩm ướp với thật muối cùng cơm nguội. Đây cũng là yếu tố giúp thịt có vị chua khác biệt. Thịt chua được ủ từ 5 – 15 ngày là có thể mang ra thưởng thức.

Thịt chua Tuyên Quang khi ăn có vị chua nhẹ, béo giòn của mỡ và dai của bì nạc. Món này thường được ăn kèm rau sống và là món ngon mà người Dao Tiền dùng thết đãi khách quý trong các dịp đặc biệt.

Hình ảnh: Internet

Nếu bạn biết thêm các món đặc sản của Tuyên Quang nào chưa được liệt kê trong bài viết. Xin vui lòng chia sẻ cho mọi người được biết thêm tại phần bình luận bên dưới nhé!

Video liên quan

Chủ Đề