Đại hội cổ đông scb 2023

Theo tờ trình ĐHCĐ, HĐQT SCB đề xuất chủ trương tăng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2023, riêng năm 2020-2021 tăng thêm 5.000 tỷ đồng thông qua phát hành 500 triệu cổ phần mới [tương đương tỷ lệ 32,92%].

Hiện SCB đang lưu hành hơn 1.518 triệu cổ phiếu cùng hơn 4,3 triệu cổ phiếu quỹ. Sau phát hành, vốn điều lệ của SCB dự kiến tăng từ 15.231 tỷ đồng lên 20.231 tỷ đồng.

Trong đó, 4.000 tỷ đồng tăng thêm sẽ được bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, 500 tỷ đồng đầu tư vào tài sản cố định và hiện đại hóa công nghệ thông tin và 500 tỷ đồng đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp trụ sở hoạt động và hệ thống nhận diện thương hiệu.

Theo phương án mà SCB sẽ trình lên ĐHCĐ, giá chào bán cho đợt phát hành này là 10.000 đồng/cổ phần, được xác định trên cơ sở có so sánh với giá trị số sách. Được biết, giá trị số sách mỗi cổ phần của SCB theo báo cáo tài chính năm 2019 là 10.853 đồng/cổ phần.

Nếu phương án tăng vốn được thông qua, thời gian thực hiện dự kiến là trong năm 2020-2021, sau khi nhận được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về việc đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, SCB đặt mục tiêu chậm nhất là năm 2025 sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM [HoSE]. HĐQT của ngân hàng sẽ xây dựng lộ trình cụ thể của từng năm và triển khai thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, SCB cũng trình ĐHCĐ chủ trương đối với giao dịch nhận tài sản để thay thế/cấn trừ nghĩa vụ trả nợ giữa SCB và bên vay/bên đảm bảo, hoặc bên khác có liên quan có giá trị giao dịch lớn hơn 20% vốn điều lệ của SCB.

ĐHCĐ bất thường năm 2020 của SCB sẽ được tổ chức vào ngày 27/12 tới đây tại tòa nhà Times Square [TP. HCM]. 

Kết quý III/2020, SCB ghi nhận thu nhập lãi thuần 1.383 tỷ đồng, tăng 10% so với quý III/2019. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế trong kỳ giảm hơn 65%, chỉ thu về hơn 26 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng năm 2020, thu nhập lãi thuần và lợi nhuận trước thuế của SCB lần lượt đạt 2.835 tỷ đồng và 113 tỷ đồng, tương ứng tăng 86% và giảm 55% so với cùng ký năm 2019.  

Trong năm 2020, hoạt động kinh doanh của SCB tiếp tục đà tăng trưởng với nhiều mảng hoạt động. Tổng thu nhập ngoài lãi đạt 2.698 tỉ đồng [trong đó lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.994 tỉ đồng, tăng 40,43%], tăng trưởng 39,3% so với năm trước đó. Lượng huy động vốn của SCB tăng 18,38% nhờ phát huy sức mạnh các sản phẩm tiền gửi từ trước đến nay.

Đồng thời, trong năm ngoái ngân hàng tiếp tục tăng trưởng tín dụng thận trọng, chuyển dịch cơ cấu cho vay sang trung và dài hạn, nâng cao tỉ trọng tài sản có sinh lời trong cơ cấu bảng cân đối kế toán. Quy trình cấp tín dụng được nâng cấp theo hướng tinh gọn thủ tục, đa dạng đối tượng, hướng đến nhu cầu của khách hàng.

SCB cũng ưu tiên sử dụng các nguồn lực để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Các khoản trích lập dự phòng đều là nguồn tài chính tích lũy trong hoạt động xử lý nợ, sau khi hoàn tất việc xử lý nợ xấu, SCB sẽ được hoàn nhập các chi phí đã trích, giúp cải thiện thu nhập và lợi nhuận của Ngân hàng. Tính tới 31-12-2020, tổng quỹ dự phòng rủi ro của SCB đạt 12.914 tỉ đồng.

Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch bệnh, chất lượng tín dụng của ngân hàng vẫn được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo duy trì dưới mức 3% theo quy định. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn lần lượt đạt 1,04% và 1,71% tính đến cuối quí 3-2021.

Nhờ sự linh hoạt trong việc triển khai các phương án kinh doanh, lũy kế đến quí 3-2021, SCB lãi trước thuế 784 tỉ đồng. Các hoạt động phi tín dụng như dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán đạt kết quả ấn tượng với thu nhập hoạt động lũy kế đạt 3.949 tỉ đồng. Doanh số kinh doanh bảo hiểm chín tháng đầu năm của SCB đạt hơn 900 tỉ đồng, duy trì vị trí dẫn đầu thị trường. Tổng tài sản của SCB cuối quí 3 đạt 673.276 tỉ đồng.

Ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn [SCB] thông tin tại họp báo - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TPHCM; ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc NHNN Việt Nam chi nhánh TPHCM; ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM chủ trì họp báo.

Bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý tại SCB

Tại họp báo, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn [SCB] cho hay, ngày 8/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an có quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với bà Trương Mỹ Lan vì tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên quan đến việc phát hành, mua bán trái phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông.

Về vụ việc này, SCB đã rà soát và khẳng định Công ty An Đông không phải là cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB nên không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SCB. SCB cam kết có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm quyền lợi, lợi ích của người gửi tiền cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng theo quy định của pháp luật.

Ông Hoàn thông tin thêm, tính đến ngày 30/9, SCB có 4.132 cổ đông, trong đó có 7 cổ đông nước ngoài, sở hữu 27,91% vốn điều lệ; cổ đông trong nước là 4.125 cổ đông, trong đó có 11 cổ đông, tổ chức sở hữu 15,7 % vốn điều lệ và 4.114 cổ đông cá nhân, sở hữu 56,11% vốn điều lệ.

SCB hiện đã tăng cường lượng tồn quỹ tiền mặt tại tất cả các điểm giao dịch để đáp ứng nhu cầu thanh toán và rút tiền chính đáng của người dân; đồng thời tăng tiền gửi tại NHNN để bảo đảm thanh toán liên ngân hàng.

Trước thông tin về việc xuất hiện lực lượng công an và dân phòng trước các chi nhánh của SCB, ông Hoàn cho hay, do lượng khách hàng đến rất đông và có khách rút số tiền lớn không báo trước nên SCB phải tăng cường nhân sự để phân luồng khách hàng, ngoài ra SCB có nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ để bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Việc lực lượng công an hay dân phòng có mặt ở các chi nhánh chỉ để giữ an ninh trật tự. Mọi diễn biến của SCB hiện đều được NHNN nắm rõ và SCB cũng đang phối hợp với các bộ, ngành để  bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục.

"Chúng tôi xin khẳng định đã kiểm soát tình hình, thanh khoản ngân hàng được giữ ổn định; Ngân hàng  bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền đúng theo quy định pháp luật", ông Hoàn cho hay.

Ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc NHNN Việt Nam chi nhánh TPHCM thông tin tại họp báo - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Bảo đảm cạnh tranh sòng phẳng giữa các ngân hàng

Tại họp báo, ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc NHNN Việt Nam chi nhánh TPHCM cho biết, hiện nay SCB đang hoạt động bình thường, ổn định và NHNN Việt Nam khẳng định sẽ có những biện pháp nhằm bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục của SCB.

NHNN và các bộ, ngành chức năng đã có nhiều biện pháp, chính sách để bảo đảm an toàn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng [TCTD]. Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục có những biện pháp cụ thể theo quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn hoạt động chung của các TCTD,  của SCB, cũng như quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dân.

Trước thông tin về việc người dân đồng loạt rút tiền tiết kiệm ở SCB, ông Tuấn cho hay, hoạt động gửi tiền của người dân là bình thường và tiền gửi là tài sản của người dân luôn được  bảo đảm đầy đủ, do vậy đề nghị người dân không nên hoang mang, dẫn đến phải rút tiền gửi trước hạn, làm ảnh hưởng tới tài sản của mình.

Về việc các ngân hàng đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn để cạnh tranh, ông Tuấn cho biết, NHNN đã có chỉ đạo các ngân hàng về việc cạnh tranh phải sòng phẳng, theo cơ chế thị trường, đồng thời nhắc nhở, cảnh cáo nghiêm khắc những đơn vị cạnh tranh không bình đẳng.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc người mua trái phiếu của công ty có liên quan đến Vạn Thịnh Phát có được  bảo đảm như người gửi tiền tiết kiệm hay không, ông Tuấn cho hay, khi gửi tiền tiết kiệm thì ngân hàng là nơi huy động tiền của dân để kinh doanh tiền tệ. Trong hệ thống các TCTD thì hoạt động này được cấp phép bởi NHNN Việt Nam và tiền gửi của người dân là tài sản cá nhân, được bảo đảm về lợi ích hợp pháp còn người mua trái phiếu thì bên có trách nhiệm trả khoản tiền đầu tư này là công ty phát hành trái phiếu.

Chủ Đề