Dải hội tụ nhiệt đới Việt tất là gì

Phân tích sự ảnh hưởng dải hội tụ nhiệt đới đến chế độ mưa trên khu vực trung trung bộ và tây nguyên

  • doc
  • 49 trang
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận với lòng biết ơn sâu sắc, tôi sinh viên Hoàng Thị
Bình xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Cô trong khoa Khí TượngThủy Văn đã chỉ bảo, dạy dỗ tôi trong suốt năm đại học tại trường và quá trình làm
khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Phạm Minh Tiến,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi ltrong suốt thời gian làm khóa luận.
Cũng nhân đây, tôi gửi lời cảm ơn chân thành những ý kiến, nhận xét của các
Thầy Cô, bạn bè trong nhóm giúp bài khóa luận của tôi trở nên hoàn thiện hơn.
Cuối cùng , tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn
bè, những người luôn ở bên cạnh động viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực tập tại trường. Chúc quý Thầy Cô trong
khoa và toàn thể mọi người sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt.
Mặc dù em đã cố gắng hết sức để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp xong
không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp và thông cảm của
quý Thầy Cô và các bạn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Thị Bình

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN

MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
DANH MUC HÌNH VÀ BẢNG

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DẢI HỘI TỤ NHIỆT ĐỚI............................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN...............1
1.2. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ 3
1.2.1 Ngoài nước..............................................................................................3
1.2.2 Trong nước..............................................................................................6
CHƯƠNG 2CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........16
2.1 Cơ sở số liệu............................................................................................16
2.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................16
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................18
3.1.Diễn biến mưa khu vực theo thời gian..................................................19
3.1.1. Khu vực Trung Trung Bộ.......................................................................19
3.1.2 Khu vực Tây Nguyên..............................................................................22
3.2 PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ITCZ ĐẾN MƯA LỚN DIỆN
RỘNG KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN....................25
1. ITCZ kết hợp với tác động của KKL.........................................................25
2. ITCZ kết hơp với gió mùa tây nam (SW) trên khu vực Tây Nguyên.......30
3. ITCZ kết hợp bão gây mưa trên khu vực Trung Trung Bộ......................35
4. ITCZ ảnh hưởng đơn thuần trên khu vực Trung Trung Bộ.........................38
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

MỞ ĐẦU
Miền Trung chịu ảnh hưởng của nhiều hệ thống synop khác nhau trong mùa
mưa và sự phát triển dòng giáng với hiệu ứng Fơn gây khô nóng gay gắt và hạn
hán kéo dài trong mùa khô. Xen kẽ giữa thời kỳ hoạt động mạnh mẽ của gió mùa là
những nhiễu động nhiệt đới gây mưa lớn. Đặc biệt khi có sự kết hợp với một số hệ
thống thời tiết khác như dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ), xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ),
không khí lạnh (KKL)...dẫn đến tình hình mưa xảy ra mãnh liệt hơn, thời gian mưa
kéo dài hơn gây lũ lụt nghiêm trọng.
Thường thì dải hội tụ nhiệt đới không phải là loại hình thế đặc trưng gây mưa
lớn cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Mưa do dải hội tụ nhiệt đới chỉ là loại
mưa bất ổn định xảy ra không tuân thủ theo thời gian ban ngày hay ban đêm và chỉ
xuất hiện trong khu vực có hội tụ mạnh, phân bố tương đối đều về cả hai phía của
dải hội tụ nhiệt đới và phạm vi cũng không rộng.
Hình thế ITCZ gây mưa lớn diện rộng trên khu vực miền Trung và Tây
Nguyên trong những năm gần đây từ đó tìm ra được quy luật hoạt động của ITCZ,
khả năng gây mưa lớn khi có hoặc không có sự kết hợp với các hệ thống thời tiết
khác, thời gian tồn tại và kết thúc đối với một đợt mưa do ITCZ gây ra làm tiền đề
cho các mục đích nghiên cứu sau này về phương pháp dự báo chúng là mục đích
chính của chuyên đề nghiên cứu này. Từ đó nâng cao chất lượng dự báo giúp cho
các cơ quan chỉ đạo có định hướng đúng trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ
thiệt hại do mưa lớn gây ra cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
Việc nắm rõ quy luật, thời gian hoạt động , đặc điểm cơ bản của những hình
thế gây mưa lớn và sự kết hợp giữa các hình thế với nhau gây nên những biện động
trong thời tiết hiện nay kết hợp với công tác dự báo của các dự báo viêngiúp cho
các nhà hoạch định chính sách nói riêng, người dân nói chung, chủ động trong công
tác ngăn ngừa và phòng tránh thiên tai. Dải đất miền trung nhỏ bé nhưng con người
nơi đây quanh năm phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt bão tố, lũ lụt, hạn hán,
Trong giới hạn của đề tài này chúng tôi đưa ra những phân tích về các hình thế
synop gây nên hiện tượng mưa lớn diện rộng khu vực miền Trung và Tây Nguyên
giúp chúng ta nắm rõ được quy luật mùa hoạt động của ITCZ để có thể chủ động
phòng thiên tai lũ lụt và phần nào tuyên truyền hiểu biết trong ngành khí tượng thủy
văn cho dân chúng.

Do đó em đã thực hiện đề tài Phân tích sự ảnh hưởng dải hội tụ nhiệt
đới đến chế độ mưa trên khu vực Trung Trung Bộ và Tây Nguyên trong đó đề
cập tới một số vấn đề sau:
Chương 1.Tổng quan về dải hội tụ nhiệt đới
Chương 2.Cơ sở số liệu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3.Kết quả phân tích.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Số ngày có MST hoạt động trên khu vực nghiên cứu........................10
Bảng 2. Số ngày ITCZ hoạt động trên khu vực bán đảo Đông Dương, Biển
Đông và lân cận..............................................................................................11
Bảng 3. Các hình thế hoàn lưu làm nảy sinh các XTNĐ hoạt động trên Biển
Đông................................................................................................................15
Bảng 4. Lượng mưa trung bình tháng trên khu vực Trung Trung Bộ.............19
Bảng 5: Lượng mưa lớn nhất trong khu vực Trung Trung Bộ........................20
Bảng 6: Lượng mưa trung bình tháng trong khu vực trên khu vực Tây Nguyên
.........................................................................................................................22
Bảng 7: Phân bố lượng mưa lớn nhất khu vực Tây Nguyên...........................23
Bảng 8. Phân bố ngày mưa có lượng lớn hơn 50mm.....................................24
Bảng 9. Đă ăc trưng mưa trên khu vực 14-20/10/2003.....................................26
Bảng 10: Lượng mưa đợt từ ngày 21-31/07/2005 khu vực Tây Nguyên.........31

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Phân bố lượng mưa trung bình năm1971-2000
................................................................................................................................
18
Hình 2. Diễn biến lượng mưa trung bình khu vực Trung Trung Bộ
................................................................................................................................
19
Hình 3. Diễn biến lượng mưa lớn nhất khu vực TrungTrung Bộ
................................................................................................................................
21
Hình 4: Phân bố số ngày mưa có lượng >=50mm
................................................................................................................................
21
Hình 5: Phân bố số ngày có lượng mưa đạt >= 50mm trong năm khu vực Trung
Trung Bộ
................................................................................................................................
22
Hình 6: Phân bố lượng mưa trung bình tháng trên khu vực Tây Nguyên
................................................................................................................................
23
Hình 7: Phân bố lượng mưa cực đại trên khu vực Tây Nguyên
................................................................................................................................
24
Hình 8: Phân bố số ngày mưa có lượng hơn 50mm khu vực Tây Nguyên
................................................................................................................................
25
Hình 9. Tổng lượng mưa từ 7 giờ ngày 14/10 đến 7 giờ ngày 21/10/2003
................................................................................................................................
30

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DẢI HỘI TỤ NHIỆT ĐỚI
1.1. Tính cấp thiết, ý nghĩa thực tiễn và lý luận
Trong công tác dự báo thời tiết, việc nắm vững được những hệ thống thời tiết
và hình thế thời tiết với những quy luật hoạt động của nó là một vấn đề then chốt,
có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại của công tác này. Vì vậy, việc nghiên cứu xác
định được những hệ thống và hình thế thời tiết ảnh hưởng đến khu vực nghiên cứu
là một việc làm rất cần thiết đối với các nhà khí tượng.
Rãnh thấp xích đạo, một trong những hình thế thời tiết rất điển hình hoạt
động ở vùng nhiệt đới, có một ý nghĩa rất quan trọng đối với chế độ thời tiết ở
những vùng vĩ độ thấp. Ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Việt Nam, rãnh thấp
xích đạo hoạt động trong suốt từ tháng 4 đến tháng 11, 12 với một tần suất lớn.
Rãnh thấp xích đạo hoạt động đã góp phần mang lại những đợt lũ lụt lịch sử ở Việt
Nam nhưng cũng lại là những nguyên nhân gây lên nắng nóng tùy thuộc vào dạng
hình thế cụ thể là dải hội tụ nhiệt đới, rãnh gió mùa hay là dải thấp xích đạo đơn
thuần.
Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về riêng rãnh thấp xích đạo lại chưa thực sự
được quan tâm nghiên cứu bài bản hoặc không có sự đồng nhất như: Dải áp thấp
vùng nội chí tuyến nằm giữa hai đới áp cao cận nhiệt đới của hai bán cầu được các
tài liệu khác nhau gọi bằng nhiều tên khác nhau như: front nhiệt đới, dải hội tụ
nhiệt đới, rãnh gió mùa, rãnh tín phong ... với những hàm ý không đồng nhất với
nhau trong những trường hợp cụ thể của mỗi tác giả.
Dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ) là một dải tương đối hẹp được đặc trưng bởi sự
hội tụ khối lượng giữa hai đới tín phong đến từ hai bán cầu. Trong nhiều trường hợp
khi gió tây xích đạo xuất hiện, ITCZ thường có dạng kép do có sự hội tụ giữa đới
gió tây này với tín phong của cả hai bán cầu.
Rãnh tín phong là một dải áp thấp bề mặt tương đối hẹp có sự hợp lưu của tín
phong đến từ hai bán cầu. Rãnh tín phong thường xuất hiện trên các đại dương.
Rãnh gió mùa là một dải tương đối hẹp, được đặc trưng bởi sự chuyển hướng
gió theo chiều xoáy thuận trong vùng gió mùa. Trên khu vực Nam Á và Đông Nam
Á, rãnh gió mùa là một hệ thống hình thành từ một dải thấp nóng bề mặt mạnh và
phát triển đến tầng đối lưu giữa nhờ có sự hội tụ vào rãnh của gió mùa tây nam giàu
hơi nước với gió đông có nguồn gốc lục địa ở phía bắc.

1

Xích đạo

Xích đạo

b)

a)

Xích
đạo

c)
Gió đông từ áp
cao lục địa

Xích đạo

Xích đạo

e)

d)

B

A

C

Xích đạo

B
A

C

f)

g)

Mô hình ITCZ đơn (a); ITCZ kép (b); rãnh tín phong (c); rãnh gió mùa (d và e)
và vùng đệm xích đạo (f và g)
Vì vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, việc nghiên cứu rãnh thấp xích đạo đã đạt
được những kết quả nhất định. Những kết quả đó đã giúp cho chúng ta nhận thức
được một số quy luật hoạt động của rãnh thấp xích. Tuy nhiên, với mục đích hiểu
biết thêm vầ cấu trúc, quy luật hoạt động cũng như ảnh hưởng của nó đối với từng
khu vực Trung Trung Bộ và Tây Nguyên khóa luận án chọn đề tài: Phân tích sự
ảnh hưởng dải hội tụ nhiệt đới đến chế độ mưa trên khu vực Trung Trung Bộ
và Tây Nguyên

2

1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế
1.2.1 Ngoài nước
Đối với việc dự báo thời tiết, việc nắm vững những hệ thống thời và hình
thế thời tiết với những quy luật hoạt động của nó là một vấn đề then chốt, có ý
nghĩa quyết định sự thành bại của công tác dự báo. Chính vì vậy mà ngay sau Đại
chiến Thế giới lần thứ II, khi người ta nhận thức được tầm quan trọng của bản tin
dự báo khí tượng đối với an ninh và quốc phòng, hàng loạt các công trình nghiên
cứu về hệ thống thời tiết và hình thế thời tiết được thực hiện, và hầu hết các công
trình đó được thực hiện trên các vùng thuộc Châu Âu, Bắc Mỹ, và Bắc Đại Tây
Dương.
Koji Nishiyama và cộng sự (2007); Cũng đã tiến hành nghiên cứu các hệ
thống Synop và mối liên hệ giữa các trường Synop và các trường hợp mưa lớn tại
đảo Kyushu, thuộc tây nam Nhật Bản, trong suốt thời kỳ mùa mưa Baiu, các trường
synop này đã được phân loại sử dụng bản đồ tự thiết lập (SOM self-organizing
map), để có thể biến đổi các đặc tính phi tuyến phức tạp thành các mối liên quan 2
chiều đơn giản. giả thiết rằng các hình thế synop có thể được biểu diễn một cách
đơn giản bằng sự phân bố không gian của các thành phần gió ở mực 850hPa, mưa
tiềm năng được định nghĩa là lượng hơi nước được chứa trong một cột thẳng đứng
của khí quyển. bằng thuật toán và phương pháp xếp nhóm, các trường synop được
chia thành 8 loại hình thế(nhóm). Một trong những nhóm có các đặc điểm không
gian nổi bật được giới thiệu bởi lượng mưa tiềm năng đi kèm với các thành phần
gió mạnh được gọi là dòng xiết mực thấp. Các đặc tính của nhóm này chỉ ra một
hình thế Synop điển hình thường gây ra lượng mưa lớn tại Kyushu trong suốt thời
kỳ mùa mưa.
Tác giả P.Seibert và cộng sự (2007), cũng đã tiến hành nghiên cứu mô hình
gây ra mưa lớn ở Áo, và đã xác định được 7 hình thế qui mô synop gây ra đợt giáng
thủy lớn tại Áo được xác định với phương pháp chùm quĩ đạo. Các quĩ đạo phản hồi
ở các mực khác nhau, tại các thời điểm khác nhau trong mỗi ngày, và tại các vị trí
khác nhau tại Áo. Thêm vào đó, 7 vùng tại Áo với lượng giáng thủy ngày tương tự
nhau cũng được xác định. Mối quan hệ của lượng giáng thủy lớn tại mỗi vùng này
với các hình thế synop cũng đã được nghiên cứu. các kết quả tương ứng các thực
nghiệm về hình thế synop và phản ánh các tình hình khí tượng đã đã được biết đến.
Các phân tích này dựa trên cơ sở số liệu tái phân tích trong 15 năm của ECMWF
(1979-1993), sử dụng để tính toán các quĩ đạo phản hồi và tổng lượng giáng thủy
ngày của 131 trạm khí tượng tại Áo.

3

Jun Matsumoto (2007) đã tiến hành nghiên cứu về sóng lạnh và dị thường
gió Nam tại khu vực giữa biển Đông (Nam Trung Hoa) kết hợp với một áp thấp
nhiệt đới gây mưa lớn ở khu vực Trung Bộ; với tác giả, khi nghiên cứu về mưa lớn
miền Trung, Jun Matsumoto đã sử dụng bộ số liệu tái phân tích và bộ số liệu về
lượng giáng thủy bề mặt trong 24 năm (1972-2002). Cùng với đó là bộ số liệu với
trường hoàn lưu khí quyển sử dụng trong nghiên cứu này là bố số liệu tái phân tích
trong 25 năm của Nhật Bản cung cấp bởi cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) và
trung tập nghiên cứu về công nghiệp điện năng (CRIEPI). Độ phân giải theo
phương ngang với kinh độ và vĩ độ là 1,250, khoảng thời gian là 6h, với 12 mực tại
tầng đối lưu (1000, 925, 850, 700, 600, 500, 400, 300, 250, 200, 150, và 100 hPa).
Nghiên cứu này cũng sử dụng số liệu lượng mưa hàng ngày tại các trạm của khu
vực phía đông miền Trung Việt Nam với số liệu được thu thập liên tục bởi phòng
khí tượng thủy văn Lào (8 trạm), phòng khí tượng Campuchia (4 trạm) và Trung
tâm khí tượng - Thủy văn quốc gia Việt Nam (52 trạm). Tác giả đã xác nhận rằng sự
cùng tồn tại của sóng lạnh và áp thấp nhiệt đới là khá quan trọng đối với sự xuất
hiện của mưa lớn tại miền trung Việt Nam. Các quan trắc cho thấy các sóng lạnh
không có áp thấp nhiệt đới không dẫn đến lượng mưa lớn. Theo Matsumoto tìm các
nhiễu động qui mô synop và qui mô lớn gây ra những biến đổi về giáng thủy tại
miền Trung trong suốt mùa gió mùa mùa hè với một khoảng thời gian dài từ vài
ngày cho tới vài tuần. Các nhiễu động cũng đóng vai trò quan trọng đối với những
biến đổi về giáng thủy tại các khu vực ven biển phía đông trong suốt pha chuyển
tiếp gió mùa có 2 nhiễu động khí quyển đóng vai trò quan trong trong trận mưa lớn
này.
Chen(Chen, người Mỹ gốc Đài Loan )nghiên cứu mưa lớn miền Trung bằng
cách xem xét ảnh hưởng của hiện tượng ENSO đến mưa ở miền Trung. Thông qua
lượng mưa 29 năm (1979-2007) theo dạng lưới từ bộ số liệu thích hợp quan trắc
phân giải cao Châu Á để đánh giá nguồn nước (APHRODITE) được sử dụng để để
mô tả khí hậu mưa ở Việt Nam. Lượng mưa quan trắc được tại 163 trạm mặt đất tại
Việt Nam năm 2007 được sử dụng để xác nhận kết quả phân tích lượng mưa từ
APHRODITE và để xác nhận 2 chế độ mưa: chế độ mưa tháng 10 - tháng 11 ở miền
Trung Việt Nam và chế độ mưa tháng 5 - tháng 10 ở phía Bắc và phía Nam Việt
Nam được xác định từ số liệu APHRODITE. Chen đã nhận thấy rằng sự hiện diện
của dãy Trường Sơn dọc theo biên giới phía tây của Việt Nam với Lào và
Campuchia đã tạo ra chế độ mưa tháng 10- 11 ở miền Trung Việt Nam khác biệt so
với chế độ mưa tại những vùng khác. Biến động nhiều năm của chế độ mưa tháng
10 - 11 có thể được mô tả rõ bởi một kiểu chính từ hàm thực nghiệm trực giao khi

4

phân tích số liệu mưa 29 năm từ APHRODITE. Biến động thời gian của kiểu mưa
nhiều năm này không cùng pha với chỉ số SST (NINO3.4). Điều này được nhận biết
khu vực miền trung Việt Nam trở nên khô hơn khi SSTs trên vùng NINO3.4 ấm lên
và khu vực miền trung Việt Nam trở nên ẩm ướt hơn khi SSTs trên vùng NINO3.4
trở lên lạnh đi. Điều này cũng được nhận ra từ các phân tích trường vận tải ẩm khi
một hoàn lưu xoáy thuận (xoáy nghịch) trên khu vực nam Á kết hợp với hoàn lưu
xoáy nghịch trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương trong pha lạnh (pha nóng).
Lượng ẩm được hội tụ (phân kỳ) bởi hai hoàn lưu này hướng về biển Đông Việt
Nam và Biển Philipin ngoài 1500E trong những năm ấm (lạnh). Các hoàn lưu này
đã làm tăng cường hoặc suy giảm lượng ẩm vận tải đến Đông Dương nói chung và
Việt Nam nói riêng. Cùng với các cặp hoàn lưu này, lượng ẩm được hội tụ về phía
Đông Nam Á trong pha lạnh đã gây nên mưa lớn ở khu vực Đông Nam Á trong khi
phân kỳ ẩm trong pha ấm đã gây nên tình trạng khô hanh ở khu vực này.
Theo hướng nghiên cứu này, một chương trình thực nghiệm rất lớn được
thực hiện trên khu vực Đại Tây Dương, Chương trình GATE (Global Atmospheric
Tropical Experiment). Kết quả nghiên cứu của Chương trình này về rãnh thấp xích
đạo cho thấy, cấu trúc của chúng tại mỗi nơi cũng có những đặc trưng riêng và biến
động khá phức tạp. Sự biến động theo thời gian là do: (1) sự dịch chuyển theo
hướng bắc-nam quy mô lớn; (2) sự di chuyển của sóng đông; và (3) biến thiên ngày
của nhiệt độ. Kết quả phân tích sự phân bố trường các yếu tố khí tượng trong rãnh
thấp xích đạo cho thấy, đối với trường khí áp, phía bắc của chúng gradient khí áp là
0,15mb/độ vĩ, còn phía nam là 0,3mb/độ vĩ. Đối với trường gió, phía bắc dòng hội
tụ yếu hơn nhưng phát triển lên độ cao lớn hơn phía nam. Đối với trường ẩm, từ
thấp lên cao, độ ẩm tương đối trong rãnh thấp xích đạo lớn hơn xung quanh 1015%.
Hoặc có thể lý giải về sự biến động theo thời gian của rãnh thấp xích đạo/dải
hội tụ nhiệt đới (ITCZ) đó là:
1)
Là giới hạn phía xích đạo của vòng hoàn lưu Hadley và cũng là nơi hình
thành nhánh đi lên vòng hoàn lưu này;
2)
Về cơ bản, rãnh thấp xích đạo nằm trong bán cầu mùa hè. Tuy nhiên, vị trí
của chúng có sự biến động rất lớn tuỳ theo từng khu vực;
3)
Khi rãnh thấp xích đạo nằm ở vị trí cao nhất lên phía bắc hay thấp nhất
xuống phía nam thì khối không khí phía xích đạo của rãnh không phải bao giờ cũng
là khối không khí từ bán cầu mùa đông thổi sang;

5

4)
Rãnh thấp xích đạo/ITCZ không nằm ngay trên xích đạo mà thường là ở phía
bắc hoặc phía nam. Khi tín phong của một trong hai bán cầu vượt qua xích đạo rồi
đổi hướng thành gió có thành phần tây trước khi hội tụ vào ITCZ;
5)
Trên quy mô hành tinh, ta có thể xem ITCZ là một đới có khí áp thấp nhất và
có sự hội tụ khối lượng theo phương nằm ngang trong tầng thấp, do vậy nó cũng là
đới có dòng thăng mạnh;
6)
Thông thường khối không khí phía cực của ITCZ là không khí trong nhánh
đi xuống của vòng hoàn lưu Hadley nên nó là dòng giáng đoạn nhiệt, vì vậy nó khá
nóng, khô và ổn định. Trong khi đó khối không khí phía xích đạo của ITCZ là khối
không khí biển nhiệt đới, khá mát hơn khối không khí phía cực nên ITCZ thường
nghiêng về phía xích đạo. Độ nghiêng của ITCZ có tính biến động rất lớn theo
không gian cũng như thời gian;
7)
Nếu căn cứ vào sự bất liên tục của hướng gió thì trên vùng Ấn Độ, vào tháng
7, ITCZ phát triển lên đến độ cao lớn nhất, tới mực 400mb. Trong khi đó ở những
vùng khác, ITCZ thường chỉ phát triển lên đến mực 700mb. Phía trên mực đó là
dòng gió đông khá khô thuộc hoàn lưu của áp cao cận nhiệt đới. Mây được hình
thành trong lớp không khí ẩm phía xích đạo của ITCZ;
8)
ITCZ có vai trò vận chuyển nhiệt: Như đã biết, cán cân bức xạ của hệ thống
mặt đất-khí quyển vùng nhiệt đới luôn luôn dương, còn ở vùng vĩ độ cao luôn luôn
âm. Trong đó, các đại dương nhiệt đới chiếm phần lớn năng lượng này. Khoảng 1/3
năng lượng mà các đại dương nhận được được vận chuyển lên vùng vĩ độ cao nhờ
các dòng hải lưu, còn 2/3 năng lượng còn lại được vận chuyển từ các đại dương vào
khí quyển do bốc hơi. Khi trong ITCZ chưa có đối lưu phát triển mạnh thì hơi nước
được vận chuyển tới những vùng cận nhiệt đới trong tầng đối lưu dưới. Nhưng khi
trong ITCZ có đối lưu phát triển mạnh thì tiềm nhiệt ngưng kết được giải phóng ra,
trở thành hiển nhiệt trong các lớp khí quyển của tầng đối lưu trên rồi được vận
chuyển lên các vĩ độ cận nhiệt đới.
1.2.2 Trong nước
Ở Việt Nam, do rãnh thấp xích đạo có vai trò rất lớn ảnh hưởng đến chế độ
thời tiết trên suốt lãnh thổ cho nên, ngay từ những thập năm 60, 70 của thế Kỷ trước,
nhiều nhà khí tượng Việt Nam đã tập trung nghiên cứu nên đã đạt được những thành
tựu rất lớn trong lĩnh vực này. Những kết quả phong phú của các nhà khí tượng Việt
Nam như Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, Nguyễn Vũ Thi, Đinh Văn Loan, Trần Gia
Khánh, Phạm Vũ Anh, Nguyễn Ngọc Thục, và rất nhiều nhà khí tượng nữa thường
được công bố trong các giáo trình, Tạp chí khí tượng thủy văn, tuyển tập các báo cáo
tại hội nghị khoa học của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, tuyển

6

tập các báo cáo tại hội nghị khoa học của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường.
Ở đây, chúng tôi có thể tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về rãnh thấp xích
đạo từ những ấn phẩm trên như sau:
Rãnh thấp xích đạo hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và
ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 11, 12; trong những tháng
còn lại, rãnh thấp xích đạo hầu như không ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam. Trong
đó, bắt đầu từ tháng 5, chúng dịch chuyển dần lên phía bắc và đến tháng 9, lên tới vĩ
độ cao nhất là 250N; sau đó dịch chuyển dần về phía nam và đến tháng 12, nằm ở
bán cầu Nam.
Ngoài ra, rãnh thấp xích đạo còn có những biến động cả vị trí lẫn cường độ
rất lớn với chu kì ngắn hơn, thậm chí có những ngày không phân tích được trên bản
đồ synop. Nguyên nhân gây nên sự biến động đó là do:
Rãnh thấp xích đạo di chuyển lên phía bắc do áp cao Thái Bình Dương di
chuyển lên phía bắc trong quá trình áp cao này mạnh lên, hoặc nếu áp cao này lấn
sang phía tây thì cường độ của rãnh thấp xích đạo cũng mạnh lên;
Khi bão đổ bộ lên các vĩ độ cao thường kéo theo rãnh thấp xích đạo lên phía
bắc, nhưng khi bão đổ bộ vào đất liền thì rãnh thấp mất đi, một rãnh khác lại được
thiết lập ở vĩ độ thấp hơn;
Khi không khí lạnh xâm nhập xuống phía nam cũng làm cho rãnh bị đẩy lùi
xuống phía nam;
Nếu áp thấp nóng phía tây mạnh lên, đường trục rãnh trên Biển Đông đang
có hướng đông-tây sẽ chuyển hướng thành tây bắc-đông nam.
Theo Nguyễn Viết Lành và Phạm Vũ Anh, rãnh thấp xích đạo/ITCZ hoạt
động trên Tây Bắc Thái Bình Dương và trên lãnh Việt Nam như sau:
Trong tháng 4, ở vùng xích đạo tồn tại ITCZ kép, tín phong từ hai bán cầu
đều tiếp cận và xâm nhập vào vùng xích đạo, chúng vẫn đang ở thế gần như cân
bằng: tín phong bán cầu Bắc chưa rút lui hẳn nhưng tín phong bán cầu Nam cũng
chưa vượt lên phía bắc được. Hình thế này phản ánh đây là tháng chuyển tiếp từ
mùa đông sang mùa hè ở bán cầu Bắc.
Sang tháng 5, ITCZ kép đã được thay thế bằng hệ thống đệm ở trên khu vực
xích đạo từ Ấn Độ Dương qua nam Biển Đông tới Tây Bắc Thái Bình Dương. Tín
phong bán cầu Nam đã vượt xích đạo đi lên bán cầu Bắc, thay thế tín phong ở phía
nam áp cao Ả Rập và áp cao vịnh Bengal. Đới gió tây này, ngoài phần thổi qua Ấn
Độ và Myanma để hội tụ vào rãnh thấp Nam Á, thổi sang phía đông để cùng đới gió
vượt xích đạo ở nam Biển Đông hội tụ với tín phong bán cầu Bắc từ rìa tây nam áp

7

cao Thái Bình Dương tạo thành ITCZ chạy từ Tây Thái Bình Dương đến nam Biển
Đông.
Sang tháng 6, hoàn lưu khu vực không thay đổi nhiều so với tháng 5, ngoại
trừ một số điểm đáng chú ý như: áp cao Thái Bình Dương thì đang có xu hướng
dịch chuyển dần lên phía đông bắc cùng với sự mạnh lên của đới gió mùa tây nam
đã làm cho ITCZ ở phía nam Biển Đông dịch dần lên phía đông bắc, đi qua phía
nam quần đảo Philippines và liên thông với nhánh tây bắc-đông nam của rãnh gió
mùa (MST) ở ven biển Trung Bộ.
Đến tháng 7, áp thấp Nam Á và áp thấp phía đông Trung Quốc đã mạnh đến
cực điểm, còn áp cao Thái Bình Dương tiếp tục dịch chuyển lên phía đông bắc tới
vùng biển phía đông Trung Quốc; cho nên, gió mùa tây nam mạnh thêm, thổi qua
bán đảo Đông Dương, Biển Đông và gặp tín phong bán cầu Bắc ở vùng biển phía
đông Philippines. Vì thế ITCZ không liên thông được với nhánh tây bắc-đông nam
của MST nữa mà bị đẩy lên phía đông bắc, rời khỏi Biển Đông đi ra vùng biển
Philippines.
Vào tháng 8, gió mùa tây nam trở nên ổn định, không tiến triển thêm nữa, áp
cao Thái Bình Dương tiếp tục dịch chuyển về phía đông bắc, trục của áp cao đã lên
tới vĩ tuyến 300N. Sự dịch lên của áp cao này cũng tạo điều kiện cho gió mùa tây
nam mạnh thổi xa hơn về phía đông và ITCZ cũng tiếp tục lùi xa hơn một ít về phía
đông, song vẫn ở trên vùng biển ngoài khơi quần đảo Philippines.
Sang tháng 9, gió mùa tây nam bắt đầu suy thoái, bức tranh hoàn lưu đã thay
đổi rõ rệt và điều thể hiện rõ nét nhất là có sự liên thông giữa ITCZ ở phía đông
Philippines với hệ thống MST Nam Á. Tuy vậy, điều quan trọng nhất xuất hiện
trong tháng này là trên mực 1000mb, trong khi gió mùa tây nam còn đang khống
chế khu vực Nam Á và Đông Nam Á, hội tụ mạnh vào MST và ITCZ thì ở trên
phần phía đông của lục địa Trung Quốc đã xuất hiện một hoàn lưu xoáy nghịch ở
Hoa Đông (có vị trí trung tâm ở vào khoảng 370N; 1150E). Xoáy nghịch này có một
ý nghĩa quan trọng vì đây là cơ cấu đầu tiên của hoàn lưu mùa đông, bắt đầu nảy
sinh từ trong lòng gió mùa tây nam của bán cầu Bắc.
Trên các lớp khí quyển tầng thấp, áp cao Hoa Đông là một áp cao lạnh lục địa được
thể hiện một cách rõ rệt bằng trường đường dòng, nhưng ở các lớp bên trên áp cao này lại
chịu sự chi phối của hoàn lưu vành đai áp cao cận nhiệt đới. Từ áp cao Hoa Đông, KKL
toả xuống khống chế phần đông nam lục địa Trung Quốc, và ở khoảng vĩ tuyến 23-25 0N,
chúng hợp lưu với tín phong bán cầu Bắc thổi qua bắc Biển Đông, đi sâu vào bắc bán đảo
Đông Dương. Chính vì thế mà ITCZ từ phía đông bắc quần đảo Philippines đã có thể phát
triển về phía tây, tiếp cận và liên thông với hệ thống MST Nam Á.

8

Sang tháng 10, KKL từ áp cao Sebiria đã đi ra phía đông, hợp lưu với hoàn
lưu của áp cao Hoa Đông và tín phong từ áp cao Thái Bình Dương, tạo thành một
đới gió đông bắc mạnh, rộng lớn và thổi từ vùng biển phía đông Trung Quốc xuống
phía tây nam, qua duyên hải phía đông và phần lục địa phía nam của Trung Quốc,
qua phía bắc quần đảo Philippines, tới Biển Đông và bán đảo Đông Dương. Trên
mực 850mb hoàn lưu đông bắc từ áp cao Hoa Đông hợp lưu với tín phong bán cầu
Bắc thổi tới bao trùm cả Biển Đông và bán đảo Đông Dương. Tín phong đông bắc
mạnh đã đẩy MST xuống phía nam và đã thực sự trở thành ITCZ đi qua khoảng vĩ
tuyến 100N. Điều đáng chú ý là sự hoạt động mạnh mẽ của gió đông, đông bắc ở
phía bắc và gió mùa tây nam ở phía nam Biển Đông cũng làm tăng cường độ hội tụ
và thường tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các xoáy thuận trên ITCZ trong
khu vực Biển Đông và phía đông quần đảo Philippines.
Đến tháng 11, trong các lớp khí quyển tầng thấp, gió mùa mùa đông kết hợp
với tín phong đông bắc xâm nhập xuống phía nam, tiếp tục đẩy ITCZ xuống vùng
cận xích đạo. Trên mực 850mb, ITCZ cũng bị đẩy xuống vùng và lại hình thành
ITCZ kép ở hai phía của xích đạo, phản ảnh thế cân bằng của hai đới gió bắc và
nam bán cầu và kết thúc thời kì hoạt động của ITCZ ở bán cầu Bắc.
Theo Nguyễn Viết Lành, Phạm Vũ Anh và nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
hoạt động của rãnh gió mùa (MST) và dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ) ảnh hưởng tới
Việt Nam như sau:
Hàng năm, trên khu vực Nam Á, khi gió mùa tây nam được thiết lập, tín
phong bán cầu Nam vượt xích đạo đi lên bán cầu Bắc, ITCZ kép bị phá vỡ, hệ
thống đệm ở xích đạo được thiết lập thì gió mùa tây nam nhanh chóng tiếp cận và
hội tụ vào rãnh thấp Nam Á. Như vậy, MST hình thành ngay trong rãnh thấp Nam
Á và đem vào rãnh một động năng, và quan trọng hơn là đã tích luỹ được một lượng
ẩm dồi dào khiến cho hệ thống này đã thay đổi về chất. Vì thế, vào mùa hè, khi gió
mùa tây nam đã hội tụ vào rãnh thấp Nam Á thì hệ thống này cần được gọi là MST
để nhấn mạnh đến lượng tiềm năng bất ổn định đang tàng trữ của nó.
Gió mùa tây nam không phải bao giờ cũng có thể hội tụ đồng thời trên toàn bộ
rãnh thấp Nam Á dài hàng chục ngàn km mà thường chỉ xảy ra ở một số đoạn nhất định.
Thông thường vào những tháng đầu mùa hè (từ tháng 5-7), ở phía tây kinh tuyến 800E,
MST dường như bị neo giữ vào vị trí của rãnh áp thấp, còn ở phía đông kinh tuyến 800E,
MST dao động trong phạm vi từ 15-350N. Đến những tháng cuối mùa hè (từ tháng 8-9),
khi tín phong đã dần dần xuất hiện trên Biển Đông thì MST cũng dần dần tách rời khỏi
rãnh thấp Nam Á để trở thành ITCZ, lùi dần xuống các vĩ độ thấp cận xích đạo.
Nghiên cứu đánh giá mức độ hoạt động của MST trên khu vực bán đảo

9

Đông Dương, Biển Đông (trong phạm vi từ 90 0-1400E và từ 00-300N) được dẫn ra
trong bảng 1.
Qua bảng 1 ta có thể thấy, trung bình hàng năm có 97,6 ngày MST hoạt
động, riêng năm 1996 chỉ có 88 ngày, còn năm 1997 (năm El Nino) lên tới 113
ngày.
Vào những tháng đầu mùa hè (tháng 5 và 6), khi gió tây nam đang tiến triển,
số ngày MST hoạt động tăng dần từ 10,6 ngày lên 13,0 ngày/tháng. Đến thời kì gió
mùa thịnh hành và ổn định (tháng 7, 8 và 9), sự hiện diện của MST tăng lên tới trên
20 ngày, nhiều nhất là tháng 8, trung bình có tới 24,6 ngày. Sang tháng 10, hoạt
động của MST giảm xuống một cách đột ngột, xuống còn 5,4 ngày. Bởi vì vào
tháng 10 với sự mạnh lên của áp cao cận nhiệt đới, tín phong đông bắc đã hiện diện
ở bắc Biển Đông, MST đã rời khỏi rãnh thấp Nam Á và trở thành ITCZ ở vĩ độ thấp
hơn. Đó chính là thời kì kết thúc hoạt động của MST.
Bảng 1. Số ngày có MST hoạt động trên khu vực nghiên cứu

Sự hình thành và hoạt động của ITCZ
Tháng
Năm

5

6

7

8

9

10

Tổng số

1996
1997

11
10

11
13

19
28

21
28

21
27

5
7

88
113

1998

9
11
12

12
16
13

20
17
22

23
25
21

21
24
21

5
3
7

90
96
101

10,6

13,0

21,2

24,6

22,8

5,4

97,6

1999
2000
Trung
bình

Vào tháng 5, khi tín phong bán cầu Nam vượt xích đạo đi lên bán cầu Bắc rồi
chuyển hướng đi về phía đông hay phía bắc đã gặp đới tín phong bán cầu Bắc từ áp
cao Thái Bình Dương trên khu vực Biển Đông và tây Thái Bình Dương tại các vĩ độ
cận xích đạo tạo thành ITCZ ở đây.
Trong các tháng tiếp theo, sự mạnh lên của gió mùa tây nam cùng với sự
dịch chuyển dần lên phía đông bắc của áp cao Thái Bình Dương đã làm cho ITCZ
cũng dịch chuyển lên phía đông bắc Biển Đông.
Đáng chú ý là trong tháng 6, ITCZ đã liên thông với rãnh tây bắc-đông nam của
MST làm thành một dải thấp chạy ngang qua Biển Đông, đi qua Bắc Trung Bộ và Bắc
Bộ Việt Nam. Tuy nhiên, từ góc độ hoàn lưu ta có thể thấy, thực ra ITCZ vẫn chỉ hoạt
động trên khu vực đông nam Biển Đông chứ chưa thể tiếp cận vào bán đảo Đông
Dương.
Tháng 7, khi gió mùa tây nam đạt đến mức độ mạnh nhất cũng là lúc ITCZ
đã bị đẩy ra khỏi Biển Đông và chỉ tồn tại ở vùng biển phía đông Philippines cho

10

đến tháng 8. Sang tháng 9, gió mùa tây nam bắt đầu quá trình suy yếu, áp cao Thái
Bình Dương mạnh lên, lấn về phía tây và lùi dần xuống phía nam thì tín phong bán
cầu Bắc đã trở lại ở tây bắc Biển Đông. Đến tháng 10, dòng tín phong này tiếp tục
lấn sang cả bắc Ấn Độ Dương. Vì thế ITCZ cũng có cơ hội hoạt động ngang qua
Biển Đông, bán đảo Đông Dương và Ấn Độ Dương. ITCZ trong thời kì này cũng
lùi dần xuống phía nam. Sang tháng 11, ITCZ tiếp cận xích đạo và hệ thống ITCZ
kép được thiết lập ở hai bên xích đạo.

Bảng 2. Số ngày ITCZ hoạt động trên khu vực bán đảo Đông Dương, Biển
Đông và lân cận
Tháng
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Trung bình

5

6

7

8

9

10

Tổng số

15
13
11
14
15
13,6

16
15
14
15
16
15,4

18
25
20
19
23
21,2

22
25
22
21
23
22,6

23
25
21
22
23
22,8

23
26
24
23
24
24,0

117
129
112
114
124
119,2

Qua bảng 2 có thể thấy, trung bình hàng năm có 119,2 ngày ITCZ hoạt động
trên khu vực nghiên cứu. Trong đó năm 1997 số ngày này lên đến 129 ngày và 2000
lên đến 124 ngày. Tuy sự vượt trội này không lớn, song nếu so với tần số trung bình
của MST, ta cũng thấy dường như có một sự quan hệ nào đó giữa tần số của ITCZ
và MST với hoạt động của ENSO.
Vào những tháng đầu mùa gió mùa tây nam, khi ITCZ chỉ hiện diện ở đông
nam Biển Đông và vùng biển phía đông Philippines, số ngày hoạt động của ITCZ
không lớn lắm, chỉ chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng số ngày trong tháng. Nhưng
đến các tháng cuối mùa (tháng 8-10) khi ITCZ đi ngang qua Biển Đông và bán đảo
Đông Dương và lùi dần từ bắc xuống nam thì tần số của ITCZ tăng lên, mỗi tháng
có khoảng 20- 25 ngày xuất hiện ITCZ.
Ảnh hưởng của MST và ICTZ đến Việt Nam
Phạm vi hoạt động của MST chỉ trong khoảng từ 15-300N nên nó chủ yếu chỉ
gây mưa rào và dông cho các khu vực từ Bắc Bộ tới Trung Trung Bộ; còn các khu
vực phía nam ít chịu ảnh hưởng của MST.
MST thường hiện diện khá đa dạng, song có thể phân thành hai dạng chính
tuỳ theo hướng phát triển của nó: MST vĩ hướng và MST kinh hướng.
a) MST vĩ hướng: Vào những thời kì khác nhau MST vĩ hướng cũng có
những đặc trưng khác nhau, ta có thể chia thành ba giai đoạn, trong đó, giai đoạn
đầu và cuối của mùa gió mùa tây nam có những đặc trưng khá giống nhau.

11

Vào giai đoạn giữa (tháng 6, 7) MST thường xuất hiện ở các vĩ độ khá cao
(25-300N) qua bắc bán đảo Đông Dương và nam lục địa Trung Quốc. Lúc này MST
thường liên thông với front Meiyu thành một dải từ Nam Á tới Đông Bắc Á. Đối
với những đoạn MST trên đất liền thì khi gió mùa tây nam mang theo hơi ẩm đi lên
tiếp cận với rãnh thì chúng thường chuyển hướng theo chiều xoáy thuận rồi mới hội
tụ vào rãnh cho nên một dải hội tụ khối lượng của không khí ẩm được hình thành
dọc theo rìa phía nam của rãnh, còn ở phía bắc của rãnh, không khí mát và khô hơn
tiếp cận và hội tụ thẳng vào rãnh. Khi KKL hội tụ vào rãnh đủ mạnh nó sẽ kích hoạt
làm cho không khí nóng ẩm bốc lên theo chiều xoáy thuận và phát triển thành
những vùng áp thấp trong rãnh. Ở một số địa phương nhất định, tác động địa hình
có thể góp phần tạo nên các dòng KKL mạnh, có tác dụng kích hoạt làm xuất hiện
các trung tâm áp thấp trong rãnh khi MST đi qua địa phương này.
Với cấu trúc như vậy, trên MST trong đất liền, thời tiết xấu (mưa rào, dông)
thường xảy ra ở trên rãnh và mở rộng về phía nam rãnh. Thời tiết xấu thường tập
trung trong khu vực áp thấp và mở rộng ở rìa phía nam và đông rãnh.
MST trên đất liền ảnh hưởng đến thời tiết ở Việt Nam thường diễn ra như
sau: Khi gió mùa tây nam tiếp cận và hội tụ vào MST ở khu vực phía tây nam và
nam Trung Quốc, đồng thời KKL lục địa tiếp cận tới phía bắc MST. Khi đủ mạnh,
KKL đẩy MST di chuyển xuống phía nam. Vân Nam Trung Quốc là một trong
những nơi làm xuất hiện áp thấp trên MST. Khi MST xuống gần biên giới ViệtTrung thì mưa bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam và duy trì cho đến khi MST đi qua
hoặc bị suy yếu và tan đi.
Mưa do MST loại này gây ra có thể chỉ một ngày nếu MST đi qua nhanh.
Khi MST dịch chuyển chậm hoặc dịch chuyển lên/xuống thì đợt mưa có thể kéo dài
2-3 ngày. Hàng ngày, mưa thường xảy ra vào buổi chiều hay chiều tối, đó là thời
gian thuận lợi nhất cho độ bất ổn định nhiệt lực phát huy tác dụng, đêm và sáng thời
tiết tốt.
Vào giai đoạn đầu (tháng 5) và cuối (tháng 8, 9) của mùa gió mùa tây nam,
gió tây nam thường thổi qua bán đảo Đông Dương tới Biển Đông. Trên Biển Đông
gió đổi hướng, đi vào rãnh thấp nóng trên lục địa châu Á làm xuất hiện MST trên
khu vực Biển Đông. Trong tình huống như vậy MST trên biển không trùng với rãnh
thấp nóng như trên đất liền. Nhưng chính sự xuất hiện MST trên Biển Đông là cơ
hội để MST từ đất liền có thể vươn ra biển, đi qua Bắc Bộ hoặc Bắc Trung Bộ. Sự
liên thông này làm cho MST trên đất liền trở nên ít di động hơn và có độ bất ổn
định không lớn nên nó thường chỉ gây ra những trận mưa rào hoặc mưa rào nhẹ vào
trưa và chiều. Hiện tượng được lặp đi lặp lại trong mấy ngày. Song thường xảy ra

12

tình huống là cùng với sự xuất hiện của MST trên biển thì ở rìa phía bắc có KKL,
gây ra các đợt mưa rào và dông cho vùng duyên hải.
b) MST kinh hướng: Khi rãnh thấp Nam Á phát triển mạnh về phía đông,
thường tới bắc bán đảo Đông Dương và tây nam Trung Quốc, đồng thời gió mùa tây
nam hoạt động mạnh, tiến xa về phía đông đông bắc, vượt qua bán đảo Đông
Dương tới Biển Đông. Ở đây gió mùa tây nam gặp đới tín phong lượn theo chiều
xoáy nghịch ở rìa phía tây của áp cao Thái Bình Dương đi lên phía bắc nên gió mùa
tây nam cũng phải chuyển hướng đi lên phía bắc, theo chiều xoáy thuận trên Biển
Đông đã làm xuất hiện MST có trục chạy theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam
phù hợp với bờ biển Bắc Trung Bộ và đi qua Bắc Bộ.
Bình thường MST kinh hướng chỉ gây nên mưa rào nhẹ vào trưa và chiều ở Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhưng khi ở phía đông của rãnh có sự hợp lưu giữa gió mùa tây
nam và gió đông có nguồn gốc là KKL hoặc là tín phong từ áp cao Thái Bình Dương
thổi vào thì vùng hợp lưu thường có trục gần như theo hướng bắc-nam. Do tác động của
địa hình, vùng hợp lưu này thường gây ra mưa to đến rất to ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
ITCZ hiện diện trên khu vực nghiên cứu từ tháng 5-12 có thể được chia làm
hai giai đoạn: giai đoạn đi lên (từ tháng 5-7) và giai đoạn đi xuống (từ tháng 8-12):
1) Trong giai đoạn đi lên, ITCZ hoạt động ở đông nam Biển Đông sau đó đi
ra phía đông Philippines. Lúc này chỉ có gió tây nam vượt xích đạo ở khu vực
Malaysia-Indonesia hội tụ với tín phong bán cầu Bắc, tạo nên ITCZ. Vì thế trong
giai đoạn này mọi sự mạnh lên của ITCZ hầu như không ảnh hưởng tới Việt Nam.
Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt khi hệ thống đệm xích đạo dịch chuyển lên ở
tới nam Biển Đông, ITCZ mới có thể tiếp cận vùng duyên hải phía đông Nam Bộ
hay Nam Trung Bộ, gây mưa rào và dông vài ngày rồi lại rút ra.
2) Trong giai đoạn đi xuống, ITCZ thực sự ảnh hưởng đến bán đảo Đông
Dương và Biển Đông một cách đáng kể.
o Khi ITCZ đi qua phía bắc Biển Đông, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: trong điều kiện
bình thường, tức là chỉ có ITCZ hay ITCZ liên thông với MST thì thời tiết nói
chung không xấu lắm, chỉ có mưa rào nhẹ vào trưa và chiều ở khu vực phía bắc của
ITCZ. Nếu đới tín phong bán cầu Bắc phát triển cao tới mực 500mb hay có sự xâm
nhập của KKL từ phía bắc làm tăng độ hội tụ trong ITCZ thì mưa lớn diện rộng
xuất hiện ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
o Khi ITCZ đi qua nam Biển Đông, Nam Bộ và Nam Trung Bộ: vào tháng 10, khu
vực bắc Biển Đông có sự hợp lưu giữa tín phong bán cầu Bắc với gió đông bắc của
KKL lục địa, đới gió hợp lưu này thổi vào ITCZ ở nam Biển Đông. Mưa lớn sẽ xảy

13

ra cho Trung và Nam Trung Bộ khi đới gió hợp lưu được tăng cường và phát triển
cao, phía trên đó lại có gió đông nhiệt đới mạnh.
Nam Bộ chịu ảnh hưởng của ITCZ với đới gió tây nam ở phía nam, thường
có mưa rào và dông vào buổi chiều. Mưa sẽ tăng lên trong những điều kiện sau đây:
- Sóng đông trong đới tín phong ở phía bắc ITCZ từ ngoài biển di chuyển
vào;
- Vùng đệm xích đạo nâng lên làm tăng độ hội tụ trong đới gió tây nam ở
phía nam ITCZ. Tuy nhiên, nếu vùng đệm xích đạo nâng cao tới Nam Bộ thì có thể
xảy ra hạn hán.
Sang tháng 11-12, ITCZ tiếp tục lùi xuống phía xích đạo, lúc này tín phong
thổi vào Nam Bộ, mưa chấm dứt và, chuyển sang thời tiết gió chướng. Tuy nhiên
vẫn cần phải chú ý tới nhiễu động sóng đông hoặc sóng xích đạo có thể ảnh hưởng
đến Nam Bộ gây ra các đợt mưa rào và dông muộn. Chỉ khi ITCZ đã chuyển xuống
bán cầu Nam thì mùa mưa mới chấm dứt.
3) Thời tiết nguy hiểm của ITCZ: ITCZ trở nên nguy hiểm khi xuất hiện
XTNĐ ở trên đó. Thực tế cho thấy, khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương là
nơi mà XTNĐ thường được sinh ra trên ITCZ hay ITCZ liên thông với MST. Tiếc
rằng cho đến nay vẫn chưa có những số liệu thống kê chứng thực điều này. Qua kết
quả phân tích, thống kê nguồn gốc nảy sinh XTNĐ (xoáy thuận nhiệt đới) hoạt
động trên Biển Đông trên bộ bản đồ SH hàng ngày từ năm 1996-2000. Có thể thấy
các con số quen thuộc đã được thống kê trên những chuỗi số liệu 20-30 năm như: tỉ
số giữa số ATNĐ (áp thấp nhiệt đới) và bão là 1/3, tỉ số giữa số XTNĐ hình thành
trên Thái Bình Dương và trên Biển Đông cũng xấp xỉ 1/3 và số lượng bão và ATNĐ
mỗi năm cũng khoảng 13 cơn, riêng năm 1997 chỉ có 6 cơn do hoạt động mạnh mẽ
của El Nino.
Như vậy, ta có thể tiến hành tính toán những đặc trưng cần thiết. Qua bảng 3
ta thấy trong tổng số 58 XTNĐ trong 5 năm nghiên cứu, hầu hết được hình thành
trên ITCZ (49 cơn chiếm 84%), một số ít hình thành trên MST (8 cơn, chiếm
khoảng 14%). Chỉ có 1 cơn, chiếm xấp xỉ 2%, được hình thành ngoài hệ thống
ITCZ và MST. Đó là cơn bão số 8 năm 1999, hình thành ở vùng biển đông bắc
Philippines (18,50N; 128,90E) ngày 03/10/1999, do nhiễu động sâu trong đới tín
phong bán cầu Bắc ở phía nam áp cao Thái Bình Dương. Bão đã mạnh lên trên cấp
12, với khí áp cực tiểu là 960mb, đã đổ bộ vào Phúc Kiến Trung Quốc sáng 09/10.

14

Tải về bản full