Dán đề cần xe máy có bị phạt không

Việc dán decal xe máy hiện nay đang phổ biến khá rộng rãi. Tuy nhiên có một vấn đề mà nhiều người đi dán decal thắc mắc đó là dán decal xe máy có bị phạt không? Và dán decal xe máy như thế nào để không bị phạt mà vẫn đảm bảo được nét đẹp của chiếc xe? Cùng Alobike tìm hiểu ngay bây giờ qua bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

  • Mẫu dán tem xe Vision đen nhám mới nhất
  • Các món đồ chơi xe Wave bán chạy

Dán decal xe máy có bị phạt không?

Bạn mới mua một chiếc xe và đang có ý định dán decal cho chiếc xe của mình với những mẫu tem xe máy đẹp thời trang và để bảo vệ lớp sơn xe không bị bong tróc, trầy xước. Nhưng có một vấn đề khiến bạn băn khoăn đó là dán decal xe có bị phạt không. Việc dán đề can xe máy có bị phạt không hay thay đổi tem xe có bị phạt không luôn là khúc mắc trong lòng của chủ sở hữu khi muốn tân trang lại chiếc xế yêu của mình.

Hiện nay, pháp luật quy định không cấm việc dán decal cho xe. Chính vì vậy bạn không cần phải lo lắng việc dán decal xe có bị phạt hay không. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý đến tất cả chủ phương tiện đó là theo khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

Chủ phương tiện tham gia giao thông không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất.

Đây có lẽ là cú đáng nhắm vào trái tim của giới chơi xe độ tại Việt Nam. Việc dán decal, nâng cấp động cơ xe hay chẳng hạn như thay đổi ngoại hình, âm thanh...cũng có thể quy vào tội sản xuất, lắp ráp trái với quy định. Nếu bạn chỉ dán tem trong suốt, hoặc dán tem logo, tem xương cá... thì không bị phạt. Nhưng nếu dán decal mà làm thay đổi màu vốn có của xe thì sẽ bị phạt.

Quy định về việc xử phạt đối với những hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe không đúng với màu sơn đã ghi trong Giấy đăng ký xe: phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy phép đăng ký xe. Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo đúng quy định đề ra.

Dán decal xe máy thế nào để không bị phạt?

Những năm gần đây, xu hướng dán decal đổi màu cho xe rất được ưa chuộng. Đây là phương pháp dán xe máy đơn giản nhất để làm đẹp và trang trí cho chiếc xe của bạn. Tuy nhiên, việc dán decal xe như thế nào cho đúng quy định và không bị xử phạt vẫn là điều mà nhiều người tham gia giao thông chưa biết, cùng chúng tôi điểm qua những lưu ý sau đây:

1. Theo quy định tại khoản 2 điều 55 Luật GTĐB 2008 có quy định: không dán decal hoặc tem trùm bao phủ toàn bộ thân xe. Không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe so với thiết kế ban đầu của hãng sản xuất. Nếu muốn thay đổi màu sắc nguyên bản của xe, chủ phương tiện phải đến cơ quan quản lý để làm thủ tục đổi màu sơn xe.

2. Khi dán decal dán phải trùng với màu sơn đã đăng ký, tốt nhất là nên dán tem trong hoặc nilon không màu.

3. Chủ phương tiện chỉ được dán các loại tem nhỏ, logo, tem vành và tem xương cá,...

Bạn còn thắc mắc về việc dán decal xe máy có bị phạt không sau khi đọc xong bài viết này chưa? Với những thông tin Alobike sửa xe máy Hà Nội chia sẻ đến bạn đọc ở trên mong rằng nó sẽ có ích với bạn cũng như những người đang tìm hiểu để giúp cho chiếc xe của mình an toàn và đẹp hơn.

  • Dán decal xe là gì?
  • Phân loại dán decal xe theo quy định hiện hành
  • Dán decal xe có bị phạt không?
  • Dán decal xe thì bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, khi điều kiện kinh tế ở mức khá giả thì nhu cầu đời sống của con người cũng ngày một tăng cao. Khi một chiến xe đi lâu và đã cũ, thay vì bỏ tiền mua một chiến mới, người ta sẽ nghĩ ngây đến việc thay đổi về màu sắc bên ngoài của xe. Những miếng dán decal xe cũng từ đó mà ra đời.

Tuy nhiên, Dán decal xe có bị phạt không? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người tieu dùng đặt ra hiện nay. Thông qua bài viết này, chúng tôi xin đưa ra cho Quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất, những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến dán decal xe.

Dán decal xe là gì?

Trước khi tìm hiểu cụ thể về vấn đề Dán decal xe có bị phạt không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dán decal xe là gì?

Có lẽ từ khóa “dán decal xe” không còn xa lạ nữa đối với người dân hiện nay, đặc biệt là những người chơi xe sành điệu. Dán decal xe là phương pháp sử dụng mọt lớp decal dán lên nhằm bảo vệ lớp sơn của xe ban đầu, che đi những vết trầy xước hoặc để thể hiện phong cách và cá tính của bạn.

Phân loại dán decal xe theo quy định hiện hành

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu in decal xe máy và ô tô khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là 3 loại decal này:

+ Decal trong suốt: Đây là loại decal thích hợp dán trên cửa kính hoặc trên xe. Vì bề mặt chúng trong suốt nên khách hàng có thể thấy lớp sơn ở phía sau. Chúng được ưa chuộng vì có giá rẻ đồng thời vẫn giữ được màu nền ở phía sau.

Nếu dán trên kính thì người nhìn vẫn thấy những gì ở bên trong. Loại decal trong thường dán nhiều khi bạn mua xe mới hoặc muốn “tút” lai cho chiếc xe mình trở nên mới hơn. Tác dụng chính là bảo vệ màu sơn, tạo độ bóng, giúp sơn khó bị trầy. Loại decal này thường được thay hằng năm để xe nhìn luôn mới.

+ Decal trùm: Là loại decal được in bằng máy và được trùm toàn bộ lên bộ phận cần dán của xe máy. Sản phẩm có sự đa dạng về thiết kế, có họa tiết phức tạp hơn. Tuy nhiên màu sắc của loại decal hình dán xe máy không đồng đều, dễ biến dạng ở những góc bo.

+ Decal ghép: em ghép là ghép nhiều tấm decal lại với nhau để tạo thành bản decal lớn như mong muốn. Người thợ thiết kế bắt buộc phải có hiểu biết về ghép hình và thợ dán cũng vậy. Như thế mới tạo ra được bản dán hoàn chỉnh.

Tem ghép nhìn thấy nhiều trên xe buýt và xe taxi.

Ở những vùng như cửa sổ hay cửa ra vào. Người thợ phải dán lên từng mảng để ghép lại thành hình hoàn chỉnh. Điều này cần sự tỉ mỉ ở file in và kỹ năng của người dán. Nếu dán lệch, hình sẽ trông rất xấu.

Dán decal xe có bị phạt không?

Dán decal xe có bị phạt không? Muốn xét xem một hành vi có vi phạm pháp luật hay không, cần xem xét hành vi đó có đủ các dấu hiệu vi phạm pháp luật hay không. Các dấu hiệu đó bao gồm: Mặt khách quan, mặt chủ quan, mặt chủ thể và khách thể.

– Xét về mặt khách thể: Hành vi dán decal xe mà làm thay đổi toàn bộ màu sơn của xe khác với nhãn hiệu đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì đã vi phạm vào mối quan hệ tổ chức, quản lý, điều tiết các phương tiện giao thông của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo Khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

– Xét về mặt chủ thể: Người điều khiển phương tiện giao thông phải là người được cấp giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật. Có nghĩa là người đó có đủ năng lực pháp luật và năng lực dân sự đầy đủ, cùng với các kiến thức phù hợp theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

– Xét về mặt khách quan và chủ quan: Yếu tố “lỗi” chiếm một phần quan trọng để xét xem hành vi đó có phải là vi phạm pháp luật hay không. “Lỗi” có thể một cách đơn giản là thái độ, cách lựa chọn của người đối với một sự việc xảy ra.

Trong trường hợp này, chủ phương tiện giao thông biết việc dán decal xe mà làm thay đổi màu bên ngoài của xe hoàn toàn nhưng vẫn cố ý làm thì đây rõ ràng là một hành vi vi phạm pháp luật.

Tóm lại, có thể thấy, đối với hành vi dán decal xe làm thay đổi màu xe khác hoàn toàn so với màu xe được đăng ký trong giấy phép lái xe là hoàn toàn vi phạm quy định của pháp luật về lĩnh vực giao thông đường bộ.

Dán decal xe thì bị xử phạt như thế nào?

Dán decal xe có bị phạt không? sẽ bị xử phạt. Chủ phương tiện giao thông đường bộ có phương tiện giao thông đường bộ dán decal làm thay đổi màu xe sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Cụ thể:

Khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

“ Điều 30: Quy định về Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.”

Như vậy, có thể thấy, đối với việc dán decal xe làm thay đổi màu sơn của xe khác hoàn toàn với màu sơn đã đăng ký trong Giấy phép lái xe sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với cá nhân, và từ 200.000 đến 400.000 đồng đối với tổ chức.

Còn các hành vi dán decal xe khác không thuộc trường hợp kể trên sẽ không phải là hành vi vi phạm pháp luật và không phải nộp phạt.

Trên đây là một số thông tin về Dán decal xe có bị phạt không? mà chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu hoặc áp dụng trên thực tế. Nếu vẫn còn nhiều tắc mắc hoặc biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài 1900 6557.

Chủ Đề