Dàn ý - thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của việt nam (tết nguyên tiêu )

Trước đây, lễ Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn, bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khỏe mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù... Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán. Về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Trước sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng sẽ ra đồng đốt cây, cỏ, lá khô để diệt sâu bọ. Lại có ý kiến cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật Với người dân Việt Nam, sau một năm lao động vất vả, người dân tự thưởng cho mình một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, du xuân. Tết Nguyên Tiêu đánh dấu sự kết thúc tháng ăn chơi để bắt tay vào công việc của một năm mới. Tết Nguyên Tiêu còn là men tố, là thời khắc gây nguồn cảm hứng thi ca bất tận. Vào dịp này, vua chúa có lệ ban lấy ngày Nguyên Tiêu là dịp để triệu tập các Trạng nguyên và những người đỗ đạt cao trong nước về kinh hội họp, đãi yến tiệc trong vườn Thượng Uyển. Tại đây, các ông Trạng cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng họa, ứng đáp câu đối, thổi sáo chơi đàn, ca ngợi tạo hóa và triều đại, bởi vậy nên về sau người ta gọi là Tết Trạng nguyên; một ngày tết dành riêng để tôn vinh việc học hành. Nước ta vào thời Lý - Trần, triều đình có tổ chức Tết Trạng nguyên; đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông, Tết Trạng nguyên được tổ chức một cách trọng thể ở kinh thành Thăng Long, khắp cả trong cung ngoài phố múa hát đàn ca tưng bừng, cờ hoa trang hoàng rực rỡ. Xưa kia, tại các nhà thờ họ, trưởng họ, trưởng tộc thường triệu tập những thanh niên học cao, hiểu rộng, có tài và đức lên đọc bản báo cáo thành tích một năm hoạt động với tổ tiên. Qua đó để thấy được sự hưng vượng của dòng họ và giáo dục các thế hệ con cháu một cách tốt nhất. Sau đó, các bô lão tổ chức ngắm trăng, thi đọc thơ hoặc chơi tổ tôm, tam cúc. Sau ngày này, họ thường cất hoặc đốt những bộ trò chơi này đi để thúc giục con cháu khởi động một năm mới làm việc chăm chỉ, thi cử đỗ đạt. Đối với bình dân, vào dịp Tết Nguyên Tiêu ở nhiều nơi thường mở hội làng, bằng nhiều loại hình dân gian, tổ chức lễ thắp đèn hoa, đua thuyền bơi trải, vật võ, có cả múa, hát, lục cúng hoa đăng Chúng ta vẫn thường gọi là Rằm tháng Giêng:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Dàn ý
  • Bài mẫu

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Ngày rằm tháng giêng âm lịch là Tết Nguyên Tiêu một trong những ngày tết truyền thống, cũng là ngày cuối trong cả dịp Tết Xuân.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ

- Đêm Rằm tháng Giêng Âm lịch là Tết Nguyên Tiêu cổ truyền của người dân Châu Á, còn gọi là "Tết Hoa đăng".

- Theo tập tục đêm Rằm tháng Giêng ở thành thị hay ở nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn kết hoa những năm gần đây mọi người đều yêu thích Tết Nguyên Tiêu, vậy tết cổ truyền này được bắt nguồn từ đâu ?

- Tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán, sách "Ngày Tết Trung Quốc" xuất bản vào tháng 9 năm 1983 cho rằng: Vua Hán Văn lên ngôi sau khi "dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã " gây ra, chính ngày đó là ngày Rằm tháng Giêng, theo lệ mỗi năm vào ngày Rằm tháng Giêng vua Hán Văn ra khỏi cung vua dạo chơi "chung vui với dân". Chữ "Dạ" trong cổ ngữ Trung Quốc được gọi là "Tiêu", cho nên vua Hán Văn đã lấy ngày Rằm tháng Giêng làm ngày Tết Nguyên Tiêu.

b. Đặc điểm, ý nghĩa

- Tại nhiều nơi tối hôm Rằm tháng Giêng có lễ hội thả đèn trên sông, hoặc như tại Hội An, Đà Nẵng có lễ hội Hoa đăng.

- Có một khu vực toàn đèn lồng đủ mầu, đủ kiểu khoe sắc rực rỡ, ba mặt xung quanh Hội An là nước bên ngoài các cuộc đua thuyền tiêu biểu, ban đêm còn có thả đèn hoa sen trên mặt nước.

- Trưa rằm tháng giêng, có lề cầu an, có lễ phóng sinh chim. Các em có dịp đứng quanh lồng chim của gia đình mua để thả, chờ nhà sư tụng niệm, vẩy nước bằng cành lá trúc, tre làm phép phóng sinh.

- Sau khi làm lễ phóng sinh cầu an và thụ lộc tại chùa, mọi người xin lại chai nước tại đàn Dược Sư đem về nhà uống cho dược khỏe mạnh và tai qua nạn khỏi.

- Sau đó, mọi người lại tiếp tục đi lễ Thập Tự (đi đủ 10 chùa trong ngày) hoặc đi lễ thêm tại nhiều chùa, đền, đình, miếu...

3. Kết bài

- Tết Nguyên Tiêu là một trong những nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

- Chúng ta cần phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những ý nghĩa cao đẹp của nó.

Bài mẫu

Trước đây, lễ Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn, bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khỏe mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù...

Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.

Về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Trước sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng sẽ ra đồng đốt cây, cỏ, lá khô để diệt sâu bọ.

Lại có ý kiến cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật

Với người dân Việt Nam, sau một năm lao động vất vả, người dân tự thưởng cho mình một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, du xuân. Tết Nguyên Tiêu đánh dấu sự kết thúc tháng ăn chơi để bắt tay vào công việc của một năm mới. Tết Nguyên Tiêu còn là men tố, là thời khắc gây nguồn cảm hứng thi ca bất tận.

Vào dịp này, vua chúa có lệ ban lấy ngày Nguyên Tiêu là dịp để triệu tập các Trạng nguyên và những người đỗ đạt cao trong nước về kinh hội họp, đãi yến tiệc trong vườn Thượng Uyển. Tại đây, các ông Trạng cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng họa, ứng đáp câu đối, thổi sáo chơi đàn, ca ngợi tạo hóa và triều đại, bởi vậy nên về sau người ta gọi là Tết Trạng nguyên; một ngày tết dành riêng để tôn vinh việc học hành.

Nước ta vào thời Lý - Trần, triều đình có tổ chức Tết Trạng nguyên; đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông, Tết Trạng nguyên được tổ chức một cách trọng thể ở kinh thành Thăng Long, khắp cả trong cung ngoài phố múa hát đàn ca tưng bừng, cờ hoa trang hoàng rực rỡ.

Xưa kia, tại các nhà thờ họ, trưởng họ, trưởng tộc thường triệu tập những thanh niên học cao, hiểu rộng, có tài và đức lên đọc bản báo cáo thành tích một năm hoạt động với tổ tiên. Qua đó để thấy được sự hưng vượng của dòng họ và giáo dục các thế hệ con cháu một cách tốt nhất.

Sau đó, các bô lão tổ chức ngắm trăng, thi đọc thơ hoặc chơi tổ tôm, tam cúc. Sau ngày này, họ thường cất hoặc đốt những bộ trò chơi này đi để thúc giục con cháu khởi động một năm mới làm việc chăm chỉ, thi cử đỗ đạt.

Đối với bình dân, vào dịp Tết Nguyên Tiêu ở nhiều nơi thường mở hội làng, bằng nhiều loại hình dân gian, tổ chức lễ thắp đèn hoa, đua thuyền bơi trải, vật võ, có cả múa, hát, lục cúng hoa đăng

Chúng ta vẫn thường gọi là Rằm tháng Giêng:


Rằm tháng giêng ai siêng thì quải,
Rằm tháng bảy kẻ quải, người không.
Rằm tháng mười, mười người mười quải.

Nguồn: Sưu tầm