Đánh giá 6600xt

RX 6600 XT và RTX 3060 có giá thành không quá chênh lệch, cả hai đều được thiết kế nhằm phục vụ các tựa game ở độ phân giải 1080p, thậm chí là 1440p. Vậy, tính năng của chúng có gì khác biệt không? Nếu có, nên chọn RX 6600 XT hay RTX 3060 ở thời điểm hiện tại

Thông số kỹ thuật của RX 6600 XT và RTX 3060

Trước hết, chúng ta cùng điểm qua những điểm khác biệt dựa trên thông số kỹ thuật của 2 card đồ họa AMD Radeon RX 6600 XT và GeForce RTX 3060.

RTX 3060: Là card đồ hoạ dựa trên kiến trúc Ampere của NVIDIA, sử dụng quy trình chế tạo 8nm của Samsung. Số lõi CUDA 3584 với 12GB bộ nhớ GDDR6. Tốc độ xung nhịp cơ bản 1320 MHz, tăng lên 1777 MHz, đôi khi cao hơn một chút. Công suất đồ hoạ 170W, PSU 550W.

RX 6600 XT: Là card đồ hoạ của AMD dựa trên công nghệ RDNA 2.0, sử dụng quy trình fab 7nm của TSMC. Nó có bộ xử lý Stream Processor 2048 với bộ nhớ GDDR6 8GB [nhỏ hơn]. Tốc độ xung của bộ nhớ trong card màn hình nhanh hơn là 16Gbps. Công suất GPU 160W, PSU 500W.

Cũng giống như các sản phẩm GPU từ AMD, RX 6600 XT không có bộ lõi phần cứng chuyên dụng để hỗ trợ Ray Tracing. Tuy nhiên RX 6600 XT lại có 32 Ray Accelerator [các lõi phần cưngs để xử lý dò tia đồng thời thực hiện các chức năng khác cùng lúc]. Tốc độ của RX 6600 có thể tăng đến 2589 MHz.

Mặc dù cùng ra mắt vào năm 2021, cùng hướng đến phân khúc tầm trung với mức chênh lệch không cao nhưng RX 6600 XT và RTX 3060 được thiết kế bởi 2 nhà sản xuất khác nhau. Vì vậy hai GPU có bộ tính năng khác biệt đủ lớn để mang lại những ưu và nhược điểm riêng biệt.

G-Sync và FreeSync

Giữa GPU AMD và NVIDIA thì khả năng G-Sync và FreeSync là một trong những điểm khác biệt quan trọng đối với nhiều game thủ. Đây là 2 công nghệ giúp cải thiện hiệu năng chơi game của màn hình, loại bỏ được hiện tượng xé hình, trùng lặp hình, hạn chế tối đa độ trễ đầu vào khi chơi game.

Trong khi GPU của NVIDIA có thể sử dụng G-Sync và FreeSync [trên màn hình tương thích] thì GPU của AMD chỉ có thể sử dụng công nghệ tương thích FreeSync hoặc G-Sync.

DLSS và FSR

Trên card đồ hoạ của NVIDIA sử dụng công nghệ DLSS [Deep Learning Super Sampling], còn card đồ hoạ của AMD là FRS [FidelityFX Super Resolution] đi theo hướng sử dụng các kỹ thuật spatial upscaling algorithm thay vì dựa vào Ai và Neural Network như DLSS.

Cả 2 công nghệ đều hướng tới việc nâng cao FPS và chất lượng hình ảnh với phần cứng không đổi. Bạn chỉ cần một nút bấm trong setting thì những game giật lag, hình ảnh chất lượng thấp sẽ trở nên mượt mà đáng kể.

Về so sánh thì nhiều ý kiến cho rằng FSR không thể so sánh với DLSS, tuy nhiên FSR lại đang phát triển nhanh chóng, hướng đến việc hỗ trợ nhiều loại card, open-source… trong khi DLSS lại đang độc quyền công nghệ/phần cứng.

DLDSR và VSR

Nếu DLSS và FSR giúp nâng cao độ phân giải thì DLDSR và VSR lại làm hạ thấp độ phân giải nhằm giúp các chi tiết trò chơi hiển thị rõ ràng hơn với các cạnh ít răng cửa hơn, giống như khử răng cưa. Hiện giữa 2 công nghệ này không phân bại thắng thua.

NVIDIA Reflex, NULL và AMD Anti-Lag

NVIDIA Reflex, NVIDIA Ultra-Low Latency [NULL] và AMD Anti-Lag là những tính năng giúp giảm độ trễ đầu vào khi chơi game, cho phép phản ứng nhanh hơn trong trò chơi.

Điểm giống nhau cơ bản giữa Anti-Lag và NULL là cả 2 đều cố gắng giảm hàng đợi hiển thị của trò chơi để giảm độ trễ hệ thống của bạn [thời gian giữa lần nhấp chuột của bạn và hành động trò chơi diễn ra trên màn hình].

NULL không hoạt động với DirectX 12. Mặt khác, NVIDIA Reflex hoạt động với DX12 nhưng các nhà phát triển trò chơi phải triển khai nó trong trò chơi. Nó hoạt động bằng cách cho trò chơi biết nó sẽ kết xuất cái gì trước khi kết xuất, cho phép trò chơi xử lý mọi thứ ‘đúng lúc’, giảm độ trễ của hệ thống.

AMD Anti-Lag hiện hoạt động với DX12, nhưng NVIDIA Reflex thường giảm độ trễ đầu vào nhiều hơn so với Anti-Lag và NULL.

Hiệu suất chơi game

Mặc dù về lý thuyết, cả RX 6600 XT và RTX 3060 đều nhắm đến mục tiêu phục vụ thị trường trò chơi ở độ phân giải 1080p. Tuy nhiên trên thực tế, với các độ phân giải như 1440p, thậm chí là 4K cả 2 đều có thể đáp ứng. Dĩ nhiên sự khác biệt về hiệu suất sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của trò chơi.

Dưới đây là kết quả đánh giá cả 2 card đồ hoạ ở từng độ phân giải.

Độ phân giải 1080p

RX 6600 XT và RTX 3060 đều có hiệu suất tuyệt vời với tốc độ 60 khung hình/giây, thậm chí có thể đạt 100 khung hình/giây, trừ một số trò chơi đòi hỏi quá khắt khe về cài đặt. Với các trò đơn giản, tốc độ trung bình đạt trên 150 khung hình/giây.

Mặc dù sự khác biệt giữa 2 card đồ hoạ còn tùy thuộc vào trò chơi. Tuy nhiên phần đông các đánh giá nhận định, ở độ phân giải 1080p, 6600 XT có tốc độ trung bình nhỉnh hơn khoảng 10% so với 3060. Cụ thể với các trò đòi hỏi khắt khe, sự chênh lệch giữa 2 card đồ hoạ này là 60 và 54 khung hình/giây. Trong các trò chơi ít đòi hỏi, sự chênh lệch tương ứng sẽ là 150 và 165 khung hình/giây.

Độ phân giải 1440p

RX 6600 XT và RTX 3060 không quá khó khăn với hiệu suất 60 khung hình/giây. Với các trò đòi hỏi khắt khe hơn cả 2 card đồ hoạ sẽ đạt gần 40 khung hình/giây. Trong đó, 6600 XT vẫn tiếp tục nhỉnh hơn khoảng 6.6% so với 3060.

Độ phân giải 4K

Cả RX 6600 XT và RTX 3060 đều không nhắm đến thị trường 4K. Do đó nếu bạn đang tìm kiếm card đồ hoạ để chơi các tựa game 4K thường xuyên thì cả 2 đều không phải lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên nếu tần suất chơi game 4K của bạn không thường xuyên hoặc chơi các trò ít đồ hoạ hơn thì RX 6600 XT và RTX 3060 đều có thể đáp ứng.

Theo các đánh giá cho thấy ở độ phân giải 4K, khoảng cách khác biệt giữa 2 card đồ hoạ là 0.9%. Và điểm đáng ngạc nhiên đó là phần thắng nghiêng về 3060 thay vì 6600.

Nhìn chung điểm hiệu suất chơi game cho thấy Radeon RX 6600 XT của AMD có phần vượt trội hơn NVIDIA GeForce RTX 3060.

Trên đây là so sánh giữa RX 6600 XT và RTX 3060. Cả 2 đều nằm trong phân khúc tầm trung, mức giá không chênh lệch. Trong đó có vẻ RX 6600 XT đáng giá hơn về tốc độ khung hình cao nhất có thể ở độ phân giải thấp hơn. Trường hợp nếu bạn muốn tuổi thọ cao thì RTX 3060 có thể là lựa chọn tốt hơn.

Trần Gia Computer là đơn vị chuyên cung cấp Máy tính để bàn [PC Gaming cũ và mới, PC Đồ họa, PC đồng bộ,…], màn hình máy tính cũ và mới, Laptop, Linh kiện máy tính như: Card màn hình cũ và mới, RAM… Đầy đủ các cấu hình và tầm giá giúp khách hàng thoải mái lựa chọn.

Chủ Đề