Đánh giá an toàn sản phẩm mỹ phẩm

Tổ chức EWG [Environmental Working Group] có trụ sở tại Hoa Kì. EWG Rating là thang điểm đánh giá mức độ an toàn của mỹ phẩm khi dùng trên da.

Bạn thường xuyên nghe mọi người nhắc đến từ "EWG" khi mua mỹ phẩm, đây là từ gì, ý nghĩa của nó ra sao? Mời bạn cập nhật thông tin chi tiết về EWG qua nội dung được chia sẻ bên dưới nhé!

1. Đôi nét về EWG

EWG hay Environmental Working Group là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ ra đời vào năm 1992 tại Mỹ. Tổ chức được thành lập với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng. Thông qua những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực giáo dục, định hướng người tiêu dùng. EWG khuyến nghị mọi người lựa chọn những sản phẩm thân thiện với da, đảm bảo an toàn sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.

2. EWG Rating là gì?

EWG Rating là chỉ số đánh giá của EWG căn cứ vào bảng thành phần của sản phẩm chăm sóc cá nhân. Để từ đó, dễ dàng đo lường được mức độ an toàn hoặc nguy hiểm của sản phẩm đó với sức khỏe của người tiêu dùng.

3. Tiêu chuẩn đánh giá EWG Rating

Tổ chức này sử dụng hệ thống thang điểm được tính toán căn cứ vào 17 yếu tố có nguy cơ gây hại khác nhau: ung thư, nhiễm độc thần kinh, gây độc sinh sản/phát triển, gây dị ứng/độc tính miễn dịch, khả năng gây rối loạn nội tiết, hạn chế/cảnh báo, gây độc hệ cơ quan, tồn tại/tích lũy sinh học, tiếp xúc thành phần chính/phụ gia, thay đổi tế bào/sinh hóa, đột biến, gây độc hệ sinh thái, gây kích ứng, nguy cơ nghề nghiệp, tạp chất, hấp thụ và những yếu tố có hại khác.

Dựa vào những yếu tố trên, thành phần sản phẩm được đánh giá trên thang từ 1 - 10. Với mức từ 1 - 2 [màu xanh lá cây, nguy cơ thấp hay an toàn cho da], mức từ 3 – 6 [màu cam, nguy cơ trung bình] và mức từ 7 – 10 [màu đỏ, nguy cơ cao].

Lưu ý, là tùy vào mỗi thành phần mà đánh giá mức nguy cơ cao còn cần dựa vào nồng độ của thành phần đó trong sản phẩm cụ thể. Nếu nồng đồ thành phần vượt quá mức cho phép thì bạn nên cân nhắc không nên mua và ngưng dùng sản phẩm đó ngay.

4. Ý nghĩa chứng nhận EWG Rating

Các sản phẩm được cấp chứng nhận EWG Rating đều phải trải qua một quy trình sàng lọc, kiểm tra nghiêm ngặt. Hãng cung ứng mỹ phẩm phải đảm bảo đã gửi các giấy tờ, chứng nhận liên quan đến thành phần sản phẩm đầy đủ cho EWG. Các thành phần sản phẩm đó phải bao gồm cả những thành phần đã được công khai và không ghi trên bao bì của sản phẩm.

Tổ chức EWG sẽ tiến hành kiểm tra trên hàng trăm mẫu, đánh giá về thang điểm an toàn của sản phẩm trước khi chính thức phê duyệt. Với một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, minh bạch như vậy, sản phẩm được chứng nhận EWG Rating không chỉ mang đến niềm tin cho khách hàng. Đồng thời còn giúp nâng cao giá trị của sản phẩm đó trên thị trường mỹ phẩm toàn cầu.

5. EWG Rating do cơ quan nào cấp?

Chứng chỉ EWG Rating được cấp cho mỹ phẩm của các nhãn hiệu bởi Cục Sở hữu Trí tuệ. Riêng đối với các sản phẩm của thương hiệu Blissberry thì được Cục Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc cấp.

6. Sản phẩm Blissberry đạt chứng nhận EWG Rating

Hiện nay, dòng sản phẩm dung dịch vệ sinh Blissberry Feminine 135ml của Blissberry đã được chứng nhận EWG Rating. Chứng chỉ này được in rõ ràng ở mặt trước của bao bì và vỏ chai dung dịch với cụm từ "EWG Certified". Ngoài EWG Rating, sản phẩm còn đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP Cosmetic, kiểm nghiệm da liễu Hàn Quốc, xác nhận phù hợp sử dụng khi đang điều trị phụ khoa.

Thành phần chính

  • Hyaluronic Axit, Sodium Hyaluronate: Tăng cường dưỡng ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của vùng kín, ngăn ngừa mất nước, chống lão hóa da.
  • Chiết xuất từ vỏ cây xà phòng: Diệt nám, kháng khuẩn, làm sạch da sâu, hạn chế những bệnh về viêm nhiễm.
  • Chiết xuất từ dầu dừa Coco-Betaine: Tạo nhiều bọt, làm sạch nhẹ nhàng, giữ cho da không bị khô, bong tróc.

Công dụng

  • Làm sạch cô bé dịu nhẹ, kháng viêm, kháng khuẩn, phù hợp với cả làn da nhạy cảm nhất.
  • Công nghệ tạo bọt tiên tiến tạo bông ẩm mềm, nâng cao hiệu quả vệ sinh.
  • Dưỡng ẩm, ngăn ngừa lão hóa da.

Hi vọng, sau khi tham khảo những thông tin ở trên, bạn sẽ hiểu thêm và không nhầm lẫn EWG Rating với những chứng chỉ khác. Nếu muốn chọn mua sản phẩm Blissberry đạt EWG Rating, nhanh tay bấm vào link sản phẩm và đặt mua ngay nhé!

Mỗi sản phẩm mỹ phẩm khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải có Hồ sơ thông tin sản phẩm [PIF – Product Information File] theo hướng dẫn ASEAN lưu giữ tại địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm [PIF] gồm có 4 phần: Phần 1. Tài liệu hành chính và tóm tắt về sản phẩm. Phần 2. Chất lượng của nguyên liệu. Phần 3. Chất lượng của thành phẩm. Phần 4. An toàn và hiệu quả.

Mỗi sản phẩm mỹ phẩm khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải có Hồ sơ thông tin sản phẩm [PIF – Product Information File] theo hướng dẫn ASEAN lưu giữ tại địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm [PIF] gồm có 4 phần:

Phần 1. Tài liệu hành chính và tóm tắt về sản phẩm

- Tài liệu hành chính:

+ Bản sao Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có số tiếp nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

+ Giấy uỷ quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm hoặc thư thoả thuận liên quan đến sản phẩm;

+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do - CFS [đối với mỹ phẩm nước ngoài nhập khẩu];

+ Các tài liệu hành chính có liên quan khác [Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường];

+ Các thành phần và tỷ lệ phần trăm của tất cả các thành phần trong công thức.

- Nhãn và thông tin sản phẩm:

+ Nhãn sản phẩm;

+ Tờ hướng dẫn sử dụng [nếu có].

- Công bố về sản xuất:

+ Công bố của nhà sản xuất về việc sản phẩm được sản xuất phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp hội các nước Đông Nam á [CGMP-ASEAN] hoặc tương đương;

+ Hệ thống ghi số lô/ mã sản phẩm.

- Đánh giá an toàn sản phẩm mỹ phẩm: Công bố an toàn [với ý kiến kết luận có chữ ký, tên và văn bằng chứng chỉ của đánh giá viên].

- Tóm tắt những tác dụng không mong muốn trên người [nếu có].

- Tài liệu thuyết minh tính năng, công dụng của sản phẩm mỹ phẩm [tóm tắt]: Báo cáo về đánh giá tính năng, công dụng của sản phẩm dựa theo thành phần và kết quả thử nghiệm.

Phần 2. Chất lượng của nguyên liệu

- Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm của nguyên liệu. Đối với thành phần hương liệu, nêu rõ tên và mã số hương liệu, tên và địa chỉ nhà cung cấp, cam kết phù hợp với hướng dẫn của Hiệp hội Hương liệu Quốc tế [IFRA].

- Dữ liệu an toàn của nguyên liệu dựa trên thông tin từ nhà cung cấp, những dữ liệu đã được công bố hoặc báo cáo từ các Uỷ ban khoa học [ACSB, SCCP, CIR].

Phần 3. Chất lượng của thành phẩm

- Công thức của sản phẩm: Ghi tên đầy đủ các thành phần theo danh pháp quốc tế và tỷ lệ phần trăm của các thành phần trong công thức. Nêu rõ công dụng của từng thành phần nguyên liệu;

- Sản xuất:

+ Thông tin chi tiết về nhà sản xuất: quốc gia, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà đóng gói;

+ Tóm tắt quy trình sản xuất;

+ Các thông tin chi tiết thêm về quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và các hồ sơ liên quan về sản xuất, cần được chuẩn bị sẵn sàng tuỳ theo yêu cầu cơ quan quản lý.

- Tiêu chuẩn và các phương pháp thử của thành phẩm:

+ Các chỉ tiêu sử dụng kiểm tra giới hạn vi sinh trong thành phẩm;

+ Các phương pháp thử tương ứng với tiêu chuẩn chất lượng để kiểm tra mức độ đạt;

- Báo cáo tóm tắt về độ ổn định của sản phẩm [cho sản phẩm có tuổi thọ dưới 30 tháng]: Báo cáo và dữ liệu nghiên cứu độ ổn định hoặc đánh giá độ ổn định để thuyết minh cho hạn sử dụng của sản phẩm.

Phần 4. An toàn và hiệu quả

- Đánh giá tính an toàn: Báo cáo đánh giá về tính an toàn trên người của thành phẩm dựa theo thành phần trong công thức, cấu trúc hoá học của thành phần và ngưỡng gây hại [có tên và chữ ký của đánh giá viên];

- Sơ yếu lý lịch của đánh giá viên về tính an toàn của sản phẩm;

- Báo cáo mới nhất về tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn [nếu có], được cập nhật thường xuyên;

- Tài liệu thuyết minh tính năng, công dụng của sản phẩm công bố trên bao bì sản phẩm: Báo cáo đầy đủ về Đánh giá tính năng, công dụng của sản phẩm dựa theo thành phần và kết quả thử nghiệm [có tên và và chữ ký của đánh giá viên]

Lưu ý: Phần 1 của Hồ sơ thông tin sản phẩm phải được xuất trình ngay cho cơ quan kiểm tra, thanh tra khi được yêu cầu; các phần khác nếu chưa đầy đủ thì xuất trình trong vòng 15-60 ngày kể từ ngày kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Chủ Đề