Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất

Theo dõi KTMT trên

Đất đai là nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng và sửa đổi Luật Đất đai nhằm bảo đảm quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước.

Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực, ngành nghề. Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ nguyên và Môi trường), khoảng 80% quyết định về các lĩnh vực kinh tế, chính trị hay xã hội của các cơ quan quản lý Nhà nước đều cần tới những thông tin có yếu tố vị trí địa lý hay thông tin về không gian.

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cũng cho biết, kể từ sau khi Luật Đất đai ra đời lần đầu tiên vào năm 1987, trải qua quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai theo từng thời kỳ phù hợp với quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Luật Đất đai năm 1993, năm 2003 và năm 2013 đã được ban hành, cùng với nhiều lần sửa đổi, bổ sung.

Đến nay, hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai đã căn bản giải quyết được các vấn đề liên quan tới quản lý đất đai trong bối cảnh phát triển hiện tại của đất nước. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng đã có chuyển biến rõ rệt, bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người có đất thu hồi.

Mới đây, Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vừa tổ chức phiên họp đầu tiên nhằm đánh giá lại toàn bộ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi trình lấy ý kiến rộng rãi.

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất
Luật Đất đai (sửa đổi) cần đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước lên cao nhất, quan tâm đến lợi ích của người dân trong ngay trong từng chính sách cụ thể. (Ảnh minh họa)

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, trong những năm qua, Luật Đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng đất vẫn chưa theo kịp tiến trình phát triển của thực tiễn.

Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao". Đây là cơ sở chính trị rất quan trọng để hoàn thiện chính sách, pháp Luật Đất đai.

Ngay sau khi Nghị quyết số 18-NQ/TW được ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khẩn trương huy động các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương mới vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các đại biểu tham dự cuộc họp cùng nhau đóng góp các ý kiến trên quan điểm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai tại Nghị quyết số 18-NQ/TW phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Luật Đất đai (sửa đổi) cần đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước lên cao nhất, quan tâm đến lợi ích của người dân trong ngay trong từng chính sách cụ thể. 

Cùng quan điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là dự án luật quan trọng, cấp thiết cần khẩn trương xây dựng, ban hành nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đất đai. Việc này nhằm bảo đảm quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xây dựng Dự án Luật chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ quy hoạch, kinh tế và hành chính để thúc đẩy sử dụng công bằng, hợp lý nguồn thu từ đất, khuyến khích sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả, bền vững…

Tại cuộc họp, các đại biểu cơ bản thống nhất với Dự thảo dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời tập trung thảo luận để thống nhất điều chỉnh mọi quan hệ quản lý, sử dụng đất đai, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất; thể chế hóa các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn đã được chứng minh nhưng chưa có trong quy định của pháp luật hiện hành; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đồng thời thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực, giám sát thực hiện gắn với trách nhiệm của cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý đất đai.

Các đại biểu cũng thảo luận hoàn thiện chế định quản lý đất đai theo chức năng là tài nguyên, tài sản, nguồn lực cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường; chế định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, các định hướng xã hội chủ nghĩa, quan tâm đến lợi ích của người dân trong ngay trong từng từng chính sách; thúc đẩy phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai. Ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; khắc phục tình trạng sử dụng đất đai lãng phí, tham nhũng và đầu cơ đất đai.

Trước đó, đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi Luật Đất đai, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần nhanh chóng sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và việc sửa đổi Luật phải giải quyết một cách căn cơ những bất cập trong việc đền bù, giải tỏa mặt bằng, định giá đất sát với thực tế, khơi thông được nguồn tiền đầu tư vào thị trường bất động sản một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 cũng góp phần tạo được sự chuyển biến trong quản lý nguồn tài nguyên đất và làm cho thị trường đất đai minh bạch, sử dụng đúng mục đích hơn.

Liên quan đến vấn đề này, Đại biểu Lê Xuân Thân – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hoà bày tỏ điểm quan điểm, khi sửa đổi Luật Đất đai cần chú trọng đến việc đóng góp ý kiến cho vấn đề bồi thường, giải tỏa mặt bằng, tái định cư cho người dân đến ở tại địa điểm khác khi Nhà nước, chính quyền địa phương có dự án xây dựng công trình xây dựng, cầu đường…

Ngoài ra, việc định giá đất trả cho người dân khi bị giải tỏa để địa phương xây dựng các công trình, dự án cũng cần xem xét kỹ lưỡng. Việc làm này nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân và góp phần giúp cho sử dụng nguồn lực đầu tư, giải tỏa mặt bằng từ đất đai một cách hiệu quả, không bị lãng phí nên cũng cần được Quốc hội khóa XV đưa ra bàn thảo kỹ lưỡng.

Trình Quốc hội dự án Luật Đất đai sửa đổi cuối năm 2022

Luật Đất đai sửa đổi sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10/2022, lùi một kỳ họp so với kế hoạch. Đây là kết quả của gần 92,8% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Sau khi được trình tại kỳ họp cuối năm nay, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 tháng 5/2023 và được thông qua tại kỳ họp thứ 6 tháng 10/2023.

Lan Anh

Số 27 (2013) Trang: 68-75

Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận: 22/02/2013

Ngày chấp nhận: 22/08/2013

Title:

Determination of socio - economic and environment factors affected to the selection of farming models in the Bac Lieu province

Từ khóa:

Sử dụng đất đai, mô hi?nh canh ta?c, PRA, ti?nh Bạc Liêu

Keywords:

Land use, farming model, PRA, Bac Lieu province

ABSTRACT

Current land use has been changed quickly and complicatedly due to the socio-economic conditions and the changes of physical conditions, playing a very important role. The objective of study is to find out the group of socio-economic and physical factors that affected to the selection of the farming models of farmers. The PRA and SWOT methods were used for analyzing the strengths, weaknesses, opportunities and challenges of 10 farming models and the expert knowledge analysis for initial assessment of the impact of socio-economic and environmental factors to the land-use change in Bac Lieu Province, Vietnam. the results showed that the changing of farming models in the agricultural production activities in Bac Lieu has been affected by the profit factor, the capacity of farming model development, the major trend of the community, salinity intrusion and water quality. The results also recommended the necessity of building the land-use requirements for assessing the land potentials for land-use planning to meet the socio-economic and environmental objectives of the province and to be more consistent with the land use requirements of the local people.

TóM TắT

Sử dụng đất đai hiện nay thay đổi nhanh và phức tạp do điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, đồng thời sự thay đổi điều kiện tự nhiên cũng là yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng. Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các nhóm yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, tự nhiên ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác của người dân. Dựa trên phương pháp điều tra PRA va? SWOT đối với 10 mô hình canh tác chính ở tỉnh Bạc Liêu; phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; phân tích kiến thức chuyên gia đánh giá bước đầu sự tác động của các yếu tố KT-XH-MT lên sự thay đổi sử dụng đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thay đổi mô hình canh tác trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân bị tác động bởi yếu tố lợi nhuận, khả năng phát triển mô hình, xu hướng chung của cộng đồng, sự xâm nhập mặn, chất lượng nước. Qua kết quả nghiên cứu có đề xuất cần xây dựng các yêu cầu sử dụng đất đai cho đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất đai đáp ứng được các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường để phù hợp hơn với yêu cầu sử dụng đất của người dân.

Các bài báo khác

Số 50 (2017) Trang: 1-12

DOI: 10.22144/ctu.jvn.2017.031

Tải về

Trích dẫn: Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Hiếu Trung, Lê Quang Trí, Vương Tuấn Huy, Phan Hoàng Vũ và Tôn Thất Lộc, 2017. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở tương tác các chủ thể ở cấp độ chi tiết. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50b: 1-12.

Số 31 (2014) Trang: 106-115

Tải về

Phạm Thanh Vũ, Lê Quang Trí, Nguyễn Hiếu Trung, Vương Tuấn Huy, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Thị Nương, 2014. Ứng dụng phân tích đa tiêu chí hỗ trợ quyết định trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 31: 106-115

Số 51 (2017) Trang: 54-63

DOI: 10.22144/ctu.jvn.2017.079

Tải về

Trích dẫn: Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Hiếu Trung, Lê Quang Trí, Tôn Thất Lộc và Vương Tuấn Huy, 2017. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai để tối ưu hóa lợi nhuận nông hộ tại ấp Trà Hất, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51b: 54-63.

Số 01 (2015) Trang: 81-88

Tác giả: Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Hiếu Trung, Văn Phạm Đăng Trí, Phan Hoàng Vũ

DOI: 10.22144/ctu.jen.2015.027

Tải về

Vu, P.T., Vu, P.H., Tri, V.P.D. and Trung, N.H., 2015. Agro-ecological dynamics in the coastal areas of the vi-etnamese Mekong Delta in the context of climate change (A case study in Bac Lieu province). Can Tho University Journal of Science. 1: 81-88.