Đánh giá những trường đại học về kinh tế

TPO - Thời gian tới, sinh viên của 10 trường đại học đào tạo về kinh tế lớn nhất cả nước có thể được tham gia các khóa trao đổi sinh viên/học viên giữa các trường.

Sáng nay, tại Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân, 10 trường ĐH đào tạo về kinh tế lớn nhất cả nước đã tổ chức tọa đàm và ký thỏa thuận hợp tác. Các trường này bao gồm: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Thương mại, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Học viện Chính sách và Phát triển, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.

Đánh giá những trường đại học về kinh tế

Ảnh: Tuấn Anh

Căn cứ nhu cầu thúc đẩy hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên/học viên (người học), giảng viên, 10 trường cùng thống nhất ký kết bản thỏa thuận hợp tác liên quan đến hoạt động trao đổi sinh viên/học viên (người học), hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.

Theo đó, tổ chức các khóa trao đổi sinh viên/học viên được thực hiện dưới dạng các khóa dài hạn (1 học kỳ tương ứng khoảng 15 tuần): cho phép người học của các trường được đăng ký học tập/ thực tập/nghiên cứu tại trường đối tác. Người học đăng ký tối đa 25 tín chỉ. Các học phần đăng ký phải có trong chương trình đào tạo của trường tiếp nhận. Người học được sắp xếp học tập, thực tập, nghiên cứu cùng các với người học của trường tiếp nhận trong các lớp học được mở theo kế hoạch học tập của trường.

Các khóa ngắn hạn (tương ứng từ 3 đến 8 tuần): các trường ĐH tổ chức khóa học ngắn hạn trong thời gian hè, công bố chương trình, nội dung khóa học và cho phép người học của các trường được đăng ký học tập tối đa 12 tín chỉ. Ngoài thời gian lên lớp, người học có thể tham gia thực tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trường tiếp nhận. Ngoài nội dung học tập chuyên môn, trường tiếp nhận tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hoá, hoạt động cộng đồng… Khóa ngắn hạn được tổ chức chung cho tất cả người học của các trường tham gia.

Chương trình bắt đầu được mở từ học kỳ hè năm học 2022-2023 tại Trường ĐH Kinh tế TPHCM, các chương trình tiếp theo sẽ được tổ chức luân phiên tại các trường (theo đăng ký tự nguyện của các trường).

Người học có nhu cầu đăng ký học chương trình trao đổi tại trường khác, trường cử đi có trách nhiệm lập danh sách người học đủ điều kiện gửi cho trường tiếp nhận trước khóa trao đổi chậm nhất 2 tuần trước khi học kỳ bắt đầu. Số lượng người học và điều kiện đầu vào (bao gồm kết quả học tập, điều kiện ngoại ngữ,…) của người học tham gia chương trình trao đổi cho từng năm học sẽ được trường tiếp nhận công bố ít nhất 1 kỳ trước khi năm học bắt đầu.

Trường tiếp nhận ra quyết định tiếp nhận người học và biên chế vào các lớp phù hợp.

Người học đăng ký các chương trình trao đổi sinh viên sẽ đóng học phí theo số tín chỉ được miễn, công nhận tại trường cử đi. Người học không phải đóng học phí cho trường tiếp nhận đào tạo.

Chi phí ăn ở, đi lại và tham gia các hoạt động (ngoài học phí) do người học tự chi trả.

Các trường tiếp nhận có thể hỗ trợ về ký túc xá hoặc các thông tin cần thiết khác.

Các trường tham gia có trách nhiệm đóng góp kinh phí cho trường đăng cai tổ chức các chương trình để tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, trải nghiệm cộng đồng của người học.

Các trường đăng cai tổ chức khóa học chung có thể mời giảng viên đến từ các trường thành viên tham gia giảng dạy.

Về công nhận kết quả các khóa học cho sinh viên/học viên, kết thúc khóa trao đổi, trường tiếp nhận có trách nhiệm cấp bảng điểm, xác nhận hoàn thành chương trình.

Trường cử đi có trách nhiệm công nhận/miễn hoặc chuyển đổi kết quả học tập của các học phần đã học theo qui định (bao gồm học phần bắt buộc, tự chọn, tự chọn tự do tương ứng với chương trình đào tạo cử nhân hoặc thạc sĩ) của người học, hoặc tính điểm rèn luyện khi người học tham gia các hoạt động ngoại khóa tùy thuộc vào qui định của từng trường.

Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, các trường luân phiên chủ trì và phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế dành cho giảng viên trẻ; luân phiên chủ trì và phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế dành cho sinh viên khối trường kinh tế và kinh doanh. Đồng thời các trường có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu và thông tin phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và tư vấn…

Ngoài ra, các trường cùng chia sẻ bài giảng điện tử, các khóa học trực tuyến dùng chung; chia sẻ dữ liệu thư viện điện tử dùng chung; chia sẻ kinh nghiệm về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; công tác sinh viên, công tác hợp tác quốc tế và các hoạt động khác.

Bản thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày ký và có thời hạn 5 năm. Việc gia hạn hiệu lực tùy thuộc vào sự nhất trí của tất cả các trường tham gia.

Việc chọn trường luôn luôn là việc đặt lên hàng đầu của các sĩ tử. Kênh Tuyển Sinh sẽ liệt kê top 10 các trường đại học kinh tế ở Việt Nam chất lượng nhất hiện nay. Những trường đại học kinh tế ở Việt Nam chất lượng này là dành cho sĩ tử, các bạn có nguyện vọng theo đuổi đi theo ngành kinh tế và một số ngành liên quan đến kinh tế.

> Học phí các trường đại học kinh tế năm 2020

> Học phí chương trình chất lượng cao các trường đại học hàng đầu 2020

1. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU)

Đánh giá những trường đại học về kinh tế

Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân là một trong những trường đại học kinh tế ở Việt Nam chất lượng nhất ở miền Bắc. Là trường công lập hàng đầu chuyên đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam. Sứ mệnh là cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn. Cùng ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng. Và đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Tập thể sư phạm Nhà trường đồng tâm, nhất trí đặt tiêu chuẩn chất lượng. Và tính chuyên nghiệp lên hàng đầu trong mọi hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. Trường đang phấn đấu trở thành 1 trong số 1000 trường đại học hàng đầu trên thế giới. Nếu bạn đang mong được học về ngành kinh tế trong một môi trường tốt, chuyên sâu thì đây chính là lựa chọn hàng dầu dành cho bạn.

Đặc biệt, trường nổi tiếng với trang confession với nhiều mẫu chuyện vui, tình cảm được sinh viên chia sẻ và quan tâm rất nhiều trên mạng Facebook.

2. Đại Học Ngoại Thương (FTU)

Đánh giá những trường đại học về kinh tế

Trường Đại học Ngoại thương là một trường đại học kinh tế chuyên đào tạo về kinh tế, thương mại quốc tế của Việt Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại học Ngoại thương là trường ĐH có chất lượng giảng dạy tốt nhất Việt Nam và điểm đầu vào luôn ở top đầu của các trường đại học. Đại học ngoại thương được nhiều trường đại học quốc tế công nhận và thiết lập quan hệ đào tạo như Đại học Asia Pacific, Nhật Bản; Đại học Bedforshire, Anh; Đại học Rennes, Pháp; Đại học Tổng hợp Colorado (CSU), Hoa Kỳ.

Đây là ngôi trường danh tiếng bậc nhất Việt Nam, là niềm mơ ước của bao bạn trẻ được học tập trong môi trường chất lượng và năng động như thế.Chính vì thế trở thành sinh viên trường đại học Ngoại thương, bạn phải có học lực giỏi, xuất sắc. Hiện trường có 3 cơ sở: Hà Nội, TPHCM và Quảng Ninh.

3. Đại học Kinh Tế TP.HCM (UEH)

Đánh giá những trường đại học về kinh tế

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao về khoa học kinh tế, kinh doanh, quản lý và luật; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn về khoa học kinh tế, kinh doanh, quản lý và luật có uy tín ngang tầm với các cơ sở đào tạo đại học trong khu vực châu Á. Trường cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, tính chuyên nghiệp cao; đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế toàn cầu.

Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, viết tắt là UEH, ngôi trường có tuổi đời lâu nhất và cũng có quy mô lớn nhất trong các trường được đề cập. Trường có nhiều cơ sở phân bố khắp nội thành. Điểm chuẩn đầu vào cao (chỉ đứng sau FTU). Hoạt động đoàn hội, ngoại khóa vô cùng mạnh, các cuộc thi lớn đều có sự góp mặt của “dân” UEH và đạt được rất nhiều giải.

4. Đại học Kinh tế Luật - Đại học quốc gia TPHCM (UEL)

Đánh giá những trường đại học về kinh tế

Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM, viết tắt là UEL, được thành lập vào năm 2010, có tiền thân là Khoa Kinh tế, ĐHQG TP.HCM. Đây là trường có tuổi đời nhỏ nhất trong danh sách. Có lẽ vì vậy chưa được nhiều người biết đến, ngoại trừ giới sinh viên TP.HCM.

Điểm chuẩn trường này cũng khá cao, ngành Kinh Doanh Quốc tế có năm cao bằng Ngoại Thương. Đại học Kinh tế – Luật có một tiềm năng vô cùng lớn để trở thành một trường đại học hàng đầu trong nước và trong khu vực.

5. Trường Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội (UEB)

Đánh giá những trường đại học về kinh tế

Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo chuyên ngành kinh tế học và kinh doanh học. Trường có bề dày lịch sử và nhiều thành tích đạt được trong suốt 45 năm xây dựng và phát triển. Các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của nhà trường là các vấn đề kinh tế, hội nhập, khoa học kinh tế. Và quản trị kinh doanh hướng đến mạng lưới nghiên cứu khoa học toàn cầu, phát triển các ngành kinh tế dịch vụ…

Cùng với đó trường có đội ngủ giảng viên được đào tạo từ các trường nổi tiếng từ nước ngoài. Trong đó có những giảng viên xuất thân từ chính trường kinh tế thuộc đại học Quốc gia Hà Nội. Trường có những kết hợp nước ngoài về hỗ trợ học bổng du học hay những chuyến đi ngắn hạn sang nước bạn học hỏi.

6. Đại học Thương Mại (TMU)

Đánh giá những trường đại học về kinh tế

Trường Đại học Thương Mại có cơ sở chính đóng tại số 79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với tổng diện tích 84.000 m2. Trường là một trong những đại học có cảnh quan và khuôn viên đẹp nhất trong các trường đóng tại Hà Nội.

Trường Đại học Thương Mại là trường đại học chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực và hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo.

Từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã đào tạo cung cấp cho xã hội hàng chục nghìn cử nhân kinh tế, hàng nghìn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế; bồi dưỡng nhiều cán bộ quản lý kinh tế cho ngành thương mại và các ngành khác, đã trực tiếp thực hiện và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và hàng chục hợp đồng nghiên cứu với các cơ quan, doanh nghiệp được Nhà nước, xã hội và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá ngày càng cao.

Tầm nhìn đến năm 2030: Tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế là trường đại học đa ngành. Phấn đấu trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu, có uy tín, đạt chuẩn chất lượng khu vực.

7. Học viện Ngân hàng (HVNH)

Đánh giá những trường đại học về kinh tế

Đây là một trong những nơi đào tạo kinh tế uy tín, chất lượng tại nước ta. Học viện ra đời năm 1961, chuyên đào tạo đa ngành, định hướng nghề nghiệp và ứng dụng. Bên cạnh ngành Ngân hàng, thế mạnh của Học viện còn có 5 ngành mũi nhọn. Đó là quản trị kinh doanh, kế toán, kinh doanh quốc tế, hệ thống thông tin quản lý và ngôn ngữ tài chính ngân hàng.

Trường là lựa chọn của nhiều sinh viên theo đuổi ngành học kinh tế. Theo học tại trường bạn sẽ được đào tạo ngành vững vàng và có được những cơ hội học hỏi cho khởi nghiệp sau này.

Học viện sở hữu đội ngũ giảng viên ưu tú, chuyên môn giỏi và giàu trách nhiệm. Các giảng viên luôn tạo sự kết nối với sinh viên, từ đó khơi gợi tinh thần học hỏi và hiểu biết của các bạn trẻ. Đây chính là yếu tố hàng đầu của trường mà sinh viên quan tâm. Không chỉ vậy, Học viện ngân hàng cung cấp cho sinh viên những điều kiện học tập tốt nhất. Trường tự hào là đơn vị mang đến một môi trường học thuật sáng tạo và chuyên nghiệp. Đó cũng là lý do mà rất nhiều bạn trẻ chọn Học viện để theo học và nghiên cứu.

8. Trường Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng (DUE)

Đánh giá những trường đại học về kinh tế

Trường đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng là trường đại học đứng đầu về đào tạo khối ngành kinh tế tại miền Trung Việt Nam. Đồng thời là trung tâm nghiên cứu kinh tế học lớn nhất của khu vực miền Trung. Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên của trường hiện là 88,25%, trong đó chủ yếu là được đào tạo từ nước ngoài. Đây là lực lượng cán bộ khoa học có trình độ cao. Và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Cùng với lực lượng cơ hữu trên, còn có sự tham gia giảng dạy các bộ môn khoa học cơ bản, ngoại ngữ chuyên ngành của đội ngũ hàng trăm giảng viên từ các trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Đà Nẵng.

Đây là một trong những trường đại học kinh tế ở Việt Nam chất lượng nhất ở khu vực miền trung. Nếu bạn đang có ý định học ở miền trung thì đây là một ngôi trường đáng mơ ước dành cho bạn.

9. Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF)

Đánh giá những trường đại học về kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học tư thục đào tạo theo chuẩn quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trường dân lập đào tạo về kinh tế. Học phí tầm 60tr/ năm nhưng chính sách học bổng ở đây rất tốt, trường xét tuyển theo hai phương thức: xét tuyển đại học và xét học bạ.

UEF có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập toàn cầu; xây dựng môi trường tự do học thuật và nghiên cứu giúp người học phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo; phát triển năng lực làm việc thực tế, tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm với xã hội thông qua việc kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp và cộng đồng.

Tầm nhìn trong tương lại UEF sẽ trở thành một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực, là cái nôi đào tạo ra những công dân toàn cầu thành đạt và sẵn sàng cống hiến cho xã hội.

10. Đại Học Tài Chính – Marketing (UFM)

Đánh giá những trường đại học về kinh tế

Trường Đại học Tài chính - Marketing là trường đại học công lập theo cơ chế tự chủ tài chính được thành lập năm 1976 - nâng cấp thành ĐH năm 2004, trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam. Trường đào tạo các chuyên ngành về lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là 2 ngành mũi nhọn Marketing và Tài chính Ngân hàng.