Danh sách công ty bán hàng đa cấp lừa đảo

Công ty đa cấp là gì? Phân biệt công ty đa cấp thật và lừa đảo? Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để bán hàng hóa.

Bán hàng đa cấp hay còn gọi là kinh doanh theo mạng, kinh doanh đa cấp, kinh doanh đa tầng,… là một hình thức kinh doanh có sự phát triển mạnh mẽ. Đây là mô hình kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, và cũng vì lẽ đó mà bán hàng đa cấp có những biến tướng, khiến nhiều người bị thiệt hại, mất mát về tiền bạc khi tham gia mô hình này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin liên quan đến công ty kinh doanh đa cấp.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Công ty đa cấp là gì?

Công ty đa cấp hay còn được gọi là doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 40/2018/NĐ- CP quy định về khái niệm này như sau: “2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để bán hàng hóa.”

Công ty đa cấp là loại hình công ty thực hiện hoạt động kinh doanh đa cấp hay tiếp thị đa cấp. Tiếp thị đa cấp (MLM) là một chiến lược bán sản phẩm và dịch vụ thông qua lực lượng lao động không được trả lương trong một hệ thống hoa hồng hình kim tự tháp. Chiến lược MLM còn được gọi là tiếp thị theo mạng hoặc tiếp thị giới thiệu.

Bán hàng đa cấp chính là thuật ngữ dùng để chỉ một phương thức marketing sản phẩm kinh doanh/ bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, họ có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty (hoặc qua một nhà phân phối duy nhất) mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ.

Các công ty thực hiện tiếp thị đa cấp khuyến khích các nhà phân phối hiện tại tuyển dụng các nhà phân phối mới, được gọi là “tuyến dưới” của các nhà phân phối hiện tại. Tiếp thị đa cấp thường bị nhầm lẫn với kế hoạch kim tự tháp, nhưng kế hoạch sau là bất hợp pháp.

Có nhiều lớp lực lượng bán hàng trong tiếp thị đa cấp. Lực lượng bán hàng được gọi là các nhà phân phối, là những người tham gia độc lập không được trả lương. Có hai nguồn thu nhập cho một nhà phân phối. Một là hoa hồng bán sản phẩm cho khách hàng trực tiếp. Một trong những thông qua việc tuyển dụng các nhà phân phối mới.

Một nhà phân phối không được trả tiền khi một người tham gia mới (tuyến dưới) được tuyển dụng. Tuy nhiên, doanh thu từ các nhà phân phối tuyến dưới của anh ấy cũng là do anh ấy. Nhà phân phối được bồi thường bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên doanh số bán hàng từ đội ngũ tuyến dưới của mình.

Nhiều nhà phân phối có đội ngũ tuyến dưới quy mô lớn thậm chí không bán được sản phẩm của chính họ. Họ có thể nhận đủ tiền hoa hồng từ việc bán hàng của nhóm tuyến dưới của họ. Hệ thống hoa hồng thúc đẩy một cách hiệu quả các nhà phân phối hiện tại xây dựng hoặc mở rộng đội ngũ tuyến dưới của họ. Nó cho phép công ty sử dụng một lực lượng bán hàng lớn hơn và do đó, tiếp cận với cơ sở khách hàng lớn hơn.

2. Phân biệt công ty đa cấp thật và lừa đảo: 

Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chính chính sẽ mang những dấu hiệu nhận biết sau:

Xem thêm: Kinh doanh đa cấp là gì? Các mô hình kinh doanh đa cấp tại Việt Nam?

* Dựa vào bản chất của hình thức bán hàng trực tiếp là người tiêu dùng trực tiếp tham gia quảng bá, bán sản phẩm do đó sản phẩm phải có chất lượng tốt thì người tiêu dùng sau khi sử dụng mới tham gia vào mạng lưới đa cấp. Vì vậy, vấn đề cốt lõi là chất lượng sản phẩm của công ty kinh doanh đa cấp phải tốt. Trước khi bạn dự định tham gia vào một công ty nào đó thì hãy tự hỏi chính mình câu hỏi “nếu không tham gia vào mạng lưới đa cấp mà chỉ là người tiêu dùng bình thường thì bạn có mua, sử dụng sản phẩm này vì chất lượng và giá cả của nó hay không?” Nếu câu trả lời là có thì bạn có thể gia nhập vào mạng lưới của công ty.

* Vì tự tin vào sản phẩm nên các công ty kinh doanh đa cấp chân chính không ép buộc bạn phải mua hàng khi bạn tham gia mạng lưới, cũng không bắt buộc bạn phải ký quỹ, hoặc đóng bất kỳ khoản lệ phí nào trừ các chi phí cho giấy tờ, thủ tục gia nhập, tài liệu hướng dẫn kinh doanh,…

* Vì bán hàng trực tiếp là người tiêu dùng sau khi sử dụng lại giới thiệu nên người tiêu dùng nên giá cả phải hợp lý, do đó hoa hồng chia cho mạng lưới giới thiệu cũng phải hợp lý. Nếu một công ty đưa ra mức hoa hồng rất cao cho bạn thì nó sẽ không bình thường, vì tất cả chi phí đều được tính vào giá sản phẩm và người tiêu dùng sẽ là người mua giá sau cùng. Nếu hoa hồng chi cho bạn cao thì giá sản phẩm sẽ không hợp lý, nên bạn đừng kỳ vọng vào mức hoa hồng rất cao.

* Khi mạng lưới phát triển nhiều cấp, nhiều thành viên thì việc tính toán hoa hồng sẽ khó kiểm soát nên bạn phải nắm chắc là công ty kinh doanh đa cấp đó không cắt xén hoa hồng của bạn. Một số công ty cho phép “thừa kế”, nghĩa là bạn làm rồi bạn có thể chuyển nhượng mạng lưới cho con của bạn để con bạn được hưởng thành quả do bạn làm ra và tiếp tục phát triển. Tính thừa kế có thể kéo dài vài chục năm, qua nhiều thế hệ vì vậy bạn phải chọn công ty có uy tín cao thì mới có thể đảm bảo được sự bền vững và minh bạch trong việc chia hoa hồng. Rất khó một công ty chỉ mới thành lập vài ba năm mà lại có thể cam kết cho bạn là sẽ chia hoa hồng đến đời con cháu của bạn trong suốt vài chục năm tới, dù công ty nước ngoài hay Việt Nam cũng vậy.

* Tâm lý người Việt Nam thấy công ty ngoại thì yên tâm, nhưng đối khi có rất nhiều công ty mở ở nước ngoài chỉ là cái vỏ bọc nên ngoài là công ty đa quốc gia, văn phòng ở nước ngoài, nhưng cái văn phòng đó còn nhỏ hơn là ngôi nhà của chúng a, nhưng chúng ta lại không biết mà tưởng rằng đó là một công ty rất lớn và uy tín ở nước ngoài. Cách nhận diện là ở bất kỳ nước nào cũng có các hiệu hội đánh giá mức độ uy tín và quy mô của các công ty, do đó bạn cần kiểm tra công ty kia có là thành viên hay được tổ chức hiệp hội uy tín nào đánh giá, bình chọn hay không. Bạn có thể hỏi điều này với đại diện công ty, nếu họ là tốt thì chắc chắn họ sẽ khoe ra ngay, nhưng nếu có vấn đề thì họ sẽ lấp lửng, không rõ ràng và tìm cách chuyển sang chủ đề khác.

Tổng kết lại, thì có một số dấu hiệu để phân biệt công ty đa cấp lừa đảo và công ty đa cấp chân chính:

* Cách thức

– Công ty đa cấp chân chính: Được hình thành hợp pháp, sự tham gia của các cá nhân là tự nguyện. Người tham gia bán sản phẩm cho những người ngoài mạng lưới (theo giá lẻ) và tuyển mộ người khác vào mạng lưới (bán sản phẩm theo giá sỉ). Không quan trọng là bạn tham gia khi nào, ở vị trí nào. Việc hoạt động bán hàng phụ thuộc vào cách thức bạn làm việc.

Xem thêm: Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất

– Công ty đa cấp lừa đảo: việc bán hàng được hình thành bất hợp pháp, có tính chất lôi kéo, ép buộc tham gia. Hoạt động thực sự thì không có bán hàng, chỉ mời người tham vào mạng lưới. Thời điểm tham gia thì tốt nhất là tham gia từ lúc ban đầu, càng về sau cơ hội của bạn càng thấp.

* Phí tham gia:

– Công ty đa cấp chân chính: Không lớn, là chi phí làm thủ tục và cung cấp tài liệu. Chi phí này không được tính vào tiền hoa hồng.

– Công ty đa cấp lừa đảo: Chính là tiền mua sản phẩm, dùng để phân chi hoa hồng

* Đối tượng làm việc:

– Công ty đa cấp chân chính: Sản phẩm

– Công ty đa cấp lừa đảo: Tiền (từ người mới tham gia)

* Hoa hồng:

Xem thêm: Quy định của pháp luật về hành vi bán hàng đa cấp bất chính

– Công ty đa cấp chân chính: Phát sinh khi hàng hóa được bán; phụ thuộc vào cấp bậc và hệ thống.

– Công ty đa cấp lừa đảo: Được nhận khi có thêm người vào mạng lưới; phụ thuộc chủ yếu vào vị trí trong mạng lưới là cao hay thấp; trên đỉnh hay nằm ở đáy.

* Chính sách:

– Công ty đa cấp chân chính: Rõ ràng, minh bạch, thống nhất; quy định đầy đủ các vấn đề là dự án hoàn chỉnh: ở đó các quy định các chính sách từ khi mới tham gia đến từng bước thành công và cả về thừa kế và hôn nhân. Công bằng, không phụ thuộc vào việc tham gia trước hay sau, sớm hay muộn. Đã có rất nhiều nhà phân phối tham gia vào một công ty, khi nó được đã được hình thành 10 năm , 20 năm hoặc hơn thế nữa nhưng lại thành công hơn tất cả những người tham gia trước anh ta, kể cả những người thuộc tuyến trên. Không bắt ép mua sản phẩm

– Công ty đa cấp lừa đảo: Mập mờ, không rõ ràng; dự án sơ sài, thiếu sót. Chính sách không công bằng: người vào sau luôn nằm ở đáy và không thể thoát ra độc lập. Bắt buộc đóng một khoản tiền lớn để được tham gia hoặc bắt người tham gia mua một lượng sản phẩm nhất định.

* Mua sản phẩm:

– Công ty đa cấp chân chính: Vì có nhu cầu

– Công ty đa cấp lừa đảo: Vì được tham gia mạng lưới để có lợi ích kinh thế hay lợi ích khác, không có nhu cầu sử dụng.

Xem thêm: Nhận biết bán hàng đa cấp bất chính và các hình thức xử phạt

* Sản phẩm:

Công ty đa cấp chân chính: Chất lượng tốt; được tiêu thụ cả bên trong và bên ngoài mạng lưới, được hướng dẫn về sản phẩm trước khi chia sẻ. Nhà phân phối am hiểu và đam mê sản phẩm, bán ra thi trường cao hơn giá mua. Cam kết nhận lại sản phẩm và trả lại ít nhất 90% giá trị.

– Công ty đa cấp lừa đảo: Chất lượng bình thường hoặc kém chất lượng, được nâng giá trị cao gấp nhiều lần để chi trả hoa hồng, chỉ được tiêu thị bên trong hình thám, không được hướng dẫn về sản phẩm hoặc hướng dẫn qua loa. Nhà phân phối không chú trọng đến sản phẩm, thường rất mập mờ về tính năng và công dụng sản phẩm. Không thể bán ra thị trường hoặc bán ra với giá thấp hơn giá mua sỉ. Công ty không cam kết hoặc cố tình trì hoãn thực hiện nhận lại sản phẩm.

* Nhà phân phối:

– Công ty đa cấp chân chính: được đào tạo để trở thành chuyên gia;

– Công ty đa cấp lừa đảo: Chỉ phát triển rất ít kĩ năng.