Đạt câu so sánh sự vật với sự vật lớp 3

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đây là một trong 4 biện pháp tu từ rất phổ biến trong văn học và được sử dụng rộng rãi.

Có thể thấy so sánh là một trong 4 biện pháp tu từ rất phổ biến trong văn học và được sử dụng rộng rãi. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp biện pháp tu từ này. Ví dụ:

“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.

[Hồ Chí Minh]

Trẻ em được so sánh như búp trên cành vì có nét tương đồng đều non, trẻ.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

[Ca dao]

 Công cha được so sánh với núi Thái Sơn, nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn. Công cha, nghĩa mẹ và núi Thái Sơn, nước trong nguồn có nét tương đồng là: to lớn, nhiều.

Cấu tạo của phép so sánh

Từ khái niệm biện pháp So sánh là gì trên đây, chúng ta cùng tìm hiểu về những dấu hiệu và đặc điểm của biện pháp so sánh. Thông thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có:

Vế A [nêu tên sự vật sự việc được so sánh]

Vế B [nêu tên sự vật sự việc dùng để so sánh với sự vật sự việc được so sánh ở vế A].

Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

Từ ngữ chỉ ý so sánh [gọi tắt là từ so sánh].

Đạt câu so sánh sự vật với sự vật lớp 3

Luyện từ và câu: Ôn tập từ chỉ sự vật. So sánh trang 8 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Câu 1

Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau :

Tay em đánh răng

Răng trắng hoa nhài

Tay em chải tóc

Tóc ngời ánh mai.

Phương pháp giải:

Các từ chỉ sự vật như: con người, cây cối, đồ vật, con vật,...

Lời giải chi tiết:

Các từ chỉ sự vật là : tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai.

Câu 2

Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây:

a] Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành.

b] Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

c] Cánh diều như dấu "á"

Ai vừa tung lên trời.

d] Ơ, cái dấu hỏi

Trông ngộ ngộ ghê

Như vành tai nhỏ

Hỏi rồi lắng nghe.

Phương pháp giải:

Em hãy tìm các sự vật có nét giống nhau được so sánh trong câu.

Lời giải chi tiết:

a]Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành.

b]Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

c]Cánh diều được so sánh với dấu "á".

d]Dấu hỏi được so sánh như vành tai nhỏ.

Câu 3

Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em tự suy nghĩ rồi hoàn thành.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ :Có thể chọn hình ảnh: dấu hỏi giống như một vành tai nhỏ. Cách so sánh đó thật ngộ nghĩnh vì trông dấu hỏi cũng tròn và cong như vành tai của chúng ta.

Chủ Đề