Dấu hiệu sinh tồn bình thường của trẻ em

Dấu hiệu sinh tồn là các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang sống. Nó bao gồm: nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp, độ bão hòa oxy trong máu. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc dấu hiệu sinh tồn thể hiện như nào trên cơ thể con người hay không?

Dấu hiệu sinh tồn được thể hiện trên cơ thể con người thông qua:

Mạch [nhịp tim]

Ở người lớn khỏe mạnh, mạch thường dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/p. Với trẻ em, mạch của bé gái có thể nhanh hơn các bé trai và dễ tăng trong các hoạt động thể lực, bệnh lý, chấn thương và cảm xúc.

Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng cách kiểm tra mạch truyền thống là đặt ngón tay trỏ và ngón giữa gần cổ tay bên ngón cái của bệnh nhân và đếm mạch. Tuy nhiên, bạn có thể tự kiểm soát chỉ số này tại nhà bằng cách sử dụng các loại máy đo huyết áp kèm nhịp tim.

Nhiệt độ

Nhiệt độ thay đổi tùy theo giới tính, hoạt động thể lực, thức ăn và đồ uống đưa vào, thời gian trong ngày hoặc phụ nữ đang trong thời kì kinh nguyệt. Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì cần phải kiểm tra lại các dấu hiệu tiếp theo.

Nhịp thở

Nhịp thở là số lần bệnh nhân thở trong vòng 1 phút. Con số này có thể tăng nếu bệnh nhân đang bệnh nặng. Nhịp thở bình thường khi nghỉ ngơi là 15 đến 20 nhịp/phút. Nếu nhịp thở nhanh hơn 25 nhịp/phút hoặc dưới 12 nhịp/phút thì coi như bất thường.

Huyết áp

Các số đo huyết áp gồm 2 trị số: huyết áp tối đa [tâm thu] và huyết áp tối thiểu [tâm trương]. Căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường.

– Huyết áp bình thường: huyết áp tâm thu < 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg

– Huyết áp cao: huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trường từ 90mmHg trở lên.

– Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp

– Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu dưới 100mmHg

Để kết luận một người bị cao huyết áp hay không, người ta cần căn cứ và trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó, bạn phải thường xuyên đo huyết áp trong nhiều ngày và nhiều lần mỗi ngày.

Độ bão hòa oxy trong máu

Độ bão hòa oxy trong máu là một trong 5 dấu hiệu sinh tồn của con người. Bạn có thể kiểm tra chúng thường xuyên bằng máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2. Nếu thấy chỉ số SPO2 trên 94% thì được xem là bình thường.

Những thiết bị theo dõi chỉ số SpO2 tốt nhất

Với các chỉ số như huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở dường như quá đỗi quen thuộc với mọi người và dễ dàng kiểm soát bằng các thiết bị như nhiệt kế, máy huyết áp,… hàng ngày. Riêng về chỉ số độ bão hòa oxy trong máu dường như nhiều người còn chưa biết phải theo dõi ra sao. Nếu vậy thì chúng tôi xin điểm qua cho bạn một vài thiết bị theo dõi SPO2 tốt nhất hiện thời.

Trên thị trường có khá nhiều thiết bị đo SpO2 cá nhân gọn nhẹ và có thể dùng cho cả gia đình nổi tiếng, đó là:

Máy đo nồng độ bão hòa Oxy trong máu [SPO2] và nhịp tim iMediCare iOM-A8

  • Đo nhịp tim, SpO2 và chỉ số tưới máu [PI] không xâm lấn; hiển thị cả dạng sóng và đồ thị với độ chính xác cao;
  • Dải đo SpO2 từ 0~100% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% [khi SpO2 trong khoảng 70~100%];
  • Dải đo PI từ 0 ~ 20%
  • Dải đo nhịp tim từ 30~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
  • Chế độ cảnh báo SpO2 thấp và nhịp tim bất thường
  • Màn hình tự động chuyển hướng, dễ quan sát
  • Tự động tắt sau 5s nếu không có tín hiệu, cảnh báo pin yếu [sử dụng 2pin AAA 1.5V].
  • Kích thước nhỏ gọn và thiết kế hiện đại, có thể sử dụng tại nhà và mang theo đi du lịch
  • Sử dụng cho cả trẻ em và người lớn vô cùng thuận tiện lợi.

Máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu SpO2 iOM-A6

Chiếc máy SpO2 iOM-A6 có tính năng nổi bật sau:

  • Đo nhịp tim và SpO2, hiển thị cả dạng sóng và đồ thị với độ chính xác cao;
  • Duy nhất trên thị trường có dải đo SpO2 từ 0~100% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% [khi SpO2 trong khoảng 70~100%];
  • Dải đo nhịp tim từ 25~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
  • Không bị nhiễu bởi các nguồn ánh sáng bên ngoài;
  • Màn hình OLED hai màu với 4 chế độ hiển thị, tự động xoay 4 chiều;
  • Tự động tắt sau 5s khi không có tín hiệu, cảnh báo khi pin yếu, tuổi thọ pin tới 50h đo liên tục [sử dụng 2pin AAA 1.5V].

Để biết thêm về các loại máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 bạn hãy liên hệ qua TBYT Vạn Phúc để được tư vấn và giao hàng tận nhà miễn phí nhé.

Nguồn bài viết:

Thietbiytevanphuc.com

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Dấu hiệu sinh tồn của cơ thể bao gồm nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp và độ bão hòa oxy trong máu. Cùng tìm hiểu chi tiết về 5 dấu hiệu này.

5 dấu hiệu sinh tồn của cơ thể

Dấu hiệu sinh tồn là gì?

Dấu hiệu sinh tồn hay dấu hiệu sống [Vital signs] là một nhóm gồm từ 4 – 6 dấu hiệu quan trọng, cho biết trạng thái sống còn của cơ thể. Thông thường gồm 4 dấu hiệu chủ yếu: nhiệt độ, mạch, huyết áp và nhịp thở. Sau này, có nhiều bác sĩ còn đề cập đến dấu hiệu thứ 5 là chỉ số bão hòa oxy trong máu SpO2.

Tầm quan trọng của dấu hiệu sinh tồn

Những dấu hiệu này chỉ rõ tình trạng hoạt động của các cơ quan, phản ánh chức năng sinh lý của cơ thể và xác định bệnh lý có thể xảy ra, cho thấy tiến trình hồi phục của bệnh nhân.

Dấu hiệu sinh tồn của một người thay đổi theo cân nặng, giới tính, độ tuổi, sức khỏe tổng thể và điều kiện ngoại cảnh. Các dấu hiệu này duy trì ở giá trị nhất định để duy trì sự sống của con người. Nếu nó thay đổi và vượt khỏi ngưỡng bình thường sẽ làm các cơ quan khác trong cơ thể mất cân bằng và sinh bệnh, dẫn đến tử vong.

Theo dõi các dấu hiệu này, giúp bạn và bác sĩ phát hiện những vấn đề bất thường trong cơ thể. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào của dấu hiệu sinh tồn, phải thông báo ngay với bác sĩ để can thiệp kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Các dấu hiệu sinh tồn của cơ thể

Nhiệt độ

Con người là động vật hằng nhiệt, chính vì vậy yếu tố nhiệt độ môi trường gần như không ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ trung tâm cơ thể con người ổn định ở mức 37 độ C. Nhiệt độ ngoại vi là nhiệt độ ở da thường có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường nên sẽ thấp hơn nhiệt độ trung tâm.

Nhờ quá trình sinh nhiệt và mất nhiệt mà thân nhiệt con người được cân bằng.

  • Sinh nhiệt do sự chuyển hóa bao gồm sự co mạch, co cơ, rung giật cơ, vận động, hoạt động hệ nội tiết…
  • Mất nhiệt là quá trình vật lý khi cơ thể tiếp xúc với môi trường, thải nhiệt qua da, hơi thở, mồ hôi…

Nhịp thở

Hô hấp là quá trình trao đổi khí oxy và CO2, bao gồm 2 tác động hít vào và thở ra. Các cơ quant ham gia vào hô hấp gồm cơ hoành, cơ liên sườn, cơ ức đòn chum, cơ thang… Trung khu hô hấp ở hành não sẽ làm nhiệm vụ điều hòa chức năng hô hấp.

Mạch

Là sự nảy nhịp nhàng theo nhịp tim khi đặt tay lên động mạch. Thường vị trí xác định động mạch nằm ở cổ tay, vùng bẹn hoặc cổ…

Bắt mạch được xem là phương pháp đếm số nhịp tim. Tuy nhiên, không phải lúc nào mạch cũng trùng nhịp tim, thường gặp ở người có bệnh lý rối loạn nhịp tim.

Huyết áp

Là áp lực của máu lên thành động mạch. Bao gồm chỉ số huyết áp tâm thu [huyết áp cao nhất trong mạch máu] và huyết áp tâm trương [huyết áp thấp nhất xảy ra giữa các lần tim co bóp].

Chỉ số bão hòa oxy trong máu

Chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể. SpO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, quyết định màu đỏ của hồng cầu.

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến 5 dấu hiệu

  • Yếu tố sinh lý: tuổi tác, giới tính, thói quen tập luyện, tình trạng tăng thân nhiệt, tâm lý.
  • Dùng thuốc: thuốc chống loạn nhịp, thuốc giảm đau liều cao, thuốc trợ tim…
  • Yếu tố bệnh lý: tim mạch, hô hấp,…

Theo dõi thường xuyên các dấu hiệu sinh tồn rất quan trọng, giúp bác sĩ phát hiện sớm bất thường của cơ thể bệnh nhân để có phương án điều trị kịp thời và hiệu quả.

Bên cạnh theo dõi các dấu hiệu này ở nhà bằng các thiết bị như máy đo huyết áp, máy đo SpO2, nhiệt kế… hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần để phòng tránh bệnh.

Trang bị ngay các thiết bị y tế cho gia đình, chủ động theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đặt hàng!

Xem ngay: SẢN PHẨM

Video liên quan

Chủ Đề