Đề bài - giải bài 7 trang 21 sách bài tập địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống

Từ vòng cực Bắc (66o33B) đến cực Bắc và từ vòng cực Nam (66o33N) đến cực Nam có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ (mùa hạ) và đêm suốt 24 giờ (mùa đông).

Đề bài

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Ở Xích đạo luôn có độ dài ngày - đêm bằng nhau.

b) Ngày 22 tháng 6 ở vùng cực Nam có hiện tượng ngày dài 24 giờ.

c) Ở cực trong năm có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm.

d) Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9, mọi nơi trên trái Đất đều có độ dài ngày - đêm bằng nhau.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng kiến thức đã học bài "Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả" để trả lời.

Lời giải chi tiết

a) Ở Xích đạo luôn có độ dài ngày - đêm bằng nhau.

=> Đúng.

b) Ngày 22 tháng 6 ở vùng cực Nam có hiện tượng ngày dài 24 giờ.

=> Sai.

Vì ngày 22 tháng 6 bán cầu Nam chếch xa Mặt Trời, vùng cực Nam có hiện tượng đêm dài 24 giờ.

c) Ở cực trong năm có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm.

=> Đúng.

Từ vòng cực Bắc (66o33B) đến cực Bắc và từ vòng cực Nam (66o33N) đến cực Nam có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ (mùa hạ) và đêm suốt 24 giờ (mùa đông).

d) Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9, mọi nơi trên trái Đất đều có độ dài ngày - đêm bằng nhau.

=> Đúng.

Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9, không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, khắp nơi trên Trái Đất có ngày và đêm dài bằng nhau.