Đề ôn tập tiếng việt lớp 2 học kỳ 1

Download Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 - Đề thi lớp 2 môn Tiếng Việt theo thông tư 22

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 là tài liệu hỗ trợ cho các bạn học sinh lớp 2 ôn tập, ôn thi môn Tiếng việt một cách khoa học và hiệu quả nhất. Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 có bảng ma trận kèm theo vì thế các thầy cô giáo có thể tham khảo để xây dựng kế hoạch ôn thi, ra đề thi cho các em học sinh một cách chất lượng và phù hợp.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 được biên soạn dựa trên nội dung 3 bộ sách giáo khoa mới là: Sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống. Tham khảo đề thi và phần đáp án kèm theo các em không chỉ làm quen được với cách thức ra đề mà qua đó còn được ôn tập lại những kiến thức trọng tâm, có thể tự đánh giá năng lực của bản thân qua việc đối chiếu bài làm với phần đáp án được cung cấp.

Đề thi học kì 1 lớp 2 gồm 2 môn là Toán và tiếng Việt, với đề thi học kì 1 môn Toán lớp 2 thì sẽ gồm 2 phần là trắc nghiệm và tự luận, với đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 bao gồm 2 phần nội dung kiểm tra chính là phần kiểm tra đọc và phần kiểm tra viết. Các đoạn văn được đưa ra trong phần đọc hiểu được trích từ các tác phẩm, văn bản trọng tâm trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 2. Vì thế để làm tốt bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2, các em học sinh cần chăm chỉ học tập nghiêm túc trên lớp, giúp các em có kiến thức nền tảng vững vàng.

Tổng hợp bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2

Nội dung bài viết:
I. Đề số 1
* Phần đề thi
* Phần tính điểm
II. Đề số 2
* Phần đề thi
* Phần tính điểm
III. Đề số 3
* Phần đề thi
* Phần tính điểm
IV. Đề số 4
* Phần đề thi
* Phần tính điểm
IV. Đề số 5
* Phần đề thi
* Phần tính điểm

I. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 Số 1

* Phần đề thi

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc:Có công mài sắt, có ngày nên kim

(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 4).

  • Đọc đoạn 3 và 4.
  • Trả lời câu hỏi: Câu chuyện em vừa đọc đã khuyên em điều gì?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc:Ngày hôm qua đâu rồi?

(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 10).

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:

1. Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?

a. Tờ lịch cũ đâu rồi?

b. Ngày hôm qua đâu rồi?

c. Hoa trong vườn đâu rồi?

d. Hạt lúa mẹ trồng đâu rồi?

2. Người bố trả lời như thế nào trước câu hỏi của bạn nhỏ?

a. Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa trong vườn.

b. Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng.

c. Ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của con.

d. Tất cả các ý trên.

3. Bài thơ muốn nói với em điều gì?

a. Thời gian rất cần cho bố.

b. Thời gian rất cần cho mẹ.

c. Thời gian rất đáng quý, cần tận dụng thời gian để học tập và làm điều có ích.

d. Thời gian là vô tận cứ để thời gian trôi qua.

4. Từ nào chỉ đồ dùng học tập của học sinh?

a. Tờ lịch.

b. Vở.

c. Cành hoa.

d. Hạt lúa.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

Bài viết:Có công mài sắt có ngày nên kim

Nhìn sách chép đoạn:"Mỗi ngày mài ... đến có ngày cháu thành tài".

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về bản thân em.

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

  • Đọc đúng tiếng, từ: 3 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không có điểm).
  • Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
  • Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
  • Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lung túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: Khoanh b

Câu 2: Khoanh d

Câu 3: Khoanh c

Câu 4: Khoanh b

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Chú ý: Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,... thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về bản thân em.

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

* Gợi ý làm bài tập làm văn:

Có thể viết theo gợi ý sau:

  • Tên em là gì? Ở đâu?
  • Em học lớp mấy? Trường nào?
  • Em có những sở thích nào?
  • Em có những ước mơ gì?

Bài tham khảo

Em tên là Lê Dạ Thảo, ở tại thủ đô Hà Nội, hiện em đang học lớp 2A, Trường Tiểu học Cát Linh. Em yêu thích tất cả các môn học, nhưng em thích học nhất là môn âm nhạc. Em thích hát những bài hát nói về bố, mẹ, thầy cô giáo, mái trường mến yêu. Em ước mơ sau này sẽ trở thành nhạc sĩ để sáng tác những bài hát thật hay và bổ ích. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để đạt được ước mơ của mình.

I. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 Số 2

* Phần đề thi

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc:Làm việc thật là vui

(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 16).

  • Đọc đoạn cuối (Từ "Như mọi vật ... đến cũng vui").
  • Trả lời câu hỏi: Em bé trong bài làm được những việc gì?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc:Phần thưởng.

(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 13).

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:

1. Câu chuyện nói về ai?

a. Bạn Minh.

b. Bạn Na.

c. Cô giáo.

d. Bạn Lan.

2. Bạn Na có đức tính gì?

a. Học giỏi, chăm chỉ.

b. Thích làm việc.

c. Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.

d. Nhường nhịn bạn bè, có tinh thần vượt khó.

3. Vì sao bạn Na được nhận thưởng?

a. Na ngoan ngoãn, tốt bụng, biết san sẻ và giúp đỡ các bạn.

b. Na học giỏi đều các môn.

c. Na là một cán bộ lớp.

d. Na biết nhường nhịn các bạn.

4. Khi Na nhận thưởng, những ai vui mừng?

a. Bố Na.

b. Mẹ Na.

c. Bạn học cùng lớp với Na.

d. Bạn Na, cô giáo, mẹ của bạn Na và cả lớp.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

Bài viết:Phần thưởng

Nhìn sách chép đoạn:"Mỗi ngày mài ... đến có ngày cháu thành tài".

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về người bạn của em.

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

  • Đọc đúng tiếng, từ: 3 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không có điểm).
  • Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
  • Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
  • Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lung túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: Khoanh b

Câu 2: Khoanh c

Câu 3: Khoanh a

Câu 4: Khoanh d

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Chú ý: Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,... thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về bản thân em.

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

* Gợi ý làm bài tập làm văn:

Có thể viết theo gợi ý sau:

  • Bạn của em tên gì? Học lớp nào?
  • Nhà bạn ở đâu?
  • Bạn em có đặc điểm gì nổi bật?
  • Em thích nhất bạn ở điều gì?

Bài tham khảo

Như Quỳnh là bạn học cùng lớp với em. Nhà bạn cách nhà em chừng vài trăm mét, tuy không gần lắm nhưng em và Quỳnh thường rủ nhau đi học. Quỳnh rất chăm chỉ học tập nên thường được cô giáo khen và bạn bè quý mến. Không chỉ chăm lo học tập cho riêng mình mà Quỳnh biết giúp đỡ các bạn yếu để cùng tiến bộ. Sự siêng năng học giỏi của Quỳnh đã làm em và các bạn thầm ngưỡng mộ.

II. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 Số 3

* Phần đề thi

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bàl đọc: Con chó nhà hàng xóm (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 128)

– Đọc đoạn 4 và 5.

– Trả lời câu hỏi: Cún đã làm cho bé vui như thế nào?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Đàn gà mới nở (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 135)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):

1. Đàn gà con những hình ảnh nào đẹp?

a. Lông vàng mát dịu.

b. Mắt đen sáng ngời.

c. Chúng như những hòn tơ nhỏ đang lăn tròn trên sân, trên cỏ.

d. Tất cả các ý trên.

2. Gà mẹ bảo vệ con bằng cách nào?

a. Đưa con về tổ.

b. Dang đôi cánh cho con nấp vào trong.

c. Đánh nhau với bọn diều, quạ.

d. Ngẩng đầu trông rồi cùng đàn con tìm chỗ trốn.

3. Những từ nào chỉ các con vật trong bài thơ?

a. Gà, cún.

b. Gà, diếu, quạ, bướm,

c. Gà con, gà mẹ, vịt xiêm.

d. Tất cả các ý trên.

4. Trong các từ sau, những từ nào chỉ hoạt động của đàn gà?

a. Đi, chạy.

b. Bay, dập dờn.

c. Lăn tròn, dang.

d. Tất cả các ý trên.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Trâu ơi

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

(Ca dao)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết.

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 3

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: d

Câu 2: b

Câu 3: b

Câu 4: c

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Giới thiệu con vật mà em định tả.

– Tả sơ lược về hình dáng hoặc tính cách của con vật đó.

– Con vật có đặc điểm nào nổi bật nhất?

Bài tham khảo

Cún là chú chó con – vật nuôi trong nhà mà em thích nhất. Bộ lông của chú mềm mại, bộ vó cao. Đôi mắt sáng quắc, linh động. Em thích nhất là đôi tai của chú. Đôi tai nhỏ nhưng rất thính, chú thường vểnh tai lên như muốn nghe ngóng những âm thanh trong cuộc sống xung quanh. Vì lẽ đó, cún luôn được mọi người yêu thích.

III. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 Số 4

* Phần đề thi

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Thêm sừng cho ngựa (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 144)

– Đọc đoạn: “Bin rất ham vẽ … khoe với mẹ”

– Trả lời câu hỏi: Bin định vẽ con gì?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Gà “tỉ tê” với gà (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 141)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):

1. Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào?

a. Khi gà con còn nằm trong vỏ trứng.

b. Khi chúng vừa mới nở.

c. Khi chúng được một tháng tuổi.

d. Khi chúng được ba tháng tuổi.

2. Khi không có nguy hiểm, gà mẹ trò chuyện với gà con ra sao?

a. Kêu đểu đều “CÚC…CÚC…CÚC”.

b. Kêu gấp gáp “roóc, roóc”.

c. Kêu to “oác…oác”.

d. Kêu “tục, tục” rất nhanh.

3. Khỉ nghe gà mẹ báo hiệu có tai họa thì gà con làm gì?

a. Chạy nhanh vào tổ.

b. Chui vào cánh mẹ.

c. Cùng mẹ chiến đấu với kẻ thù.

d. Thản nhiên đi sau chân mẹ.

4. Câu “Đàn con đang xôn xao lập tức chui vào cánh mẹ” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai là gì?

b. Ai làm gì?

c. Ai thế nào?

d. Mẫu câu khác.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Tìm ngọc

Chó và mèo là những con vật rất tình nghĩa. Thấy chủ buồn vì mất viên ngọc Long Vương tặng, chúng xin đi tìm. Nhờ nhiều mưu mẹo, chúng đã lấy được viên ngọc. Từ đó, người chủ càng thêm yêu quý hai con vật thông minh, tình nghĩa.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đển 5 câu kể về một con vật mà em yêu thích.

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 4

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: a

Câu 2: a

Câu 3: b

Câu 4: b

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về một con vật mà em yêu thích.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Con vật em tả là con gì?

– Hình dáng, màu sắc của con vật ấy ra sao?

– Đặc điểm gì nổi bật đã làm em yêu thích?

Bài tham khảo

Một ngày mới bắt đầu, chú sơn ca từ đâu bay đến đậu trên cành xoan trước đầu ngõ nhà em hót líu lo. Thân hình chú bé tí, bộ lông màu xanh lục pha ánh vàng của nắng trông rất đẹp. Chú đưa mắt nhìn quanh rồi cất tiếng hót trong trẻo. Dường như chú đang vui mừng trước ngày mới thật đẹp, thật ấm áp. Em rất thích nghe tiếng hót của sơn ca, em sẽ trồng thêm cây để có chim về đậu.

V. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 Số 5

Đề ôn tập tiếng việt lớp 2 học kỳ 1

Download Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 - Phần mềm


Ngoài bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 thì đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 cũng là tài liệu ôn thi dành cho các em học sinh trước kì thi khảo sát giữa học kì 2 sắp tới. Việc thực hành làm đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sẽ giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi để các em tự tin hoàn thành tốt bài thi của mình và đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.