Đề thi tiếng anh đại học năm 2023

Đề thi chính thức môn Tiếng Anh kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 như sau:

Theo tổ tiếng Anh, Hệ thống giáo dục HOCMAI, đề thi môn Tiếng Anh năm 2022 bám sát dạng thức, cấu trúc của đề thi tham khảo, tập trung vào các kiến thức cơ bản, có độ phân hóa tốt, đáp ứng đúng mục tiêu của một đề thi dùng để xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông và xét tuyển vào các trường đại học.  

Vì thế, với đề thi này, thí sinh dễ dàng đạt được mức 7 đến 8 điểm, mức 9 đến 10 điểm thì yêu cầu thí sinh không chỉ có kiến thức mà phải có vốn từ vựng phong phú cũng như kỹ năng làm bài, khả năng vận dụng tốt. 

Theo tổ tiếng Anh, các câu hỏi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, bám sát các đơn vị kiến thức ở đề thi tham khảo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố với các kiến thức ngữ pháp quen thuộc. Ngoài ra, đề thi còn kiểm tra kĩ năng sử dụng từ vựng, phân biệt các cụm từ dễ gây nhầm lẫn, vốn hiểu biết về thành ngữ và cụm từ cố định.

Đề thi cũng tập trung kiểm tra kỹ năng đọc và viết của thí sinh khi vận dụng các kiến thức ngữ pháp và từ vựng để đọc hiểu được văn bản, kết hợp khả năng tư duy phân tích thông tin trong bài đọc để xử lý các dạng câu hỏi như tiêu đề bài đọc, câu hỏi chi tiết, đại từ thay thế, tìm từ gần nghĩa nhất, phát biểu nào đúng, không đúng, câu hỏi suy luận.

Về kỹ năng viết, thí sinh cần áp dụng các cấu trúc ngữ pháp đề hình thành nên một câu đảm bảo đúng về thì, thể, ngữ nghĩa. Cả hai kỹ năng này đều không xuất hiện các dạng câu hỏi mới so với các năm trước.

Theo tổ tiếng Anh thì đề thi có khoảng 80% câu hỏi của đề ở mức độ nhận biết, thông hiểu và phần còn lại là các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. Đề thi không xuất hiện câu hỏi cực khó và đánh đố, các câu đòi hỏi thí sinh phải tư duy, suy luận vẫn tập trung vào phần từ vựng vì đây là mảng kiến thức rất rộng, có thể kể đến thành ngữ [câu 12 mã 418], từ vựng nâng cao [câu 7 mã 418], từ dễ gây nhầm lẫn [câu 45 mã 418] và các câu hỏi từ vựng trong bài đọc hiểu cũng thử thách hơn như câu số 33, 37 [mã 418] và các câu hỏi suy luận, nội dung chính của bài.

Các dạng câu hỏi này, thí sinh thường gặp khó khăn nếu như không có vốn từ vựng phong phú và kỹ năng làm bài tốt. Các dạng bài như câu giao tiếp rất gần gũi với đời sống. Câu hỏi tìm từ đồng nghĩa - trái nghĩa kiểm tra các từ quen thuộc trong quá trình ôn luyện, có những cụm từ khó, thí sinh có thể dựa vào ngữ cảnh để đoán cũng có thể đạt điểm tối đa phần này.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và 2024 được Bộ GD-ĐT xác định giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 đang diễn ra [ngày 7 và 8/9], Bộ GD-ĐT cho biết, trong năm học 2022-2023 sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp.

Đồng thời, Bộ sẽ xây dựng, hoàn thiện quy chế thi, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi tốt nghiệp THPT bảo đảm thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh Bộ GD-ĐT luôn coi công tác tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm là một trong những công việc quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. 

Về kỳ thi năm 2023 và năm 2024, ông Sơn cho biết quan điểm của Bộ GD-ĐT và hội nghị thống nhất giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng. 

Đồng thời, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và tiếp tục hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Bộ cũng sẽ rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành Quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: Thanh Hùng

Về những thay đổi của kỳ thi từ năm 2025, theo ông Sơn, một vài phương án đã được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia. Tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

"Chương trình mới tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện, do đó, cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025".

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề cập đến 2 phương diện cần đẩy mạnh hơn nữa, đó là tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động tuyển sinh của trường đại học và ứng dụng công nghệ.

>>>Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học 2022

Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2022 và hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị triển khai phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Hướng tới bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng trong các trường phổ thông.

Chủ Đề