Đề thi văn lớp 7 học kì 2 năm 2022-2022 tỉnh nghệ an

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM

Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • Giới thiệu
  • Chính sách
  • Quyền riêng tư
Copyright © 2020 Tailieu.com

6 Đề thi Văn lớp 7 học kì 2 [Có ma trận, đáp án]

Đề thi Ngữ văn 7 học kì 2 năm 2021 - 2022 mang đến cho các bạn 6 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức làm quen với cấu trúc đề thi.

Đề thi Văn lớp 7 học kì 2 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 cũng là tư liệu hữu ích dành cho quý thầy cô tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm một số đề thi học kì 2 lớp 7 như: đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 7, đề thi học kì 2 Toán 7, đề thi học kì 2 Sinh học 7, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 7.

Bộ đề thi Văn lớp 7 năm 2021 - 2022

I. Mục tiêu đề kiểm tra

Nhằm đánh giá:

- Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần [Đọc - Hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn] trong SGK Ngữ văn 7 tập 2.

- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.

II. Hình thức đề kiểm tra

- Hình thức: Tự luận

- Cách tổ chức: Cho học sinh làm bài kiểm tra trong thời gian: 90 phút

III. Thiết lập ma trận đề

- Liệt kê tất cả chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 7 học kì II.

- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Mức độ thấp

Mức độ cao

Tiếng Việt:

Rút gọn câu

Trình bày mục đích rút gọn câu

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1 câu

1 điểm

10%

1 câu

1 điểm

10%

Câu chủ động, câu bị động

Trình bày khái niệm

Lấy ví dụ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1/2 câu

1 điểm

10%

1/2 câu

1 điểm

10%

1 câu

2 điểm

20%

Thêm trạng ngữ cho câu

Xác định đúng trạng ngữ, đúng ý nghĩa.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1/3 câu

1 điểm

10%

1/3 câu

1 điểm

10%

Văn bản:

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Nhận biết tên tác giả, tác phẩm, Nêu được nội dung chính của văn bản

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2/3 câu

2 điểm

20%

2/3 câu

2 điểm

20%

Tập làm văn: Thuyết minh

Xác định cách viết đúng kiểu bài

Sử dụng đúng phương pháp chứng minh, đúng chủ đề, biết kết hợp với văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

Bố cục hợp lí, lời văn trong sáng, lưu loát.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1/3 câu

1 điểm

10 %

1/3 câu

2 điểm

20 %

1/3 câu

1 điểm

10 %

1 câu

4 điểm 40%

Tổng:

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1+1/2+2/3 câu

4 điểm

40 %

1/2+1/3+1/3 câu

3 điểm

30%

1/3 câu

2 điểm

20 %

1/3 câu

1 điểm

10 %

4 câu

10 điểm 100%

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn

Câu 1 [1 điểm]: Trình bày mục đích của việc rút gọn câu?

Câu 2 [2 điểm]: Trình bày khái niệm câu chủ động và câu bị động? Mỗi thể loại câu cho một ví dụ minh họa.

Câu 3 [3 điểm]: Cho đoạn văn sau:

“Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.”

a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào, của tác giả nào?

b. Nêu nội dung của văn bản đó.

c. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn trên và cho biết trạng ngữ đó có ý nghĩa gì?

Câu 4 [4 điểm] Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị.

Đáp án đề thi Văn lớp 7 học kì 2

Câu

[điểm]

ÝNội dung

Thang

điểm

Câu 1

[1 điểm]

Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

0,5 điểm

Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người [lược bỏ chủ ngữ].

0,5 điểm

Câu 2

[2 điểm]

- Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác [chỉ chủ thể của hoạt động].

- Ví dụ [học sinh lấy ví dụ đúng]

0,5 điểm

0,5 điểm

- Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào [chỉ đối tượng của hoạt động].

- Ví dụ [học sinh lấy ví dụ đúng]

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 3

[3 điểm]

a

- Trích từ tác phẩm “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.

- Tác giả: Đặng Thai Mai.

0,5 điểm

0,5 điểm

b

Bài văn chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.

1 điểm

c

- Trạng ngữ: “Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây”.

- Trạng ngữ chỉ cách thức.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4

[5 điểm]

* Yêu cầu:

- Xác định và viết đúng kiểu bài chứng minh, đúng chủ đề.

- Bố cục: 3 phần rõ ràng.

- Không sai nhiều lỗi chính tả, không mắc nhiều lỗi diễn đạt.

- Luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, dẫn chứng xác thực.

MB

Mở bài: Khẳng định sự giản dị của Bác Hồ trong bữa ăn, căn nhà, việc làm, quan hệ với mọi người, lời nói, bài viết.

0,5 điểm

TB

* Giản dị trong bữa ăn:

- Chỉ vài ba món giản đơn.

- Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.

- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.

* Giản dị trong căn nhà:

- Vẻn vẹn có 3 phòng.

- Lộng gió và ánh sáng.

* Giản dị trong việc làm:

- Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.

- Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...

* Trong quan hệ với mọi người:

- Viết thư cho một đồng chí.

- Nói chuyện với các cháu miền Nam.

- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.

* Giản dị trong lời nói, bài viết:

- Câu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

- “ Nước Việt Nam là một...”

3 điểm

KB

Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.

0,5 điểm

* Lưu ý Câu 4:

- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không biết triển khai luận điểm, không biết lập luận và không nêu dẫn chứng là 1 điểm.

- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn thuyết minh là 0,5 điểm.

- Điểm trừ tối đa bài viết mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt là 0,5 điểm.

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2021 - 2022 - Đề 2

Ma trận đề thi Văn lớp 7 học kì 2

Phần

Mức độ cần đạt

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Phần I. Đọc hiểu [3,0 điểm]

* Tiêu chí ngữ liệu:

- Văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận, văn bản văn học;

- Là một đoạn trích/văn bản hoàn chỉnh;

- Nguồn dữ liệu trong và ngoài chương trình SGK;

- Chỉ ra tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật, ngôn ngữ, hình ảnh, biện nghệ thuật… của đoạn trích/văn bản

- Hiểu nội dung của đoạn trích/ văn bản.

- Hiểu được ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh, câu văn, câu thơ…trong đoạn trích/văn bản

-Hiểu được tác dụng/hiệu quả của việc sử dụng phương thức biểu đạt, ngôi kể/biện pháp tu từ…trong đoạn trích/ văn bản

- Rút ra bài học/thông điệp từ đoạn trích/văn bản

- Bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân về một vấn đề/ một nhân vật, về thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích/văn bản.

Số câu

3

2

1

6

Số điểm

1,5

2.0

1,5

5.0

Tỷ lệ

15%

20%

20%

50%

Phần II. Làm văn [5,0 điểm]

Văn nghị luận

[Giải thích, chứng minh một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội]

Viết một bài văn nghị luận xã hội.

Số câu

1

1

Số điểm

5.0

5.0

Tỷ lệ

50%

50%

Tổng số câu

3

2

2

7

Tổng số điểm

1.0

2.0

7.0

10.0

Tỷ lệ

10%

20%

70%

100%

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 7

PHẦN ĐOC HIỂU 5 ĐIỂM

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào củng cho sự thành công của mình ỉà tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

[Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục]

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Xác định luận điểm chính của văn bản trên?

Câu 3. Để văn bản trên có sức thuyết phục thì cần yếu tố nào khác ?

Câu 4. Nêu nội dung của văn bản?

Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm.

Câu 6. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân trong cuộc sống?

II. TỰ LUẬN

Chứng minh bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người

Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 7

Câu

Hướng dẫn chấm

Điểm

I. Phần đọc - hiểu

1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận

0.5

2

Luận điểm: Lòng khiêm tốn

0.5

3

Yếu tố cần trong văn bản : Dẫn chứng

0,5

4

-Văn bản nói về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống: muốn thành công trên đường đời, mỗi người cẩn trang bị lòng khiêm tốn cho bản thân.

-Tác giả ca ngợi, trân trọng đức tính khiêm tốn chính là phẩm chất tốt đẹp, đáng quý ở mỗi người

0,5

0,5

5

* Biện phap tu từ:

- Liệt kê

- Phép liệt kê :" kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm... "

* Tác dụng:

Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm,…
– Tác dụng của biện pháp liệt kê: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của đức tính khiêm tốn.

- Tác giả là người hiểu biết, tôn trọng, đề cao đức tính khiêm tốn ở mỗi người.

- Nghệ thuật liệt kê làm tăng sức thuyết phục cho người đọc.

0,25

0,5

0,25

6

Văn bản cho ta nhận thức về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống: muốn thành công trên đường đời, mỗi người cẩn trang bị lòng khiêm tốn cho bản thân.

-Tác giả ca ngợi, trân trọng đức tính khiêm tốn chính là phẩm chất tốt đẹp, đáng quý ở mỗi người.

- Mỗi chúng ta phải có lòng khiêm tốn thì mới thành công trong cuộc sống.

- Lòng khiêm tốn giúp cho con người học hỏi được nhiều điều, có ý thức phấn đấu không ngừng.

- Mỗi con người nên học lối sống khiêm tốn để có thể hòa nhập với cộng đồng và luôn phấn đấu đóng góp thật nhiều cho xã hội.

- Tuy nhiên, khiêm tổn không phải là tự ti, giản dị không phải là xuề xòa, dễ dãi.

0,5

0,5

0,,5

Phần II - Tự luận

1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng

- Về hình thức: Đảm bảo hình thức của bài văn có bố cục gồm ba phần rõ ràng, khoa học, kết cấu chặt chẽ, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ.

- Về kĩ năng: Xác định đúng kiểu bài nghị luận giải thích, sử dụng đúng phương thức biểu đạt. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ ...

0,5

0,25

0,25

2. Nội dung

4.5

a. Mở bài

Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh, khẳng định vấn đề.

0.25

II. Thân bài:

1. Giải thích:

Môi trường thiên nhiên là toàn bộ điều kiện tự nhiên xung quanh như đất, nước, không khí, hệ sinh thái....

Bảo vệ môi trường thiên nhiên nghĩa là bảo vệ các yếu tố kể trên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

Vì vậy nhận định khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

2. Chứng minh:

Lợi ích của môi trường thiên nhiên:

+ Không khí: đem lại nguồn khí thở vô tận cho con người. Khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật, không có oxi con người sẽ không sống được. Bảo vệ không khí trong sạch, con người sẽ sống khỏe mạnh hơn.

+ Nguồn nước: trong cơ thể nước chiếm 75%, không có nước con người sẽ chết khát, cây cối khô héo. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày, nó đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp.

+ Rừng: cung cấp gỗ dựng nhà cửa. Là nơi trú ngụ của các loài vật. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn đất, điều hòa khí hậu.

+ Đất: là nơi ta ở, xây dựng nhà cửa, trường học, trồng trọt...

Hậu quả của việc hủy hoại môi trường thiên nhiên:

+ Lượng khí thải CO2 gia tăng từ các nhà máy, xí nghiệp.. làm biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm tan băng ở hai cực, nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. Tầng ozone bị chọc thủng làm mất lớp bảo vệ con người trước bức phóng xạ tăng nguy cơ bị ung thư da.

+ Khi đất đai bị ô nhiễm, chất độc kéo theo nhiễm vào cây trồng và vật nuôi, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe.

+Nước bị ô nhiễm, con người uống vào sẽ tích trữ chất độc hại gây các bệnh.

+Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản quá mức gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân.

3. Biện pháp:

- Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc mà còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.

- Trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống.

- Thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường .

- Hưởng ứng ngày môi trường thế giới

- Ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp

- Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu

- Sử dụng điện nước tiết kiệm, vệ sinh nhà cửa.

- Tuyên truyền lợi ích của môi trườn

4.0

0,75

0,75

0,75

0,5

0, 5

0,75

C. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề

Liên hệ bản thân

0,25

............

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Văn 7

Cập nhật: 10/05/2022

Video liên quan

Chủ Đề