Di chuyển trong tiếng Trung là gì

Con người dùng bàn tay để lao động, để kiến tạo thế giới. Bởi vậy, trong mọi loại ngôn ngữ, các động từ liên quan tới tay đều vô cùng quan trọng, đồng thời tần suất và phạm vi sự dụng của những động từ này rất cao. Tuy nhiên, các động từ liên quan tới tay trong tiếng Trung là một điểm khó đối với học sinh ngoại quốc do độ phong phú về số lượng cũng như về ý nghĩa của các từ.

Bài viết này sẽ đưa ra một cách nhìn tổng quát về các động từ này, cũng như một số ví dụ với các từ nên nắm bắt ở giai đoạn đầu học tiếng Trung.

Đầu tiên, động từ liên quan đến tay chính là những động từ liên quan tới các động tác cụ thể của các cả tay (gồm ngón tay, lòng bàn tay, cánh và cổ tay) (chỉ đề cập tới động từ một âm tiết) (theo định nghĩa của Kim Tâm Hân  2015). Và chính vì ý nghĩa của các từ này xuất phát từ động tác của tay, mà thông thường, dấu hiệu để nhận ra động từ bằng tay qua con chữ là từ bộ thủ 手(扌)ví dụ: 拉, 推, 捡 , 拾, 拎, 拿, .

Tiếp đến, chúng ta sẽ tìm hiểu về phân loại của những động từ này. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và tiến hành chia loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập tới cách chia loại dễ hiểu và gần gũi nhất. Các động từ này có thể được chia thành sáu loại:

  1. Loại một: Loại cầm

VD: 拿 cầm, 提 xách, 端 bưng, 揪 níu, 抓 nắm

2. Loại hai: Loại ném

VD: 丢 lao, 扔ném, 撒 vung , 撇quăng

3. Loại ba: Loại rút

VD:拔nhổ, 采 hái, 捡 nhặt, 挖 đào

4. Loại bốn: Loại sắp xếp

VD: 摆 bày, 放 đặt, 搁để, 挂treo

5. Loại năm: Loại di chuyển

VD: 搬chuyển, 挪 xê, 拉 kéo, 推 đẩy

6. Loại sáu: Loại tiếp xúc

VD: 打 đánh, 拍 vỗ, 敲 gõ, 揍 nện

Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ cùng đi vào xem nghĩa và cách dùng của một số động từ hay dùng. Cũng như tiếng Việt, các động từ của tiếng Trung cũng rất đa dạng về sắc thái, mỗi từ lại có những hàm nghĩa và cách dùng hơi khác nhau, nên chúng ta nên hiểu rõ nó để sử dụng cho chính xác nhất.

Ví dụ đầu tiên là về nhóm từ拿, 拎/提,

  • 你手中的是什么东西? Trong tay cậu cầm đồ gì thế?
  • 妈妈着篮子去买东西了。Mẹ xách cái làn đi mua đồ rồi.
  • 服务员着菜出来。Phục vụ bưng đồ ăn đi ra.

Với nhiều học sinh, chỉ cần dùng từ cho mọi trường hợp tả hành động dùng tay mang đồ là được, tuy nhiên mỗi từ lại có ý nghĩa và sắc thái khác nhau. Với ba ví dụ trên, từ đơn thuần có nghĩa là dùng tay cầm vật, không nhấn mạnh gì, thì câu hai với chữ lại có nghĩa là để thõng tay xuống xách đồ. Còn câu ba thì chỉ rõ hành động bưng  để đồ trên long bàn tay để mang ra một cách cẩn thận.

Ví dụ tiếp theo là về nhóm từ 放, 搬,挪

  • 我把手机在包里了。Tôi để điện thoại ở trong túi rồi.
  • 麻烦你帮我一起把桌子到外面。Phiền cậu giúp tớ cùng chuyển cái bàn này ra ngoài.
  • 一下脚,我进不去。Cậu dịch chân tí đi, tớ không vào được.

Nếu để ý một chút, có thể nhận ra ba từ trên thuộc hai nhóm động từ bằng tay khác nhau, thế nhưng từvẫn luôn bị học sinh sử dụng chưa khôn ngoan, tức mọi hành động dùng tay bố trí vị trí của đồ vật đều được dùng để thể hiện, trong khi rõ ràng có sự khác nhau giữa hai động từ này, khi mà chỉ nói đơn giản hành động đặt đồ gì đó tại đâu, thì lại nhấn mạnh hơn cần di chuyển vị trí, và cũng cần sức lực của cả cơ thể ngoài tay. Còn thì các học sinh lại chưa biết đến và có thể dùng thay thế mất. Nhưng thực ra thì chỉ có nghĩa xê dịch nhẹ, và rất hay được dùng khi nhờ ai đó dịch cơ thể họ để mình dễ dàng đi lại hơn.

Qua hai nhóm ví dụ đơn giản trên, mong các bạn đã có ý thức rõ hơn về việc mình cần phải tăng cường vốn từ vựng về động từ bằng tay như thế nào.