Điểm chuẩn ngành tài chính ngân hàng 2023

Tài chính – ngân hàng là ngành học hiện đang “hot” trở lại trong một vài năm gần đây và hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội việc làm rộng mở dành cho sinh viên sau khi ra trường. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một vài thông tin hữu ích để giúp bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về ngành này.

Nội dung bài viết

  • 1 Ngành Tài chính – ngân hàng là gì?
  • 2 Ngành Tài chính – Ngân hàng thi khối nào?
  • 3 Các trường đại học nào có ngành Tài chính – ngân hàng?
  • 4 Các chuyên ngành nào thuộc Tài chính – ngân hàng?
  • 5 Những tố chất cần có nào để theo đuổi ngành học này?
  • 6 Cơ hội việc làm của ngành Tài chính – ngân hàng như thế nào? 
  • 7 Mức lương của ngành Tài chính – ngân hàng là bao nhiêu?
  • 8 Kết luận

Điểm chuẩn ngành tài chính ngân hàng 2023
Ngành Tài chính – Ngân hàng là gì?

Tài chính – ngân hàng (Finance and Banking) là một ngành học khá rộng, chuyên đào tạo những lĩnh vực liên quan đến việc luân chuyển và giao dịch tiền tệ, kinh doanh thông qua ngân hàng. Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính như: Tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp, ngân hàng,…

Theo đuổi ngành học này, các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu đến lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ,… Không những thế, ngành này còn giúp bạn nắm rõ được cách quản lý tài chính hiệu quả, quản trị cho ngân hàng, doanh nghiệp hoặc công ty.

Ngành Tài chính – Ngân hàng thi khối nào?

Để theo học ngành này, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Khối  D03 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp)
  • Khối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • Khối C15 (Toán, Ngữ văn, Khoa học xã hội)
  • Khối C14 (Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân)
  • Khối A16 (Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên)

Điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành tài chính ngân hàng 2023
Điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng là bao nhiêu?

Điểm trúng tuyển vào ngành này sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo khác nhau, phương thức xét tuyển cũng như tổ hợp môn. Do đó sẽ không có một con số cố định về điểm chuẩn của ngành này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, điểm chuẩn của ngành này tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 17,75 – 25 điểm. Trong đó, trường Đại học kinh tế TP.HCM có tên tuổi lâu năm trong việc đào tạo ngành này lấy điểm chuẩn năm 2020 là 25,80 điểm. Mặt khác, con số này ở Học viện Ngân hàng là 25,5 điểm.

Các trường đại học nào có ngành Tài chính – ngân hàng?

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay thì việc tìm một ngôi trường đào tạo ngành này là không hề khó. Tuy nhiên đối với các bạn học sinh để có thể lựa chọn cho mình một môi trường chất lượng giảng dạy tốt và phù hợp với bản thân thì lại không hề dễ dàng. Dưới đây sẽ đề cập một số trường đại học đào tạo ngành học này giúp bạn đọc dễ dàng tham khảo:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Đại học Ngoại thương Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Thương Mại
  • Học viện Ngân hàng
  • Học viện Tài Chính
  • Đại học Công Nghiệp Hà Nội
  • Đại học Thăng Long
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Công Đoàn
  • Đại học Điện lực
  • Học viện Chính Sách và phát triển
  • Đại học Công nghệ giao thông vận tải (Cơ sở Hà Nội)
  • Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội
  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Trung

  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế

Khu vực miền Nam

  • Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM)
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Cần Thơ

Các chuyên ngành nào thuộc Tài chính – ngân hàng?

Tài chính – ngân hàng là một ngành khá rộng, tên gọi của nó mang tính bao quát. Do đó để hoạch định được kế hoạch cũng như ngành nghề trong tương lai cho bản thân, sinh viên cần nắm được những chuyên ngành cơ bản của ngành bao gồm:

Ngân hàng

Theo học chuyên ngành này, các bạn sinh viên sẽ được tìm hiểu sâu hơn về tài chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, các kiến thức về thẩm định tín dụng, quản trị tài chính trong doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, quy trình hoạt động tài chính, thống kê, kế toán, thuế trong ngân hàng và doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp

Ngành này sẽ đào tạo những kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Sau khi học xong, sinh viên có khả năng thẩm định tài chính các dự án đầu tư, nắm được các quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá, chứng khoán và am hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định về luật thuế…

Tài chính quốc tế

Chuyên ngành này đào tạo chuyên sâu về Tài chính quốc tế và các vấn đề nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như kinh doanh quốc tế (kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán…), thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế. Đồng thời có thể nắm bắt được quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý nợ, quản trị tài chính công ty đa quốc gia.

Thuế

Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được bổ sung các kiến thức về thuế như: hiểu lý thuyết thuế, chính sách thuế, luật thuế; quy định về lập hồ sơ kê khai thuế, vấn đề liên quan đến quy trình hạch toán kế toán thuế.

Đầu tư tài chính

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này, các bạn sinh viên sẽ có khả năng phân tích và dự báo thị trường, nắm chắc kiến thức liên quan đến thị trường tài chính đến rủi ro và cách quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường tài chính.

Những tố chất cần có nào để theo đuổi ngành học này?

Điểm chuẩn ngành tài chính ngân hàng 2023
Những tố chất cần có để theo đuổi ngành Tài chính – Ngân hàng

Việc xác định những yếu tố cần thiết khi theo học ngành này chính là vấn đề then chốt để biết rằng bản thân có phù hợp với ngành nghề này hay không? Để có thể thành công với ngành này, bạn cần có những tố chất sau:

  • Sự đam mê với nghề, tính sáng tạo và sự năng động
  • Khả năng tính toán nhanh, có tư duy logic kèm theo sự tỉ mỉ
  • Thận trọng và chính xác tuyệt đối trong từng con số vì chỉ cần sai một lỗi nhỏ sẽ dẫn bạn đến những rắc rối
  • Ngoại ngữ tốt là một lợi thế vì làm việc trong ngành này bạn sẽ gặp thường xuyên những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành và tần số tiếp xúc với người nước ngoài khá cao

Cơ hội việc làm của ngành Tài chính – ngân hàng như thế nào? 

Việc luân chuyển tiền tệ được vận hành giống như mạch máu của cơ thể cho nên dù kinh tế phát triển hay khủng hoảng thì cơ hội việc làm của ngành này vẫn không bao giờ hạn hẹp. Sau khi ra trường, các bạn sinh viên có thể đảm nhận các vị trí sau:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kiểm toán ngân hàng thương mại; Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên định giá tài sản; Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
  • Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ tư vấn cho khách hàng tại các ngân hàng

Mức lương của ngành Tài chính – ngân hàng là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành tài chính ngân hàng 2023
Mức lương của ngành Tài chính – Ngân hàng là bao nhiêu?

Bởi vì sinh viên ngành Tài chính – ngân hàng sẽ là lực lượng góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như nhu cầu nguồn nhân lực cao nên mức lương của ngành này vô cùng hấp dẫn. Đối với những sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, cần có khoảng thời gian được đào tạo và hướng dẫn nên sẽ hưởng mức lương từ 6 – 9 triệu VNĐ/tháng. Mặc khác, đối với những cá nhân đã có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm thì mức thu nhập dao động trong khoảng 10 – 15 triệu VNĐ/tháng. Riêng với những bạn có năng lực và kinh nghiệm làm việc lâu năm, các công ty sẵn sàng trả mức thù lao từ 20 – 25 triệu VNĐ/tháng.

Kết luận

Hiện nay, ngành Tài chính – ngân hàng đang được chú trọng đầu tư về chất lượng giáo dục. Trong thời đại hội nhập và phát triển kinh tế ngày nay, ngành học này sẽ luôn mở ra cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên. Ngoài ra, theo học ngành này sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức bao quát về lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Đăng nhập