Điểm giống nhau giữa nấm và tảo là gì

Câu hỏi: Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?

Trả lời:

+ Giống nhau:

    - Có cấu tạo đơn bào hoặc đa bào.

    - Chưa có rễ, thân, lá.

    - Có thể sinh sản sinh dưỡng

    - Có nhân hoàn chỉnh

+ Khác nhau:

Nấm

Tảo

- Không có chất diệp lục nên sống theo kiểu dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh)

- Sinh sản bằng tiếp hợp

- Sống ở nơi đủ ẩm

- Có chất diệp lục nên có khả năng tự dưỡng

- Sinh sản bằng bào tử

- Sống trong nước

Cùng Top lời giải tìm hiểu về nấm và tảo nhé:

I. Nấm

1. Nấm là gì?

Điểm giống nhau giữa nấm và tảo là gì

- Tên tiếng Anh: Mushroom

- Tên khoa học: Fungi

Nấm là những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng với cấu tạo thành tế bào là kitin (hay chitin), hô hấp qua việc hít khí Oxy và thải ra khí CO2 giống như con người và cây xanh. Chúng có tên khoa học là Fungi hay Fungus, tên tiếng Anh là Mushroom.

Hiện nay, theo các số liệu thống kê từ các công cuộc nghiên cứu toàn cầu thì người ta đã phát hiện đến hơn 70,000 loại nấm đang tồn tại và sinh trưởng trong tự nhiên.

Phần lớn các loại nấm sẽ phát triển dưới dạng là các sợi đa bào, còn gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên thể sợi (mycelium), số còn lại sẽ phát triển dưới dạng đơn bào.

Quá trình sinh sản của nấm gồm vô tính và hữu tính tùy theo điều kiện:

- Hữu tính: Thông qua việc phát tán bào tử ở các tia/phiến dưới mũ nấm vào không khí.

Vô tính: Nếu nấm chưa hình thành mũ thì chúng sẽ sinh sản theo phương pháp này.

2. Đặc điểm của nấm

Sinh thái

Dù không dễ thấy, nhưng nấm lại có mặt ở tất cả các môi trường trên Trái Đất và đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái. Cùng với vi khuẩn, nấm là sinh vật phân hủy chính ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn (và một số là ở dưới nước), bởi vậy nên chúng cũng có vai trò quan trọng các chu trình sinh địa hóa và ở nhiều lưới thức ăn. Khi sống hoại sinh hay cộng sinh, chúng phân hủy những vật chất hữu cơ thành những phân tử vô cơ, rồi sau đó những chất này sẽ được đồng hóa ở thực vật hay những sinh vật khác.

Cộng sinh

Nấm có mối quan hệ cộng sinh với hầu hết tất cả các giới. Quan hệ của chúng có thể hỗ trợ hoặc đối nghịch nhau, hay với những nấm hội sinh thì không đem lại bất cứ lợi ích hay tác hại rõ ràng nào đối với vật chủ 

Với thực vật

Nấm rễ là một hình thức cộng sinh giữa thực vật và nấm, chia làm hai loại: nấm rễ trong (endomycorrhiza, tức nấm ký sinh đơn bào sống bên trong tế bào rễ cây) và nấm rễ ngoài (ectomycorrhiza, tức rễ của nấm bám dày đặc xung quanh đầu rễ cây và xâm nhập vào giữa các tế bào rễ cây). Đây là quần hợp nấm-thực vật được biết nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thực vật cũng như nhiều hệ sinh thái, hơn 90% các loài thực vật có quan hệ với nấm theo hình thức nấm rễ và phụ thuộc vào mối quan hệ này để tồn tại. Sự cộng sinh nấm rễ đã có lịch sử xa xưa, ít nhất là từ hơn 400 triệu năm về trước. Chúng thường làm tăng khả năng hấp thu các hợp chất vô cơ của thực vật, như nitrat và phosphat, từ những đất có nồng độ những nguyên tố thiết yếu thấp]. Ở một số nấm rễ, thành phần nấm có thể đóng vai trò trung gian giữa thực vật với thực vật, vận chuyển carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác. Những cộng đồng nấm rễ đó được gọi là "mạng lưới nấm rễ chung". Một số nấm có khả năng kích thích sự sinh trưởng của cây bằng cách tiết ra các hoóc môn thực vật như axít idolaxetic (IAA).

Địa y là dạng cộng sinh giữa nấm (hầu hết các loài nấm nang và một số nấm đảm) với tảo hay vi khuẩn lam (gọi chung là đối tác quang hợp), trong đó những tế bào quang hợp được gắn vào những mô nấm. Giống với nấm rễ, những đối tác quang hợp sẽ cung cấp cacbohyđrat được tạo ra trong quá trình quang hợp, đổi lại nấm cung cấp cho chúng các chất khoáng và nước. Những chức năng của toàn bộ cơ thể địa y gần như giống hệt với một cơ thể đơn độc. Địa y là những sinh vật tiên phong và xuất hiện ở những nơi nguyên thủy như đá tảng hay nham thạch núi lửa đã nguội. Chúng có thể thích nghi cực tốt với những điều kiện khắc nghiệt như giá lạnh hay khô hạn và là những ví dụ tiêu biểu nhất của sự cộng sinh.

Một số loài nấm sống trong cây có thể tiết ra những độc tố nấm để ngăn cản những động vật ăn cỏ ăn vật chủ của chúng.

Với côn trùng

Nhiều côn trùng có mối quan hệ hỗ trợ với nhiều loại nấm. Vài loại kiến trồng những loài nấm thuộc bộ Nấm mỡ (Agaricales) để làm nguồn thức ăn chính, trong khi đó những loài bọ cánh cứng Ambrosia trồng nhiều loài nấm trong lớp vỏ cây mà chúng cư trú . Loài mối ở xavan châu Phi cũng được biết có khả năng trồng nấm

II. Tảo

1. Khái niệm tảo

Tảo là một tập hợp đa dạng các sinh vật có kích thước từ đơn bào nhỏ bé đến rong biển khổng lồ và chúng thuộc về các dòng tiến hóa đa dạng. Dẫn đến, tảo phần lớn được định nghĩa bởi các đặc điểm sinh thái. Tảo chủ yếu là các loài quang hợp tạo ra oxy và sống trong môi trường nước. Ngoài ra, tảo thiếu cơ thể và các đặc điểm sinh sản của thực vật trên cạn đại diện cho sự thích nghi với cuộc sống trên cạn. Khái niệm về tảo bao gồm cả động vật nguyên sinh quang hợp là sinh vật nhân chuẩn, và các vi khuẩn lam nhân sơ, còn được gọi là tảo lam. Một số đặc điểm đặc biệt – bao gồm một nhân được bao bọc bởi một vỏ với các lỗ – tiêu biểu cho sinh vật nhân chuẩn, trong khi sinh vật nhân sơ thiếu các đặc điểm như vậy. Mặc dù một số sinh vật nhân sơ không phải vi khuẩn lam có thể quang hợp, các loài này không tạo ra oxy – trái ngược với vi khuẩn lam, động vật nguyên sinh quang hợp và thực vật trên cạn.

2. Hình dạng 

Tảo có hình thái cơ thể và cấu tạo rất đa dạng.

Dựa vào hình thái cấu tạo và kích thước cơ thể tảo người ta chia tảo thành 8 kiểu hình dạng cơ bản:

- Kiểu Monas: Tảo đơn bào, sống đơn độc hay thành tập đoàn (được cấu thành từ một số hay nhiều tế bào giống nhau hoàn toàn về hình dạng và chức phận các tế bào trong tập đoàn không có liên hệ phụ thuộc lẫn nhau). Chuyển động nhờ lông roi. Phần lớn tế bào có 2 roi (ít khi 1, 4 hay nhiều hơn). Một số tảo đơn bào có cấu trúc dạng Amip. Chúng thiếu màng tế bào cứng, không có roi và chuyển động giống như amip bằng các chân giả có hình dạng khác nhau, gặp trong các lớp tảo vàng ánh, ngành tảo lục…

- Kiểu Palmella: Tảo đơn bào, cùng sống chung trong bọc chất keo thành tập đoàn dạng khối, có hình dạng nhất định hoặc không (có thể ổn định mãi hay tạm thời trong chu trình phát triển của tảo) gặp nhiều trong các ngành tảo lam, lục…

- Kiểu hạt: gồm những tế bào không chuyển động có hình dạng khác nhau (không phải dạng sợi), tảo đơn bào, không có lông roi, sống đơn độc phân bố rộng rãi.

- Kiểu sợi: đặc trưng bởi đặc điểm các tế bào (không chuyển động) liên kết thành sợi có cấu tạo từ một hay từ một dãy tế bào đơn giản hay phân nhánh. Các tế bào hình sợi đa số giống nhau chỉ đôi khi các tế bào ở gốc hay ở ngọn có cấu tạo riêng biệt.

- Kiểu bản: Tản đa bào hình lá do tế bào sinh trưởng ở đỉnh hay ở gốc, phân đôi theo các mặt phẳng cả ngang lẫn dọc. Dạng bản được cấu tạo bởi một hay nhiều lớp tế bào.

- Kiểu ống: Tản là một ống chứa nhiều nhân tế bào, có dạng sợi phân nhánh hay dạng cây có thân, lá và rễ giả. Các tế bào thông với nhau vì tuy tế bào phân chia nhưng không hình thành vách ngăn.

- Kiểu cây: Tản dạng sợi hay dạng bản phân nhánh, hoặc có dạng thân, rễ, lá giả. Thường mang cơ quan sinh sản có mức độ phân hoá cao.

- Kiểu Tập đoàn: Các tế bào sống thành tập đoàn và giữa các tế bào có liên hệ với nhau nhờ tiếp xúc trực tiếp hay thông qua các sợi sinh chất

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 6 hay nhất