Điểm mạnh của trường đại học Thủ Dầu Một


Cẩm nang 2019


Tên trường:
- Tiếng Việt: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Viết tắt: ĐHTDM
- Tiếng Anh: THU DAU MOT UNIVERSITY
Viết tắt: TDMU
Loại hình trường: CÔNG LẬP

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

- Sứ mạng: Là trung tâm văn hóa, giáo dục và khoa học, công nghệ. Cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học và công nghệ có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ và cả nước.

- Tầm nhìn: Trở thành trường đại học thông minh có uy tín trong nước và quốc tế, vào tốp 350 đại học tốt nhất Châu Á, người học có năng lực làm việc trong nước và nước ngoài (công dân toàn cầu).

- Mục tiêu tổng quát: Phát triển theo định hướng ứng dụng, trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, hiện đại.

- Giá trị cốt lõi: Khát vọng Trách nhiệm - Sáng tạo.

+ Khát vọng: (Aspiration): Có ý thức phấn đấu vươn lên đỉnh cao trí thức, ước vọng tới những điều tốt đẹp và quyết tâm thực hiện một cách mạnh mẽ nhất.

+ Trách nhiệm:(Responsibility): Có thái độ tích cực và tinh thần trách nhiệm với chính mình, với gia đình, xã hội, Tổ quốc, nhân loại; có đủ năng lực và kỹ năng để chịu trách nhiệm.

+ Sáng tạo: (Creativity): Có tư duy đổi mới, có đủ năng lực và trình độ chuyên môn để tạo ra giá trị mới đáp ứng yêu cầu và phục vụ cho sự phát triển của xã hội.

(Căn cứ văn bản số 13/NQ-HĐTr ngày 22/6/2018)

MỤC LỤC

PHẦN 1: QUY CHẾ 01

PHẦN 2: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ... 24

PHẦN 3: HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ..... 39

PHẦN 4: ĐỒNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN .. 50

PHẦN 5: CÁC QUY ĐỊNH ... 58

PHẦN 6: PHỤ LỤC ....... 68

PHẦN I

QUY CHẾ

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập Tự do Hạnh phúc

QUY CHẾ

Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

(Ban hành theo Quyết định số 1157/QĐ-ĐHTDM ngày 08 tháng 8 năm 2014

và bổ sung, sửa đổi theo Quyết định số 890 /QĐ-ĐHTDM ngày 04 tháng 8 năm 2016

của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một)

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế này quy định về đào tạo bậc đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

Điều 2. Mục tiêu và phương thức đào tạo

1. Đào tạo những người đạt trình độ đại học, cao đẳng có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; nắm vững phương pháp luận và kiến thức cơ bản về chuyên ngành đào tạo, có kỹ năng thực hành và giải quyết những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn và đời sống xã hội.

2. Phương thức đào tạo hệ chính quy được tổ chức theo hệ thống tín chỉ, giúp sinh viên tích lũy kiến thức ở các thời điểm thích hợp; đồng thời yêu cầu sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Điều 3. Tín chỉ học tập

Tín chỉ học tập (gọi tắt là tín chỉ) là đơn vị dùng để xác định khối lượng học tập của sinh viên, qua đó đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên số lượng tín chỉ học tập tích lũy được. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết (hoặc 30 tiết thực hành, thảo luận; hoặc 45 giờ thực tập tại cơ sở, 60 giờ làm bài tập lớn, đồ án, khoá luận tốt nghiệp).

Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Để tiếp thu được một tiết học lý thuyết trên lớp, sinh viên phải cần từ 2 đến 3 tiết chuẩn bị, tự học, tự nghiên cứu ở nhà; một tiết học thực hành hoặc bài tập trên lớp cần từ 1 đến 2 tiết chuẩn bị ở nhà.

Điều 4. Tín chỉ học phí

Tín chỉ học phí là đơn vị dùng để lượng hóa chi phí của các hoạt động giảng dạy tính cho từng môn học. Học phí được tính bằng tổng số tín chỉ học phí của các môn học nhân với mức tiền học phí của 1 tín chỉ học phí. Mức tiền cụ thể cho một tín chỉ học lần thứ nhất và học tích lũy lại được thông báo cụ thể đầu mỗi năm học.

Điều 5. Học phần

1. Học phần là môn học có khối lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Mỗi học phần lý thuyết (hoặc học phần có cả lý thuyết và thực hành) có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ; mỗi học phần thực hành có khối lượng từ 1 đến 3 tín chỉ. Một học phần phải được bố trí giảng dạy trải đều và gói gọn trong một học kỳ.

Kiến thức trong mỗi môn học được thiết kế theo học phần. Mỗi học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng, do trường quy định.

Khóa luận, đồ án tốt nghiệp hoặc học phần thay thế là học phần đặc biệt, có khối lượng kiến thức tương đương 7-10 tín chỉ đối với hệ đại học và 5 tín chỉ đối với hệ cao đẳng.

2. Các loại học phần.

- Học phần bắt buộc: là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu trong chương trình đào tạo của trường mà tất cả sinh viên bắt buộc phải tích lũy.

- Học phần tự chọn: là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết mà sinh viên có thể lựa chọn đăng ký học theo nguyện vọng.

- Học phần tự chọn định hướng: là học phần mà sinh viên lựa chọn các học phần quy định trong chương trình đào tạo của ngành học, theo sự hướng dẫn của nhà trường

- Học phần tiên quyết: là học phần bắt buộc sinh viên phải học trước và kết quả kiểm tra đánh giá đạt yêu cầu mới được tiếp tục học sang học phần sau.

- Học phần học trước: là học phần mà sinh viên phải học trước khi học các học phần khác mặc dù kết quả kiểm tra đánh giá đạt hoặc không đạt yêu cầu.

- Học phần tích luỹ: là học phần có kết quả kiểm tra đánh giá đạt từ 5 điểm trở lên.

- Học phần tương đương: một hay một nhóm học phần thuộc chương trình đào tạo của một khóa ngành khác đang tổ chức đào tạo tại trường, có nội dung hoàn toàn tương đương hoặc bao trùm sâu rộng hơn mà sinh viên được phép tích lũy để thay cho một học phần hay một nhóm học phần trong chương trình giáo dục của ngành đào tạo đang theo học.

- Học phần thay thế: là học phần (hoặc một nhóm học phần) đang còn tổ chức giảng dạy cho các khóa ngành mà sinh viên được cho phép tích lũy để thay thế cho một học phần có trong chương trình đào tạo của các khóa trước nhưng không còn tổ chức giảng dạy nữa.

Học phần thay thế phải có số tín chỉ tương đương hoặc lớn hơn học phần được thay thế nhưng có thể nội dung khác với học phần hiện không còn tổ chức giảng dạy. Trường hợp học phần thay thế có số tín chỉ ít hơn học phần cũ (là học phần bắt buộc trong Chương trình đào tạo) thì sinh viên phải học thêm các học phần tự chọn khác để đảm bảo tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của Chương trình đào tạo khóa ngành.

Các học phần thay thế do Khoa đề nghị. Học phần thay thế có thể được áp dụng cho tất cả các Khóa- Chương trình đào tạo hoặc chỉ được áp dụng hạn chế cho một số Khóa- Chương trình đào tạo.

Điều 6. Học kỳ, năm học

1. Học kỳ là thời gian để sinh viên hoàn thành một số học phần của chương trình đào tạo.

Học kỳ chính là học kỳ có 15 tuần thực học, 2 - 3 tuần dành cho kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Thời gian thực hiện 2 hoạt động trên được linh hoạt bố trí phù hợp với tình hình thực tế. Mỗi học kỳ chính được bố trí giảng dạy nhiều học phần trong chương trình đào tạo.

Học kỳ hè là học kỳ dành cho những sinh viên có kết quả môn học không đạt ở các học kỳ chính được đăng ký học lại; hoặc cho những sinh viên giỏi kết thúc sớm chương trình đào tạo.

2. Năm học gồm hai học kỳ chính và một học kỳ hè.

Điều 7. Khóa học, lớp học

1. Khóa học là thời gian để sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo của một ngành chuyên môn ở trình độ đại học.

Tuỳ theo khả năng học tập, sinh viên được rút ngắn thời gian học tối đa hoặc được kéo dài thời gian học tối đa tùy vào hệ đào tạo. Cụ thể như sau:

Hệ đào tạo

Thời gian thiết kế

Số tín chỉ

cần tích lũy

Thời gian

rút ngắn tối đa

Thời gian

kéo dài tối đa

Cao đẳng

3 năm

Tối thiểu 90

1 học kỳ chính

4 học kỳ chính

Đại học

3,5 4,5 năm

Từ 120 đến 150

2 học kỳ chính

6 học kỳ chính

Liên thông Đại học

1,5 - 2 năm

Từ 70 đến 80

2 học kỳ chính

Văn bằng 2

2 - 3 năm

Từ 90 đến 100

2 học kỳ chính

Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo.

2. Lớp học được tổ chức cho những sinh viên có cùng nhóm học phần giống nhau hoặc những sinh viên cùng khóa, ngành học để trao đổi học tập, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt đoàn thể (Hội sinh viên, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ v.v).

Có hai loại lớp học :

- Lớp học phần là lớp học ngắn hạn được tổ chức theo từng học phần .

- Lớp khóa học là lớp học cố định được tổ chức theo chuyên ngành và theo từng khóa đào tạo.

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 8. Chương trình đào tạo

1. Chương trình đào tạo bậc đại học, cao đẳng của mỗi ngành đào tạo do Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa xây dựng trên cơ sở các chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; được Hội đồng khoa học và đào tạo Trường thông qua, được Hiệu trưởng phê duyệt.

2. Chương trình đào tạo có 2 khối kiến thức:

a) Khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm trang bị cho sinh viên nền tảng văn hoá rộng và cơ bản, nắm vững phương pháp tư duy khoa học để tiếp thu tốt kiến thức chuyên nghiệp.

b) Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm các học phần cơ sở phục vụ chuyên ngành, các học phần bổ trợ và các học phần chuyên nghiệp nhằm cung cấp cho người học những kiến thức kỹ năng chuyên môn cần thiết.

3. Mỗi khối kiến thức có 2 nhóm học phần:

a) Nhóm học phần bắt buộc chiếm 70-80% khối lượng kiến thức toàn khóa. Đây là những học phần chứa đựng những kiến thức cốt lõi của ngành đào tạo, bắt buộc sinh viên phải học.

b) Nhóm học phần tự chọn chiếm 20-30% khối lượng kiến thức toàn khóa. Đây là những học phần chứa đựng những kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được quyền tự chọn hoặc tự chọn định hướng để tích luỹ đủ số tín chỉ theo quy định.

Điều 9. Phân chia thời gian đào tạo 2 khối kiến thức

1. Khối kiến thức giáo dục đại cương được tổ chức đào tạo trong 3 học kỳ chính.

2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp được tổ chức đào tạo trong các học kỳ chính của khóa học .

3. Trong toàn khóa học sinh viên phải tích lũy số tin chỉ tối thiểu theo chương trình đào tạo và phải có các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học (theo quy định chuẩn đầu ra của Trường), chứng chỉ Giáo dục thể chất, chúng chỉ Giáo dục quốc phòng để được xét công nhận tốt nghiệp.

Điều 10. Đăng ký nhập học - Bảo lưu kết quả trúng tuyển

1. Sau khi trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh quốc gia vào hệ chính quy, sinh viên phải đến trường làm thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường.

2. Nếu có lý do chính đáng (như bệnh tật, tai nạn, hoàn cảnh khó khăn), thí sinh trúng tuyển có thể xin bảo lưu kết quả thi tuyển. Trong trường hợp này, thí sinh trúng tuyển phải nộp đơn xin bảo lưu cho Phòng Đào tạo và phải được Hiệu trưởng ký quyết định cho bảo lưu.

Thời gian bảo lưu kết quả tuyển sinh không quá hai học kỳ chính. Muốn nhập học lại, thí sinh phải làm đơn xin nhập học kèm theo quyết định bảo lưu và nộp cho Phòng Đào tạo trước khi bắt đầu học kỳ mới ít nhất 1 tháng.

Điều 11. Thông báo kế hoạch đào tạo

1. Đầu khóa học, trường thông báo cho sinh viên những thông tin về:

- Chương trình đào tạo toàn khóa cho từng ngành học

- Quy chế học tập và các quy định của trường.

2. Đầu mỗi học kỳ, trường có trách nhiệm thông báo cho sinh viên về:

- Danh mục các học phần và số lượng tín chỉ của mỗi học phần dự kiến giảng dạy trong học kỳ, điều kiện để đăng ký học các học phần đó.

- Số lớp học dự kiến tổ chức cho mỗi học phần và thời khóa biểu của các lớp học đó.

Điều 12. Đăng ký học tập

1. Đầu mỗi học kỳ, sinh viên phải tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được chương trình đào tạo và đăng ký các học phần sẽ học trong học kỳ đó theo phiếu đăng ký của trường. Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ (trừ học kỳ cuối) được quy định như sau:

- 14 tín chỉ đối với những sinh viên xếp hạng học lực bình thường;

- 10 tín chỉ đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu;

- Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ hè.

2. Sinh viên phải đăng ký học lại các học phần bắt buộc có điểm thi kết thúc học phần dưới 5 ở các học kỳ trước. Đối với các học phần tự chọn có điểm dưới 5, sinh viên được phép đăng ký học lại học phần đó hoặc chọn học phần khác thay thế (trong số các học phần tự chọn của mỗi ngành đào tạo).

3. Sinh viên phải đăng ký và nộp phiếu đăng ký học tập trong thời hạn qui định của trường.

Điều 13. Tổ chức lớp

1. Những sinh viên học cùng một học phần trong cùng một khoảng thời gian với cùng một giảng viên được tổ chức thành một lớp học phần. Mỗi lớp học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường qui định.

2. Những sinh viên cùng khóa, được tổ chức thành những lớp khóa học. Lớp khóa học cũng được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường qui định.

Điều 14. Cố vấn học tập Giáo viên chủ nhiệm

1. Trường thành lập và chỉ đạo hoạt động của Ban cố vấn học tập (Cố vấn học tập đồng thời đảm nhiệm vai trò của giáo viên chủ nhiệm). Cố vấn học tập có trách nhiệm giúp sinh viên hiểu rõ quy chế và những qui định của trường, hướng dẫn sinh viên lựa chọn chuyên ngành, định hướng nghề nghiệp.

2. Cố vấn học tập đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn cho sinh viên lập kế hoạch học tập, đăng ký môn học, rèn luyện nhân cách; tư vấn cho sinh viên trong việc ăn, ở, sinh hoạt và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội.

Cố vấn học tập cho Trưởng khoa chỉ định và Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm. Cố vấn học tập phải có trình độ từ thạc sỹ trở lên và có ít nhất 2 năm công tác tại khoa.

Điều 15. Điều kiện để học đồng thời cùng lúc hai ngành

1. Sinh viên được học đồng thời hai ngành nếu hội đủ những điều kiện sau:

- Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất;

- Sau khi đã kết thúc học kỳ 1 năm thứ nhất của chương trình thứ nhất.

- Sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất.

2. Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai, nếu rơi vào diện bị xếp học lực yếu của chương trình thứ hai phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.

3. Thời gian tối đa được phép học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại Khoản 7.1, Điều 7 của Quy chế này. Khi học xong chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

- Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

Điều 15b. Chuyển ngành

Sinh viên được chuyển ngành học nếu thỏa mãn các điều kiện: Ngành chuyển đến có cùng khối thi tuyển sinh với ngành chuyển đi và điểm thi tuyển phải cao hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển của ngành chuyển đến trong cùng năm nhập học; không được chuyển ngành trong năm học thứ nhất và năm học cuối của khóa học; sinh viên không thuộc diện cảnh báo học vụ hoặc bị buộc thôi học.

Sinh viên chỉ được xét chuyển ngành một lần trong suốt khóa học, tùy theo năng lực của khoa tiếp nhận. Hồ sơ xin chuyển ngành nộp phòng Đào tạo 15 ngày trước khi bắt đầu năm học mới. Sau khi được chuyển ngành, sinh viên phải tích lũy đầy đủ chương trình đào tạo của ngành mới trong thời gian được phép học còn lại của ngành học cũ.

Điều 16. Về việc miễn, tạm hoãn học các học phần Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) và Giáo dục Thể chất

1. Đối tượng được miễn học, tạm hoãn học các học phần về GDQP-AN:

a) Đối tượng được miễn học toàn bộ các học phần Giáo dục quốc phòng- an ninh:

- Sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp học viện, trường sĩ quan quân đội, công an;

- Sinh viên là người nước ngoài;

- Sinh viên đào tạo văn bằng 2;

- Sinh viên đã có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng- an ninh phù hợp với trình độ đào tạo.

b) Đối tượng được miễn học và miễn kiểm tra các học phần:

Sinh viên chuyển trường, sinh viên đào tạo liên thông hoặc hoàn thiện trình độ cao hơn được miễn học và kiểm tra các học phần đã học.

c) Đối tượng được miễn học và miễn kiểm tra thực hành kỹ năng quân sự:

- Sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, có giấy xuất ngũ do đơn vị quân đội có thẩm quyền cấp;

- Sinh viên là tu sĩ thuộc các tôn giáo;

- Sinh viên có thương tật, khuyết tật bẩm sinh, bị bệnh mãn tính làm hạn chế chức năng vận động có giấy chứng nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên;

d) Đối tượng được tạm hoãn học:

- Sinh viên bị ốm đau, tai nạn, thiên tai, hỏa hoạn;

- Sinh viên là nữ đang mang thai và thời gian nghỉ thai sản theo quy định hiện hành.

Các đối tượng trên nếu được Hiệu trưởng chấp thuận cho tạm hoãn học các học phần về GDQP-AN thì khi hết thời hạn tạm hoãn sinh viên phải tiếp tục học những nội dung còn thiếu trong chương trình quy định.

2. Đối tượng được miễn, tạm hoãn học các học phần về Giáo dục thể chất

a) Đối tượng được miễn học toàn bộ các học phần về Giáo dục thể chất:

Sinh viên đã hoàn thành các học phần về Giáo dục thể chất phù hợp với trình độ đào tạo.

b) Đối tượng được miễn các học phần thực hành về Giáo dục thể chất:

Sinh viên có thương tật, dị tật bẩm sinh làm hạn chế chức năng vận động (có giấy chứng nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên).

c) Đối tượng được tạm hoãn học các học phần về Giáo dục thể chất:

- Sinh viên đang học nhưng sức khoẻ không đảm bảo;

- Sinh viên là nữ đang mang thai và thời gian nghỉ thai sản theo quy định hiện hành.

Các đối tượng trên nếu được Hiệu trưởng chấp thuận cho tạm hoãn học các học phần về Giáo dục thể chất thì sau khi hết thời hạn tạm hoãn phải tiếp tục học những nội dung còn thiếu trong chương trình quy định.

Điều 17. Điều kiện để chuyển trường

1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có đủ các điều kiện sau:

- Trong thời gian học tập nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập.

- Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học.

- Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

- Có từ 80% trở lên số học phần đã tích luỹ ở trường xin chuyển đi có cùng nội dung và có số tín chỉ của ngành đào tạo thuộc trường xin chuyển đến.

- Có điểm trung bình chung học tập của các học phần trước đó đạt từ 5,0 trở lên, không có học phần nào có kết quả dưới điểm 5. Đối với những học phần còn thiếu điểm tích lũy, sinh viên phải học bổ sung.

2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau :

- Là sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa.

- Đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

3. Sinh viên xin chuyển trường phải có hồ sơ xin chuyển trường theo mẫu quy định thống nhất (của Bộ Giáo dục và Đào tạo) tại Quy chế Công tác sinh viên.

Điều 18. Tạm dừng học tập

1. Sinh viên được tạm dừng học tập nếu có lý do chính đáng. Muốn được chấp nhận tạm dừng học tập, sinh viên phải nộp đơn tại phòng Đào tạo và phải có quyết định cho phép của Hiệu trưởng. Trước khi được xét tạm dừng học, sinh viên phải hoàn thành nghĩa vụ học phí đối với Nhà trường.

2. Trường hợp vì nhu cầu cá nhân sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở Trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 5,00.

3. Thời gian tạm dừng học tập vẫn tính vào thời gian cho phép kéo dài tối đa của khóa học, ngoại trừ thời gian sinh viên thi hành nghĩa vụ quân sự.

4. Sinh viên nghỉ học tạm thời khi muốn trở lại học tiếp tại trường phải viết đơn gửi Hiệu trưởng ít nhất 1 tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.

Điều 19. Cảnh cáo học vụ - Buộc thôi học

1. Hằng năm, trường sẽ tiến hành xử lý học vụ sau học kỳ 1 và sau học kỳ hè. Sinh viên vi phạm một trong các quy định sẽ bị cảnh cáo học vụ:

- Không hoàn thành nghĩa vụ học phí theo quy định của trường.

- Không đạt số tín chỉ tối thiểu do trường quy định cho ngành đào tạo trong một học kỳ.

- Có điểm trung bình học kỳ (ĐTBHK) trong học kỳ đầu dưới 4,00 hoặc điểm trung bình chung tích lũy (ĐTBCTL) của 2 học kỳ liên tiếp dưới 4,50.

Thời hạn cảnh cáo học vụ kéo dài trong học kỳ chính tiếp theo. Sinh viên sẽ được xóa tên trong danh sách cảnh cáo học vụ trước thời hạn, nếu có kết quả học học tập ở cuối học kỳ kế không vi phạm Khoản 19.2, Điều 19 của Quy chế này.

2. Trường sẽ ra quyết định đình chỉ học tập và xóa tên khỏi danh sách sinh viên, nếu sinh viên vi phạm một trong những trường hợp sau:

- Đã hết thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định tại Điều 7, Quy chế này;

- Đã tự ý bỏ học từ một học kỳ chính trở lên có điểm trung bình học kỳ bằng 0 (không) ở một học kỳ chính;

- Sau thời hạn bị cảnh cáo học vụ vẫn vi phạm các quy định của Khoản 19.1, Điều 19 của Quy chế này;

- Vi phạm quy chế học vụ và các quy định khác của trường đến mức buộc thôi học;

- Bị kỷ luật vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ;

- Một số trường hợp đặc biệt khác do Hiệu trưởng quy định cụ thể;

- Trường sẽ xóa tên khỏi danh sách sinh viên nếu sinh viên gửi đơn xin thôi học và được Trường ra quyết định cho phép nghỉ học;

Khi sinh viên có quyết định đình chỉ học tập, trường thông báo trả sinh viên về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú;

Sinh viên thuộc diện bị đình chỉ học tập, nếu có nguyện vọng chuyển trường hay chuyển xuống các bậc đào tạo thấp hơn phải làm đơn để trường xét cụ thể từng trường hợp.

3. Nhà trường có trách nhiệm thông báo về địa phương và gia đình sinh viên buộc thôi học biết chậm nhất một tháng sau khi có quyết định thôi học.

CHƯƠNG III: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC PHẦN

Điều 20. Điều kiện dự kiểm tra kết thúc học phần

Sinh viên được dự kiểm tra kết thúc học phần nếu hội đủ các điều kiện sau đây:

  • Dự đủ giờ lên lớp theo quy định (tối thiểu 80% tổng số tiết);
  • Dự đủ các đợt kiểm tra thường xuyên, giữa học phần và các buổi thảo luận ở lớp.
  • Dự đủ thời gian quy định cho học phần thực hành.
  • Nộp đầy đủ các bài kiểm tra sau mỗi bài thực tập.

Giảng viên phụ trách học phần là người quyết định danh sách sinh viên được dự kiểm tra kết thúc học phần. Sinh viên không đủ điều kiện dự kiểm tra kết thúc học phần nào thì phải đăng ký học lại học phần đó ở học kỳ sau. Danh sách những sinh viên không đủ điều kiện dự kiểm tra kết thúc học phần do giảng viên phụ trách học phần đề xuất và trưởng khoa ký quyết định.

Điều 21. Đánh giá kết quả học tập của học phần

1. Điểm cuối cùng để đánh giá một học phần được gọi là điểm học phần. Điểm học phần được đánh giá dựa trên kết quả học tập toàn diện của sinh viên trong suốt học phần đó. Ngoài điểm kiểm tra kết thúc học phần, điểm học phần có thể bao gồm các loại điểm thành phần sau:

- Điểm kiểm tra thường xuyên (có trọng số 30%): Là điểm đánh giá năng lực hoặc nhận thức của sinh viên trong các buổi thảo luận; Điểm đánh giá kết quả thực hành hoặc bài tập; Điểm đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên trong quá trình học tập

- Điểm kiểm tra kết thúc học phần (có trọng số 70%).

- Điểm học phần sẽ là điểm trung bình tính theo hệ số của các điểm kiểm tra thường xuyên và điểm kiểm tra kết thúc học phần.

2. Đối với các học phần đã đăng ký và đã được chấp thuận, sinh viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và nghiêm túc mọi yêu cầu của giảng viên về việc lên lớp, làm bài tập thực hành, thí nghiệm, tham gia thảo luận, dự kiểm tra giữa học phần và kết thúc học phần. Nếu không tham gia thực hiện phần việc nào, sinh viên sẽ nhận điểm không (0) cho điểm thành phần tương ứng.

3. Học phần có điểm từ 5 trở lên được coi là học phần tích lũy, số tín chỉ của học phần này được tính vào số tín chỉ tích lũy.

Điều 22. Tổ chức các kỳ kiểm tra kết thúc học phần

1. Sau khi kết thúc mỗi học phần, khoa sẽ tổ chức kiểm tra kết thúc học phần. Phần kiểm tra thường xuyên và định kỳ do giảng viên thực hiện trong suốt quá trình giảng dạy.

2. Không tổ chức kiểm tra lại cho những sinh viên đã dự kiểm tra không đạt yêu cầu hoặc vắng kiểm tra.

Điều 23. Điểm chưa/không hoàn tất học phần

1. Vì những lý do chính đáng không thể dự kiểm tra (ốm đau, tai nạn, chuyện cá nhân vv), sinh viên sẽ được xem xét giải quyết cho nhận điểm I - điểm chưa hoàn tất học phần.

Trước khi kết thúc học phần, sinh viên phải nộp đơn trình bày rõ lý do không thể hoàn tất học phần cùng các giấy tờ xác nhận cần thiết cho giảng viên phụ trách học phần đó. Trường hợp đột xuất, sinh viên phải nộp cho Phòng Đào tạo trong vòng 3 ngày kể từ ngày kiểm tra kết thúc môn học.

2. Giảng viên phụ trách học phần là người quyết định sinh viên có được điểm I hay không. Nếu không được chấp thuận, sinh viên sẽ bị điểm không (0) cho học phần đó.

3. Nếu nhận điểm I, trong thời gian tối đa là 2 học kỳ tiếp theo sinh viên phải làm đơn đăng ký kiểm tra lại học phần đó. Sau khi kiểm tra hoàn tất, điểm I sẽ được đổi thành điểm mà sinh viên đạt được. Ngược lại, quá 2 học kỳ chính nếu sinh viên không đăng ký kiểm tra lại thì điểm I sẽ bị đổi thành điểm không (0).

Điều 24. Điểm bảo lưu

1. Điểm bảo lưu là điểm mà sinh viên đã tích lũy đạt yêu cầu một học phần ở một trường đại học công lập khác, trong thời gian không quá 5 năm và được Phòng Đào tạo chấp thuận. Số điểm học phần đó sẽ là điểm mà sinh viên đã kiểm tra đạt và kèm theo ký hiệu bảo lưu (BL).

2. Nếu muốn nhận điểm cao hơn điểm bảo lưu nói trên, sinh viên phải đăng ký học lại học phần đó. Điểm BL không tham gia tính vào điểm trung bình học kỳ nhưng tính vào điểm trung bình tích lũy.

Điều 25. Điểm trung bình học tập/ Điểm trung bình tích lũy

1. Điểm trung bình học tập của mỗi học kỳ (gọi tắt là điểm học kỳ) hay điểm trung bình học tập của khóa học (gọi tắt là điểm khoá học ) là điểm tính theo kết quả kiểm tra của các học phần mà sinh viên đã đăng ký học tại trường (không tính điểm BL).

2. Số tín chỉ tích lũy: là tổng số tín chỉ của các học phần sinh viên đã đăng ký, đã học và có điểm tổng kết đạt yêu cầu (kể cà học phần được bảo lưu). Mỗi mã học phần có điểm đạt (ít nhất 1 lần đạt) được tính 1 lần vào số tín chỉ tích lũy.

Điểm trung bình tích lũy của mỗi học kỳ, khóa học là điểm tính theo kết quả kiểm tra của các học phần đạt từ 5 điểm trở lên mà sinh viên đã đăng ký học tại trường (kể cả các học phần BL).

Cách tính điểm trung bình học tập và trung bình tích lũy được quy định tại Điều 26 của quy chế này.

3. Kết quả học tập của học kỳ hè (nếu có) được tính chung vào học kỳ liền trước đó.

4. Học phần có kết quả kiểm tra từ 5 điểm trở lên được bảo lưu. Khi sinh viên học thêm một ngành mới, điểm bảo lưu được tính vào điểm trung bình tích lũy của ngành học đó.

5. Không tính kết quả kiểm tra các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng vào điểm trung bình học tập hoặc điểm trung bình tích lũy. Việc đánh giá kết quả và điều kiện cấp chứng chỉ đối với học phần này theo quy định riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 26. Cách tính điểm trung bình - Xếp loại học tập

1. Điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra kết thúc học phần được chấm theo thang điểm từ 0 đến 10 và làm tròn đến 0,5 điểm. Trong đó, trọng số kiểm tra thường xuyên là 30%; kiểm tra kết thúc HP là 70%.

2. Điểm học phần sẽ là điểm trung bình tính theo hệ số của các điểm kiểm tra kết thúc học phần và điểm thành phần, điểm học phần được làm tròn đến 1 chữ số.

3. Điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo thang điểm 10, được làm tròn đến 2 chữ số thập phân và được tính theo công thức sau:

Trong đó:

A = là điểm TBHK hoặc ĐTBCTL

ai= là điểm của môn học thứ i

ni = là số tín chỉ của môn học thứ i

n = là tổng số môn học

ĐTBHK được dùng để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ, được tính theo kết quả điểm môn học ở lần thứ nhất.

ĐTBHK và ĐTBCTL được dùng để phân loại kết quả học tập, xử lý học vụ và xếp loại tốt nghiệp, được tính theo điểm môn học cao nhất trong các lần học.

Điểm X (miễn học bảo lưu) và các điểm đặc biệt khác không được tính trong điểm trung bình học kỳ.

4. Xếp loại kết quả học tập

a) Loại đạt Xếp loại

Từ 9.0 đến 10 Xuất sắc

Từ 8,0 đến cận 9.0 Giỏi

Từ 7.0 đến cận 8.0 Khá

Từ 6.0 đến cận 7.0 Trung bình khá

Từ 5.0 đến cận 6.0 Trung bình

b) Loại không đạt Xếp loại

Từ 3.0 đến cận 5.0 Yếu

Nhỏ hơn 3.0 Kém

Điều 27. Kiểm tra thường xuyên, định kỳ và chấm bài kiểm tra kết thúc học phần

1. Việc kiểm tra thường xuyên, giữa học phần, kiểm tra thực tập do giảng viên phụ trách học phần đó thực hiện theo đúng chương trình đã công bố.

2. Hình thức kiểm tra kết thúc học phần có thể là viết, trắc nghiệm, vấn đáp, làm bài tiểu luận (hoặc kết hợp giữa các hình thức trên) do trưởng Bộ môn quyết định theo đề nghị của giảng viên giảng dạy (trường hợp trưởng bộ môn đề xuất thì trưởng khoa quyết định. Hình thức và nội dung kiểm tra phải được ghi rõ trong đề cương chi tiết môn học và công bố ngay trong buổi học đầu tiên của môn đó cho sinh viên biết.

3. Kết quả kiểm tra phải được công bố chậm nhất là 15 ngày sau ngày kiểm tra.

Điều 28. Chấm phúc tra

Sinh viên có quyền đề nghị chấm phúc tra kết quả kiểm tra. Đơn xin phúc tra kết quả được gửi đến Phòng Đào tạo trong vòng 7 ngày kể từ ngày công bố kết quả. Tất cả các đề nghị chấm phúc tra đều phải đóng lệ phí do trường quy định.

Sau khi chấm phúc tra, nếu điểm được nâng lên cao hơn trước thì Trưởng khoa hoặc Trưởng phòng Đào tạo phải đề nghị một cán bộ thứ hai có cùng chuyên môn chấm lại. Kết quả cuối cùng phải do Trưởng phòng Đào tạo ký tên xác nhận mới được công bố.

Điều 29. Học lại, học cải thiện điểm

- Đối với các học phần bắt buộc, nếu điểm môn học dưới 5.0, sinh viên phải đăng kí học lại ngay khi học phần đó được tổ chức giảng dạy.

- Đối với các học phần tự chọn, nếu điểm học phần dưới 5.0 thì sinh viên đăng kí học lại học phần đó hoặc đăng kí học phần tự chọn cùng nhóm có số tín chỉ tương đương. Nếu sinh viên đăng kí học phần tự chọn khác để thay thế thì phải hủy học phần tự chọn đã học nhưng không đạt.

Đối với học phần có kết quả đạt từ điểm 5.0 trở lên, sinh viên muốn học lại để cải thiện điểm phải làm đơn đăng ký và nộp lệ phí theo quy định. Học phần đăng ký cải thiện điểm phải cùng mã số với học phần đã học trước. Sinh viên không được đăng ký môn học tương đương hoặc môn học thay thế để cải thiện điểm. Điểm học phần là điểm cao nhất trong các lần học. Điểm cải thiện được ký hiệu (CT) để phân biệt với các loại điểm khác.

Điều 30. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm quy chế kiểm tra, đánh giá.

1. Mức độ sai phạm và khung xử lý sai phạm đối với sinh viên và cán bộ trong khi kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo quy định Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Trong các đợt kiểm tra thường xuyên, giữa học phần, kết thúc học phần, bảo vệ khóa luận, đồ án tốt nghiệp, nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng bài kiểm tra, từng học phần đã vi phạm.

3 Sinh viên đi kiểm tra hộ hoặc nhờ người kiểm tra hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm trở lên đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

Điều 31. Cấp bảng điểm

Trong quá trình học tập, sinh viên có thể đề nghị cấp bảng điểm để biết được kết qủa học tập của mình. Phòng Đào tạo có trách nhiệm cấp đầy đủ bảng điểm theo yêu cầu và đúng thời gian quy định. Sinh viên phải làm đơn và nộp lệ phí để được cấp bảng điểm.

CHƯƠNG IV: XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Điều 32. Làm khóa luận tốt nghiệp

1. Các sinh viên có kết quả học tập tốt (đạt mức quy định của trường) sẽ được đăng ký làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp vào đầu học kỳ cuối khoá. Khoá luận, đồ án tốt nghiệp là học phần tương đương 7-10 tín chỉ đối với hệ đại học và 5 tín chỉ đối với hệ cao đẳng.

2. Hiệu trưởng quyết định danh sách giảng viên chấm khóa luận, đồ án tốt nghiệp.

- Việc chấm mỗi khóa luận tốt nghiệp phải do 3 giảng viên đảm nhiệm. Những khoa có quy định riêng phải được Hiệu trưởng phê duyệt.

- Điểm của khóa luận, đồ án tốt nghiệp chấm theo thang điểm 0 đến 10 được quy định tại Điều 26 của Quy chế này.

- Kết quả chấm khóa luận, đồ án tốt nghiệp được công bố chậm nhất là 3 tuần kể từ ngày nộp khóa luận tốt nghiệp.

- Điểm khóa luận, đồ án tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học.

3. Sinh viên có đồ án tốt nghiệp bị điểm dưới điểm 5 phải đăng ký làm lại đồ án, còn sinh viên có khóa luận tốt nghiệp bị điểm dưới 5 thì phải đăng ký làm lại khóa luận tốt nghiệp hoặc phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn tương đương số tín chỉ để thay thế.

Điều 33. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

1. Cuối mỗi khóa học, những sinh viên có đủ các điều kiện sau đây sẽ được xét và công nhận tốt nghiệp:

- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập trở lên (tính đến thời điểm xét tốt nghiệp);

- Tích luỹ đủ số học phần quy định;

- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học phải đạt từ 5,0 trở lên.

- Có các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục quốc phòng- an ninh và Giáo dục thể chất, kỹ năng mềm (theo quy định về chuẩn đầu ra).

2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào biên bản và đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

3. Hội đồng xét tốt nghiệp sẽ do Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền làm chủ tịch, Trưởng phòng Đào tạo làm Thư ký và các thành viên là Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trưởng các Khoa có liên quan.

Điều 34. Cấp bằng tốt nghiệp. Xếp hạng tốt nghiệp.

1. Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính. Bảng điểm ghi thêm tên chuyên ngành (hướng chuyên sâu).

2. Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào ĐTBCTL của các môn học quy định cho ngành đào tạo. Cách phân loại được quy định tại khoản 4, Điều 26 của Quy chế này.

3. Đối với những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa đạt xuất sắc, hạng tốt nghiệp sẽ bị giảm đi một bậc nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

- Có thời gian học tập vượt quá vượt quá một học kỳ so với thời gian thiết kế.

- Có khối lượng các học phần phải học tích lũy lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn khóa học.

- Đã bị kỷ luật trong thời gian học từ mức cảnh cáo cấp trường trở lên.

4. Kết quả học tập của sinh viên được ghi vào bảng điểm theo từng học phần và trong từng học kỳ.

Điều 35. Bảo lưu kết quả học tập

1. Những sinh viên không đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp nhưng chưa hết thời gian tối đa cho phép học ở bậc học quy định, được bảo lưu các học phần có kết quả từ điểm 5,0 trở lên. Trong thời gian tối đa được phép học quy định tại Khoản 7.1, Điều 7 của Quy chế này, sinh viên được trở về trường đăng ký học tích lũy lại cho những học phần bị điểm dưới 5,0.

2. Sinh viên còn nợ chứng chỉ Giáo dục quốc phòng- an ninh và Giáo dục thể chất nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở về trường học trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

3. Những sinh viên đã hết thời gian tối đa được phép học nhưng không đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả học tập của các học phần đã tích lũy trong chương trình đào tạo của trường. Nếu có nguyện vọng, những sinh viên này sẽ được chuyển qua chương trình đào tạo vừa làm vừa học và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ. Hiệu trưởng xem xét quyết định cho bảo lưu kết qủa học tập đối với từng trường hợp cụ thể.

CHƯƠNG V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Hiệu lực thi hành

Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ này sẽ được áp dụng cho khóa tuyển sinh từ năm học 2014 2015 trở về sau.

Mọi sửa đổi, bổ sung các điều khoản của Quy chế đều phải thông qua Hội đồng khoa học và đào tạo Trường và được Hiệu trưởng phê duyệt.

Điều 37. Hướng dẫn thi hành

Phòng Đào tạo, Phòng Công tác Sinh viên, Lãnh đạo các Khoa/Bộ môn, Ban Cố vấn Học tập có nhiệm vụ triển khai và hướng dẫn chi tiết nội dung Quy chế này đến toàn thể sinh viên hệ chính quy các khóa tuyển sinh từ 2014-2015 trở về sau của Trường Đại học Thủ Dầu Một./.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

PGS-TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

QUY CHẾ

Công tác sinh viên

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 858/QĐ-ĐHTDM ngày 27 tháng 7 năm 2016

của Hiệu trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một)

Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Quy chế này quy định nhiệm vụ và quyền của sinh viên; khen thưởng và kỷ luật sinh viên; nội dung công tác sinh viên; hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên và tổ chức thực hiện.
  2. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên (SV) chương trình đào tạo đại học hệ chính quy của Trường Đại học Thủ Dầu Một (ĐH TDM).

Điều 2. Mục đích của công tác sinh viên

Công tác sinh viên là một trong những công tác tác trọng tâm của Trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo SV của Trường ĐH TDM phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm SV tốt nghiệp đạt các tiêu chuẩn đã nêu trong tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của Trường.

Điều 3. Yêu cầu của công tác sinh viên

  1. SV được bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ quyền và nhiệm vụ trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường.
  2. Công tác sinh viên phải thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường ĐH TDM
  3. Công tác sinh viên phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch trong các vấn đề có liên quan đến sinh viên.
  4. Công tác sinh viên góp phần giúp SV đạt chuẩn đầu ra của Trường.

Chương 2. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA SINH VIÊN

Điều 4. Nhiệm vụ của sinh viên

  1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ trường đại học và các quy chế, nội quy của Trường.
  2. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống.
  3. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong trường học.
  4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy truyền thống của Trường.
  5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khóa và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của Trường.
  6. Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
  7. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của Trường.
  8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự Điều động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.
  9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, Hiệu trưởng hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong Trường.
  10. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng.
  11. Tham gia các hoạt động khảo sát lấy ý kiến phản hồi của SV về hoạt động giảng dạy, chương trình học.
  12. Kịp thời thông báo cho Trường nếu có sự thay đổi về thông tin cá nhân. Thực hiện đầy đủ trách trách nhiệm của SV cư trú tại địa phương và nếu có thay đổi địa chỉ ngoại trú phải báo cáo cho Trường theo quy định.
  13. Tham gia đầy đủ tuần sinh hoạt công dân sinh viên đầu khóa, đầu năm, cuối khóa và các đợt đột xuất khi Trường yêu cầu.

Điều 5. Quyền của sinh viên

  1. Được nhận vào học đúng ngành đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường.
  2. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện; được Trường phổ biến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến SV.
  3. Được tạo Điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:

a) Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao;

b) Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật;

c) Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước;

d) Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành;

e) Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của Trường;

f) Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của Trường;

g) Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.

  1. Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước.
  2. Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển Trường; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.
  3. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, bảng Điểm học tập và rèn luyện.

Điều 6. Các hành vi sinh viên không được làm

  1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người học của Trường và người khác.
  2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.
  3. Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong Trường hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
  4. Tổ chức hoạc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.

Chương 3. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT SINH VIÊN

Điều 7. Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên

- Thành phần Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên (HĐTĐKT-KL) cấp Khoa gồm: chủ tịch hội đồng (Trưởng/Phó trưởng Khoa phụ trách sinh viên); thường trực hội đồng (trợ lý sinh viên) và các ủy viên gồm Bí thư Đoàn khoa, Liên Chi hội trưởng sinh viên, Cố vấn học tập/giáo viên chủ nhiệm (GVCN), Lớp trưởng.

- HĐTĐKT-KL cấp Khoa có trách nhiệm xem xét nội dung sự việc, thảo luận và biểu quyết (hoặc phiếu kín) đề nghị hình thức kỷ luật đối với sinh viên vi phạm. Kết luận Hội đồng phải được sự nhất trí trên 50% thành viên Hội đồng.

- Thành phần HĐTĐKT-KL cấp Trường gồm: chủ tịch hội đồng (Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng phụ trách công tác sinh viên); thường trực hội đồng (Trưởng/Phó trưởng phòng CTSV) và ủy viên gồm Bí thư Đoàn Trường, Chủ tịch Hội sinh viên, Trưởng/phó trưởng Phòng Đào tạo, Trưởng/Phó khoa (Cố vấn học tập/GVCN và lớp trưởng của những lớp có sinh viên được khen thưởng hoặc kỷ luật được mời tham gia phát biểu ý kiến, đề xuất mức khen thưởng hoặc kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết).

- HĐTĐKT-KL cấp trường có trách nhiệm xem xét vụ việc sinh viên vi phạm và khung xử lý kỷ luật theo các quy định hiện hành, ý kiến đề nghị của Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật khoa, thảo luận và biểu quyết (hoặc phiếu kín) hình thức kỷ luật sinh viên. Kết luận Hội đồng phải được sự nhất trí trên 50% thành viên Hội đồng.

- HĐTĐKT-KL cấp Trường mỗi học kỳ họp một lần. Khi cần thiết, Hội đồng có thể họp các phiên bất thường.

Điều 8. Nội dung, hình thức khen thưởng

  1. Khen thưởng thường xuyên, kịp thời đối với cá nhân và tập thể lớp sinh viên đạt thành tích xứng đáng để biểu dương khen thưởng. Cụ thể:

- Đoạt giải trong các cuộc thi sinh viên giỏi, Olympic các môn học, thi nghiên cứu khoa học, các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, học thuật, văn hóa, văn nghệ, thể thao.

- Đóng góp thiết thực, hiệu quả các hoạt động của Trường và các thành tích đặc biệt khác.

Nội dung, mức khen thưởng do Hiệu trưởng quy định.

2. Thi đua, khen thưởng toàn diện định kỳ đối với cá nhân và tập thể lớp sinh viên được tiến hành vào cuối mỗi năm học. Cụ thể:

a) Đối với cá nhân:

- Đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc, nếu xếp loại học tập đạt từ 3,6 (thang điểm 4) hoăc từ 9,0 (thang điểm 10) trở lên và xếp loại rèn luyện xuất sắc.

- Đạt danh hiệu sinh viên giỏi, nếu xếp loại học tập từ giỏi trở lên và xếp loại rèn luyện từ tốt trở lên.

- Đạt danh hiệu sinh viên khá, nếu xếp loại học tập và rèn luyện từ khá trở lên.

Không xét khen thưởng đối với sinh viên bị kỷ luật hoặc có điểm kết thúc học phần trong năm học đó dưới mức trung bình.

b) Đối với tập thể:

- Đạt danh hiệu lớp sinh viên tiên tiến nếu đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Có từ 25% sinh viên đạt danh hiệu sinh viên khá trở lên.

+ Có cá nhân đạt danh hiệu sinh viên giỏi trở lên.

+ Không có cá nhân xếp loại học tập kém hoặc rèn luyện kém, bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên. Tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, tổ chức nhiều hoạt động và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua trong Nhà trường.

- Đạt danh hiệu lớp sinh viên xuất sắc nếu đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu lớp sinh viên tiên tiến và có từ 10% sinh viên đạt danh hiệu sinh viên giỏi trở lên, có cá nhân đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc.

Điều 9. Trình tự, thủ tục xét khen thưởng

  1. Đối với khen thưởng thường xuyên: Căn cứ vào thành tích đạt được của sinh viên, các lớp sinh viên tiến hành lập danh sách kèm theo bản thành tích cá nhân và tập thể lớp, có xác nhận của Cố vấn học tập/GVCN, đề nghị lên HĐTĐKT-KL cấp Khoa xem xét; HĐTĐKT-KL cấp Khoa có văn bản gửi Phòng CTSV.
  2. Đối với khen thưởng định kỳ: Căn cứ kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên và lớp sinh viên từng năm học, HĐTĐKT-KL cấp Khoa đề nghị danh sách khen thưởng với HĐTĐKT-KL cấp Trường thông qua phòng CTSV.
  3. Phòng CTSV đề xuất HĐTĐKT-KL cấp Trường xem xét quyết định. Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng ủy quyền cho Phòng CTSV thông báo kết quả.

Điều 10. Các hình thức kỷ luật sinh viên

  1. Những sinh viên có hành vi vi phạm nội quy, quy chế học tập, rèn luyện thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ.

b) Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng.

c) Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; SV bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy trường hợp cụ thể Hiệu trưởng căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ 1 học kỳ, đình chỉ 1 năm học hoặc đình chỉ theo thời gian bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

d) Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến Trưởng và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.

  1. Hình thức kỷ luật của sinh viên từ cảnh cáo trở lên phải được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên và thông báo cho gia đình SV biết. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, Trường phải gửi thông báo cho địa phương biết để phối hợp quản lý, giáo dục.
  2. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định Phụ lục kèm theo Quy chế này.

Điều 11. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật

a) Sinh viên có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trong trường hợp SV không chấp hành làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng khen thưởng kỷ luật vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ thu thập được; GVCN chủ trì họp với tập thể lớp sinh viên, phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật, gửi biên bản cho HĐTĐKT-KL cấp Khoa.

b) HĐTĐKT-KL cấp Khoa họp đề xuất hình thức kỷ luật sinh viên và gửi biên bản cho HĐTĐKT-KL cấp Trường.

c) HĐTĐKT-KL cấp Trường tổ chức họp để xét kỷ luật, thành phần bao gồm: các thành viên của Hội đồng. Sinh viên vi phạm kỷ luật đã được mời mà không đến dự (nếu không có lý do chính đáng), không có bản tự kiểm điểm thì Hội đồng vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật. Trường hợp có lý do chính đáng, Hội đồng sẽ dời cuộc họp vào một thời gian thích hợp.

d)Trường hợp có đủ chứng cứ sinh viên vi phạm, HĐTĐKT-KL cấp Trường kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.

  1. Hồ sơ xử lý kỷ luật của sinh viên: Bản tự kiểm điểm (nếu có); biên bản của tập thể lớp họp kiểm điểm sinh viên có hành vi vi phạm; biên bản của HĐTĐKT-KL cấp Khoa; các tài liệu có liên quan.

Điều 12. Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật

1. Sau 03 tháng (sinh viên bị khiển trách), sau 06 tháng (sinh viên bị cảnh cáo): kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.

2. Sinh viên bị đình chỉ học tập có thời hạn: khi hết thời hạn đình chỉ, sinh viên phải xuất trình chứng nhận của địa phương (cấp xã, phường, thị trấn) nơi cư trú về việc chấp hành tốt nghĩa vụ công dân tại địa phương; chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo để Trường xem xét, tiếp nhận vào học tiếp nếu đủ điều kiện.

Điều 13.Quyền khiếu nại về thi đua, khen thưởng

Cá nhân và tập thể sinh viên nếu xét thấy các hình thức khen thưởng và kỷ luật không thỏa đáng có quyền nộp đơn khiếu nại cho Phòng CTSV; nếu cấp Trường đã xem xét lại mà sinh viên vẫn chưa thỏa đáng có thể khiếu nại lên cấp có thẩm quyền cao hơn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Thời gian nộp đơn khiếu nại: 03 ngày sau buổi họp thông qua kết quả sau cùng của HĐTĐKT-KL cấp Trường.

Chương 4. NỘI DUNG CÔNG TÁC SINH VIÊN

Điều 14. Tổ chức các hoạt động giáo dục tuyên truyền

1. Giáo dục tư tưởng chính trị

a) Giáo dục, tuyên truyền để sinh viên nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, hình thành bản lĩnh chính trị, yêu tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cảnh giác và biết phê phán những luận điểm xuyên tạc, hành động chống phá Đảng và Nhà nước.

b) Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động rèn luyện của sinh viên. Tạo môi trường để sinh viên rèn luyện phấn đấu, được xét kết nạp vào Đảng.

2. Giáo dục đạo đức, lối sống

a) Giáo dục, tuyên truyền cho sinh viên những giá trị, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội và đạo đức nghề nghiệp; biết phê phán những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức;

b) Định hướng, giáo dục lối sống lành mạnh, văn minh, tiến bộ phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân sinh viên đối với tập thể và cộng đồng.

3. Giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật

a) Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật, thói quen sống và làm việc theo pháp luật;

b) Nội dung giáo dục pháp luật đối với sinh viên tập trung vào các quy chế, quy định về học tập và rèn luyện; pháp luật về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; đảm bảo trật tự an toàn giao thông và các Luật khác có liên quan.

4. Giáo dục kỹ năng: Kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm

5. Giáo dục thể chất

a) Giáo dục, hướng dẫn sinh viên về kỹ thuật, phương pháp luyện tập và tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao;

b) Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho sinh viên về ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, sinh hoạt điều độ, không lạm dụng rượu, bia, sử dụng chất kích thích, gây nghiện; kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch, bệnh, tai nạn thương tích; Tổ chức và triển khai hoạt động của Trạm Y tế trong Trường.

6. Giáo dục thẩm mỹ

a) Giáo dục kiến thức, kỹ năng để sinh viên biết yêu và cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, cuộc sống xã hội và trong nghệ thuật. Có thái độ phê phán cái xấu, phản thẩm mỹ trong tâm hồn, trong hành vi ứng xử, hình dáng, trang phục.

b) Tạo điều kiện và tổ chức cho SV tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ theo quy định.

Điều 15. Công tác quản lý sinh viên

1. Công tác hành chính

a) Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển, sắp xếp, bố trí sinh viên vào các lớp; chỉ định Ban cán sự lớp (lớp trưởng, lớp phó) lâm thời, làm thẻ sinh viên, thẻ thư viện; quản lý, tổ chức cấp phát văn bằng, chứng chỉ của sinh viên;

b) Thống kê, tổng hợp dữ liệu và quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến sinh viên; giải quyết các công việc hành chính có liên quan đến sinh viên.

c) Tổ chức các đợt tiếp nói chuyện, đối thoại giữa SV và lãnh dạo Trường. Tiếp nhận, xử lý các ý kiến của sinh viên phản ánh về quá trình học tập và rèn luyện tại Trường.

2. Công tác khen thưởng và kỷ luật

a) Theo dõi, đánh giá ý thức học tập; tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên; phân loại, xếp loại sinh viên cuối mỗi học kỳ, năm học, khóa học theo Quy chế;

b) Phát động, tổ chức các phong trào thi đua trong sinh viên; Tổ chức đánh giá, bình bầu và khen thưởng cho tập thể, cá nhân sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định về học tập và rèn luyện đối với sinh viên;

d) Tham mưu, theo dõi và tổng hợp việc xử lý kỷ luật sinh viên vi phạm theo quy định;

e) Tổ chức Tuần sinh hoạt công dân sinh viên cho SV đầu năm, đầu khóa và cuối khóa học.

3. Công tác sinh viên ngoại trú

Tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp công tác sinh viên ngoại trú theo quy định nhằm đảm bảo SV có điều kiện ăn, ở, đi lại học tập tốt.

4. Công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học

a) Ban hành nội quy, quy định, xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong sinh viên. Phối hợp với công an địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trường học;

b) Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo an toàn cho các hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên. Theo dõi, nắm bắt diễn biến tư tưởng, hành vi của sinh viên để có sự định hướng, giáo dục; phối hợp ngăn chặn việc kích động, lôi kéo sinh viên tham gia các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, tham gia các tệ nạn xã hội, truyền đạo trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp xử lý các vụ việc về an ninh, trật tự trường học và các vụ việc liên quan đến sinh viên ở trong và ngoài Trường.

5. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên

Tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và giải quyết các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến sinh viên theo quy định.

Điều 16. Hỗ trợ và dịch vụ sinh viên

1. Tư vấn học tập

Tư vấn, hỗ trợ sinh viên xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập phù hợp với mục tiêu và năng lực; cung cấp thông tin về chương trình đào tạo, hướng dẫn sinh viên tiếp cận các nguồn lực (về học thuật, tài chính, kỹ thuật...) nhằm nâng cao khả năng, học tập hiệu quả.

2. Công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm

a) Tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp công tác tư vấn hướng nghiệp, việc làm, tham quan, thực tập cho SV.

b) Chủ động quan hệ hợp tác vối các cơ quan, doang nghiệp để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng, việc làm; theo dõi tình hình SV có việc làm sau khi tốt nghiệp.

3. Tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe

a) Tư vấn, hỗ trợ sinh viên khi gặp phải các vấn đề về tâm lý - xã hội; phối hợp tổ chức các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe để có sự hỗ trợ, can thiệp cần thiết khi sinh viên gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần;

b) Tổ chức khám sức khỏe đầu vào và định kỳ cho sinh viên; tư vấn, tổ chức cho sinh viên thực hiện Luật bảo hiểm y tế; sơ, cấp cứu, khám chữa bệnh ban đầu cho sinh viên.

4. Hỗ trợ tài chính

Phối hợp với các tổ chức, cá nhân hảo tâm xây dựng, quản lý các quỹ học bổng; tổ chức trao học bổng tài trợ cho sinh viên xuất sắc, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn; hỗ trợ SV về chỗ ở, việc làm thêm.

5. Hỗ trợ đặc biệt

Triển khai dịch vụ công tác xã hội trong trường học, tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên khuyết tật, sinh viên diện chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

6. Tổ chức, quản lý các dịch vụ sinh viên

Tổ chức dịch vụ cho sinh viên như: internet, điện thoại, nhà ăn, căng tin, trông giữ xe, sân chơi, bãi tập, thiết chế văn hóa.

7. Cựu sinh viên

Xây dựng và phát triển tổ chức cựu sinh viên của Trường; nắm bắt tình hình và tạo điều kiện đề các cựu sinh viên đóng góp cho sư phát triển của Trường, hỗ trợ SV Trường trong mọi hoạt động; theo dõi quá trình phát triển trong sự nghiệp và đời sống cựu sinh viên; hỗ trợ cựu sinh viên khi cần thiết.

Chương 5. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Điều 17. Hệ thống tổ chức quản lý công tác sinh viên

  1. Hệ thống tổ chức quản lý sinh viên được quy định gồm: Hiệu trưởng, Phòng Công tác sinh viên (CTSV), các đơn vị phụ trách công tác sinh viên, các Khoa, cố vấn học tập/GVCN và lớp sinh viên.
  2. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động công tác sinh viên toàn Trường.

Điều 18. Phòng công tác sinh viên

Là đơn vị tham mưu cho lãnh đạo Trường trong chỉ đạo vả chịu trách nhiệm chính trong tổ chức triển khai công tác sinh viên cho toàn trường và phân cấp:

  1. Tổ chức triển khai thực hiện giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống và tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, chương trình công tác xã hội cho sinh viên.
  2. Tham mưu sự tham gia của SV mang tính chất đại diện cho Trường khi có sự huy động của địa phương, các cấp, các ngành.
  3. Tổ chức thực hiện thi đua khen thưởng, kỷ luật sinh viên.
  4. Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên theo từng học kỳ, năm học, khóa học.
  5. Bảo đảm các điểu kiện để phát huy vai trò của tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên trong công tác sinh viên.
  6. Tổ chức Tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên đầu khóa, đầu năm, cuối khóa theo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.
  7. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định, phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính cho sinh viên.
  8. Phối hợp tổ chức cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, các cuộc thi Olympic sinh viên, các giải thưởng luận văn tốt nghiệp xuất sắc và các cuộc thi ngoại khóa khác về học thuật. Tổ chức các đội tuyển của Trường tham gia các cuộc thi văn nghệ, thi đấu thể thao.
  9. Triển khai thực hiện công tác ngoại trú theo quy định.
  10. Triển khai công tác bảo hiểm cho sinh viên.
  11. Tổ chức Lễ khai giảng, tiếp xúc định kỳ giữa lãnh đạo nhà trường và sinh viên.
  12. Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ về công tác sinh viên cho cấp trên.
  13. Triển khai thực hiện công tác đánh giá công tác sinh viên hàng năm theo quy định của Bộ GD và ĐT.
  14. Đầu mối liên hệ công tác cựu sinh viên Trường.

Điều 19. Phòng Đào tạo

  1. Tiếp nhận sinh viên nhập học, thu hồ sơ sinh viên, tổ chức sắp xếp sinh viên năm nhất vào lớp học.
  2. Phổ biến các quy chế về đào tạo, kế hoạch đào tạo; công bố chương trình đào tạo.
  3. Xử ký học vụ và giải quyết những khiếu nại liên quan đến học vụ của SV.
  4. Phối hợp với các đơn vị trong Trường: Giải quyết các thủ tục hành chính cho SV theo quy định; cập nhật, cung cấp thông tin liên quan đến SV để quản lý theo quy định về công nghệ thông tin của Bộ GD và ĐT.
  5. Phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện xét, cấp học bổng khuyến khích học tập; tổ chức Lễ khai giảng, Lễ Tốt nghiệp.

Điều 20. Khoa

  1. Tổ chức hệ thống quản lý công tác sinh viên gồm: Lãnh đạo Khoa-Trợ lý công tác sinh viên-Cố vấn học tập/Giáo viên chủ nhiệm-Ban cán sự lớp-Lớp sinh viên.
  2. Công bố đề cương tóm tắt các học phần.
  3. Thực hiện quản lý quá trình học tập, rèn luyện và tình hình thực hiện nội quy, quy chế; đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên và nhập liệu kết quả; xét chọn sinh viên nhận học bổng tài trợ; theo dõi sinh hoạt lớp định kỳ; tình hình sinh viên ngoại trú; liên lạc với SV, cựu SV.
  4. Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Khoa tổ chức các hoạt động: câu lạc bộ học thuật, văn nghệ, thể thao và hoạt động khác.
  5. Tổ chức xem xét và kiến nghị với Trường các hình thức khen thưởng, kỷ luật và khiếu nại của sinh viên.
  6. Định kỳ tổ chức họp cố vấn học tập/GVCN toàn Khoa ít nhất 1 lần/học kỳ.

Điều 21. Các đơn vị phụ trách công tác sinh viên khác

  1. Trung tâm tuyển sinh và Thị trường lao động: Thực hiện hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu và thống kê việc làm, khảo sát ý kiến cựu sinh viên và người sử dụng lao động, giới thiệu các chương trình học bổng và các hoạt động khác nhằm hỗ trợ sinh viên.
  2. Phòng Khoa học Công nghệ: Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học trong SV.
  3. Các đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ khác liên qua đến công sinh viên theo quy định và phân công của Trường

Điều 22. Trợ lý sinh viên

  1. Theo dõi và kiểm tra tình hình sinh hoạt lớp định kỳ. Tổng hợp tình hình hoạt động các lớp sinh viên, các phản hồi từ sinh viên để báo cáo định kỳ cho Khoa và Phòng CTSV.
  2. Đầu mối phối hợp công việc với Phòng/Ban chức năng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, giáo viên chủ nhiệm và Ban cán sự lớp trong công tác sinh viên.

Điều 23. Cố vấn học tập/Giáo viên chủ nhiệm

  1. Làm cố vấn cho một lớp sinh viên về chương trình, kế hoạch học tập, đăng ký học phần, giúp sinh viên hiểu những quy chế, quy định về đào tạo do Bộ GD và ĐT và Trường.
  2. Theo dõi tình hình lớp, quá trình phấn đấu của từng SV chú trọng công tác giáo dục, đánh giá toàn diện về học tập và rèn luyện của SV lớp mình, nhận xét và cho điểm rèn luyện của SV. Đảm bảo là cầu nối giữa Trường với gia đình sinh viên.
  3. Chỉ đạo, hỗ trợ Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi Đoàn, Chi hội sinh viên và động viên sinh viên tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động ngoại khóa do các đơn vị có liên quan tổ chức.
  4. Sinh hoạt lớp định kỳ theo quy định 1 lần/tháng và sinh hoạt lớp đột xuất; báo cáo với Trưởng khoa về tình hình công tác sinh viên.

Điều 24. Lớp

  1. Lớp sinh viên: được tổ chức theo khóa, ngành và chuyên ngành đào tạo. Lớp sinh viên được ổn định trong suốt các năm học để triển khai các hoạt động có liên quan đến công tác học tập, rèn luyện, hoạt động đoàn thể, các hoạt động xã hội, thi đua, khen thường kỷ luật.
  2. Lớp học phần:

a) Bao gồm những SV đăng ký cùng một học phần. Lớp được tổ chức theo thời gian học 1 học phần, là nơi để Trường theo dõi, quản lý về học tập và ý thức kỷ luật của SV trong giờ học.

b) Ban cán sự lớp học phần gồm lớp trưởng và các lớp phó do trưởng Khoa (quản lý học phần) chỉ định. Ban cán sự lớp học học phần có trách nhiệm báo cáo việc chấp hành nội quy, quy chế của sinh viên trong lớp với Khoa. Ban cán sự lớp học phần được ưu tiên cộng điểm rèn luyện.

Điều 25. Ban cán sự lớp sinh viên

  1. Thành phần Ban cán sự lớp gồm: lớp trưởng, 1 đến 2 lớp phó và các tổ trưởng (nếu cần, khi số lượng sinh viên quá đông). Ban cán sự lớp do trưởng Khoa công nhận và có nhiệm kỳ theo năm học
  2. Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với Chi đoàn trong các hoạt động phong trào của lớp. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động sinh hoạt, đời sống và các hoạt động khác của Nhà trường.
  3. Đôn đốc sinh viên trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế. Xây dựng nề nếp tự quản trong lớp, tổ chức, động viên giúp đỡ những sinh viên gặp khó khăn.
  4. Thay mặt cho sinh viên của lớp liên hệ với cố vấn học tập/GVCN, Giảng viên, Khoa, đơn vị phụ trách công tác sinh viên giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền và nhiệm vụ của sinh viên.
  5. Ban cán sự lớp có trách nhiệm thống kê số liệu và minh chứng để nhận xét, đánh giá xếp loại sinh viên của lớp; lập sổ thông tin sinh viên của lớp (email, địa chỉ, điện thoại, nơi ở) để theo dõi và liên lạc khi cần thiết.
  6. Ban cán sự lớp được cộng điểm rèn luyện.

Chương 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Căn cứ nội dung quy chế này và chức năng nhiệm vụ được phân công các đơn vị phòng, khoa chủ động phối hợp để tổ chức thực hiện tốt công tác sinh viên.
  2. Tổ chức sơ, tổng kết đánh giá công tác sinh viên định kỳ và báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

PGS-TS. Nguyễn Văn Hiệp

Một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật

(Ban hành kèm theo Quyết định số:858 /QĐ-ĐHTDM ngày 27 tháng 7 năm 2016

của Hiệu trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một)

TT

Nội dung vi phạm

Số lần vi phạm và hình thức xử lý

Ghi chú

Khiển trách

Cảnh cáo

Đình chỉ có thời hạn

Buộc thôi học

1

2

3

4

5

6

7

1.

Đến muộn giờ học, giờ thực tập; nghỉ học không phép hoặc quá phép

Nghỉ học không ý do 1 học kỳ chính

Các trường hợp khác xử lý theo quy chế học vụ và quy chế rèn luyện

2.

Mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học, giờ thực tập và tự học

Xử lý theo quy chế học vụ và quy chế rèn luyện

3.

Vô lễ với thầy, cô giáo và CBVC nhà trường

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

4.

Học thay hoặc nhờ người khác học thay

Lần 1

Lần 2

Lần 3

5.

Thi, kiểm tra thay, hoặc nhờ thi, kiểm tra thay; làm thay, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp

Lần 1

Lần 2

6.

Tổ chức học, thi, kiểm tra thay; tổ chức làm thay tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp

Lần 1

Tùy theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

7.

Mang tài liệu vào phòng thi, đưa đề thi ra ngoài nhờ làm thay, ném tài liệu vào phòng thi, vẽ bậy vào bài thi; bỏ thi không có lý do chính đáng và các hình thức gian lận khác trong học tập, thi, kiểm tra

Xử lý theo quy chế đào tạo

8.

Giả mạo chữ ký người khác, sử dụng giấy tở giả, khai man hồ sơ, lý lịch

Tùy theo mức độ, xử lý từ đình chỉ học tập đến buộc thôi học hoặc hoãn cấp bằng tốt nghiệp có thời hạn. Nếu nghiêm trọng giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

9.

Cố tình chậm nộp hoặc không nộp bảo hiểm y tế theo quy định của nhà trường mà không có lý do chính đáng.

Lần 1

Lần 2

Lần 3

10.

Cố tình chậm nộp hoặc không nộp học phí theo quy định của nhà trường mà không có lý do chính đáng.

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

11.

Uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp.

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

12.

Hút thuốc lá trong giờ học, phòng họp, phòng thí nghiệm và nơi cấm hút thuốc theo quy định

Từ lần 3 trở lên, xử lý từ khiển trách đến cảnh cáo

13.

Đánh bạc dưới mọi hình thức

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Tùy mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật

14.

Tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng sản phẩm văn hóa đồi trụy hoặc tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái phép

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Nếu nghiêm trọng giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

15.

Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, lôi kéo người khác sử dụng ma túy

Lần 1

Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

16.

Sử dụng ma túy

Xử lý theo quy định về xử lý sinh viên liên quan đến ma túy.

17.

Chứa chấp, môi giới mại dâm

Lần 1

Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

18.

Hoạt động mại dâm

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

19.

Lấy cắp tài sản, chứa chấp, tiêu thụ tài sản do lấy cắp mà có

Tùy theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định

20.

Chứa chấp, buôn bán vũ khí, chất nổ và hàng cấm theo quy định của Nhà nước.

Lần 1

Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

21.

Đưa phần tử xấu vào trong trường, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trong nhà trường.

Tùy theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học

22.

Đe dọa đánh người, gây gổ đánh nhau

Lần 1

Lần 2

Trường hợp nghiêm trọng xử lý buộc thôi học và đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo Pháp luật.

Đánh nhau, đánh nhau có thương tích

Lần 1

Tổ chức đánh nhau

Lần 1

Chuyển cơ quan chức năng xem xét

23.

Kích động, lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền đơn, áp phích trái pháp luật

Lần 1

Lần 2

Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

24.

Tham gia biểu tình, tụ tập đông người, khiếu kiện trái quy định của pháp luật

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

25.

Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet.

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

26.

Có hành động quấy rối, dâm ô, xâm phạm nhân phẩm, đời tư của người khác

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

27.

Vi phạm các quy định về an toàn giao thông bị xử phạt hành chính

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Trường hợp nghiêm trọng xử lý buộc thôi học

Tổ chức, tham gia đua xe trái phép bị lập biên bản xử lý

Lần 1

28.

Tạo và phát tán virut; xâm nhập hệ thống máy tính của Trường trái phép

Tùy theo mức độ, xử lý từ đình chỉ học tập đến buộc thôi học

29.

Không tham gia tuần sinh hoạt công dân sinh viên đầu khóa, đầu năm

Lần 2

Trừ điểm theo quy chế rèn luyện

30.

Tổ chức, tham gia các hoạt động mang danh nghĩa trường ĐH TDM khi chưa được Trường cho phép

Lần 1

Lần 2

31.

Vẽ bậy, đạp giày/dép lên tường, bàn học.

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Bối hoàn nguyên trạng

32.

Làm mất cảnh quan môi trường, bỏ rác không đúng nơi quy định, gây mất vệ sinh lớp học, khuôn viên Trường

Lần 1

Lần 2

Bối hoàn nguyên trạng nếu nghiêm trọng xử lý đình chỉ học tập đến buộc thôi học

33

Làm hư hỏng tài sản khác của trường

Tùy mức độ xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học và phải bồi thường thiệt hại

34.

Vào năm học mới không khai báo chỗ ở ngoại trú

Lần 1

Lần 2

Thay đổi chỗ ở ngoại trú không khai báo

Lần 1

Lần 2

Làm ô nhiễm môi trường, gây ồn ào ảnh hưởng đến sinh hoạt của khu dân cư, bị chính quyền địa phương lập biên bản và khiếu nại.

Lần 1

Lần 2

Trường hợp nghiêm trọng xử lý từ đình chỉ đến buộc thôi học

35.

Các vi phạm khác

Tùy theo mức độ, nhà trường xem xét, nhắc nhở, phê bình, trừ điểm rèn luyện hoặc xử lý kỷ luật từ khiển trách đến buộc thôi học.

PHẦN II

HƯỚNG DẪN

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. HƯỚNG DẪN LIÊN HỆ GIẢI QUYẾT CÔNG TÁC

TT

Nội dung cần giải quyết

Đơn vị tiếp nhận/giải quyết

Làm thẻ Sinh viên (D14, D15, D16)

Phòng Tổ chức

Làm thẻ Sinh viên (D17 trở về sau)

Phòng CTSV & Ngân hàng BIDV - chi nhánh Bình Dương

Chuyển ngành học

Phòng Đào tạo Đại học

Xác nhận kết quả học tập của SV học kỳ, năm học, khóa học.

Cấp bảng điểm (có dấu)

Bảo lưu kết quả tuyển sinh

Không có tên trong danh sách lớp

Cấp bằng tốt nghiệp

Văn phòng

Sao y văn bằng, chứng chỉ do nhà trường cấp

Cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, Bằng tốt nghiệp

Cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp (do mất bằng tốt nghiệp)

Nhận bưu phẩm, thư

Đóng học phí, các loại lệ phí

Phòng kế hoạch-tài chính

Nhận tiền học bồng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội

Các chương trình liên kết quốc tế

Phòng quan hệ quốc tế

Học bổng, du học

Hướng dẫn sinh viên nước ngoài

Đề nghị thôi học

Khoa quản lý sinh viên

Đề nghị tạm dừng học

Xin học lại sau khi đã tạm dừng, bảo lưu kết quả tuyển sinh.

Đăng ký xét tốt nghiệp

Đề nghị chuyển trường

Thời khóa biểu, lịch thi, lịch kiểm tra

Xin nghỉ học đột xuất dưới 05 buổi (ngày)

Không có tên trong danh sách phòng thi

Đăng ký học phần chính. (online)

Đề nghị đăng ký học lại môn học chưa đạt. (online)

Đề nghị học môn thay thế hoặc tương đương.

Thay đổi kết quả đăng ký môn học

Học cải thiện điểm

Đề nghị phúc khảo điểm môn học

Đề nghị miễn giảm học phần.

Đề nghị dự thi, hoãn thi kết thúc học phần

Phản ánh tình hình giảng dạy của giảng viên

Cấp giấy giới thiệu thực tập, NCKH, Khóa luận tốt nghiệp

Xem xét điểm học phần

Bảo lưu điểm học phần

Thông tin đào tạo các ngành, khóa học, lớp học

Thắc mắc kết quả cảnh báo học vụ

Cấp giấy xác nhận sinh viên (online)

Phòng công tác sinh viên

Thực hiện chế độ chính sách: học bổng KKHT, học bổng tài trợ, trợ cấp xã hội, học bổng chính sách, miễn giảm học phí, hướng dẫn vay vốn tín dụng đào tạo, trợ cấp ưu đãi ...

Bảo hiểm

Khen thưởng, kỷ luật SV

Công tác ngoại trú của SV (online)

Sinh viên xin phép từ 5 buổi (ngày) trở lên

Làm thẻ, đọc và mượn tài liệu tại thư viện Trường

Trung tâm Học liệu

Tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên: giao lưu doanh nghiệp, giới thiệu thực tập, giới thiệu việc làm

Trung tâm Thị trường Lao động & khởi nghiệp

Miễn học phần Giáo dục Thể chất Quốc phòng An ninh

TT. Đào tạo kiến thức chung

Hướng dẫn đăng ký, tham gia hỗ trợ thực hiện NCKH

Phòng Khoa học

Đồng phục, trang phục học đường

TDMU shop

Mở lớp ôn và cấp chứng chỉ tiếng Anh chuẩn đầu ra EPT-UTDM, CCQG trình độ A, B, C

Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế

Mở lớp dạy các ngoại ngữ Pháp, Hoa, Hàn, Nhật theo yêu cầu của học viên

Mở lớp ôn và hỗ trợ đăng ký thi TOEIC

Đăng ký học, ôn thi, thi các chứng chì tin học, các chuyên đề

Trung tâm Công nghệ thông tin

Tư vấn, hỗ trợ và tổ chức các hoạt động đoàn TN Hội SV

Văn phòng Đoàn TN-Hội SV

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Trạm y tế

Đào tạo kỹ năng

Trung tâm Đào tạo kỹ năng Xã hội

Sinh viên khi liên hệ các đơn vị chức năng cần lưu ý:

  • Xác định rõ vấn đề cần giải quyết
  • Đọc, tham khảo kỹ các quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn có liên quan.
  • Tham khảo ý kiến của cán bộ lớp, cố vấn học tập
  • Đến đúng lịch tiếp SV, điền đầy đủ các thông tin trong các biểu mẫu (nếu có) liên quan đến công việc cần giải quyết.
  • Trình bày nội dung cần giải quyết xúc tích rõ ràng.
  • Thực hiện đúng trang, đồng phục, đeo thẻ SV.

II. HƯỚNG DẪN CẤP, XÁC NHẬN CÁC LOẠI GIẤY TỜ

TT

Nội dung đề nghị

Trình tự thủ tục

Ghi chú

1

Xác nhận làm sổ ưu đãi trong giáo dục đào tạo để hưởng trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo tại địa phương (con TB, BB, CĐHH, có công cách mạng )

Sinh viên đăng ký trực tuyến để được cấp giấy xác nhận

2

Xác nhận chứng minh người phụ thuộc để thực hiện thuế thu nhập cá nhân

3

Xác nhận hưởng trợ cấp khó khăn, học bổng tại địa phương

4

Xác nhận xin miễn đóng tiền lao động công ích

5

Xác nhận xin việc làm

6

Xác nhận xin đăng ký tạm trú

7

Xác nhận vay vốn tại ngân hàng Chính sách Xã hội (theo quyết định 157/QĐ-TTg ngày 27 tháng 09 năm 2007)

Sinh viên đăng ký trực tuyến để được cấp giấy xác nhận

8

Xác nhận bổ xung hồ sơ xin tạm hoãn hoãn nghĩa vụ quân sự

Sinh viên đăng ký trực tuyến để được cấp giấy xác nhận

9

Xác nhận xin làm thẻ thư viện (ngoài trường)

1.Nộp mẫu đã điền đẩy đủ thông tin (do đơn vị cấp thẻ yêu cầu) tại phòng Công tác sinh viên

10

Xác nhận Sổ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Sổ)

1. Viết đầy đủ thông tin trong Sổ (01 học kỳ cần xác nhận)

2. Nộp Sổ tại phòng Công tác sinh viên

Lưu ý:

  • Nhà trường không xác nhận: Khi SV bị buộc thôi học, xóa tên, đình chỉ học tập, hết thời gian học tại trường theo quy chế đào tạo, không nộp đủ học phí tính đến thời điểm đề nghị xác nhận.
  • SV nhận giấy xác nhận (sổ) và ký nhận (nếu có) sau 3 ngày kể từ ngày phòng CTSV nhận giấy xác nhận (sổ) trừ ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật.
  • Các trường hợp đề nghị xác nhận ngoài các nội dung trên, SV tự đánh máy giấy xác nhận (theo Mẫu STSV12) ghi rõ lý do sử dụng giấy xác nhận hoặc đăng ký trực tuyến để được cấp giấy xác nhận trong danh mục.
  • Phòng Công tác sinh viên chỉ nhận các mẫu theo quy định (sổ) viết đầy đủ rõ ràng, bằng một màu mực, không tẩy xóa, nhàu nát.

III. MỘT SỐ QUY TRÌNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Quy trình

TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT NGHIỆP VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

1. Đề nghị cấp bảng điểm.

+ Đối tượng/Điều kiện

- Sinh viên có nhu cầu, trừ trường hợp cấp bảng điểm khi cấp bằng tốt nghiệp.

- Điền và cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu đơn số 01 tại wedsite:daa.tdmu.edu.vn

- Đóng phí tại phòng Kế hoạch tài chính.

+ Quy trình thực hiện

- Bước 1: Nộp đơn và phiếu thu tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại phòng Đào tạo đại học.

- Bước 2: Phòng Đào tạo đại học xử lý, trả kết quả ngay trong ngày.

- Bước 3: Sinh viên nhận bảng điểm tại bộ phận trả hồ sơ Phòng Đào tạo đại học

+ Thời hạn

- Trong 01 ngày làm việc.

2. Đề nghị thay đổi kết quả đăng ký môn học

+ Đối tượng/Điều kiện:

- Sinh viên đề nghị đổi kết quả đăng ký

- Điền và cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu đơn số 02 tại wedsite:daa.tdmu.edu.vn

+ Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Nộp đơn tại Văn phòng Khoa quản lý sinh viên

- Bước 2: Văn phòng Khoa tổng hợp, kí xác nhận và gửi về bộ phận tiếp nhận hồ sơ phòng Đào tạo đại học vào thứ 2, 4 và 6 hàng tuần.

- Bước 3: Phòng Đào tạo đại học xử lý, trả kết quả về Văn phòng Khoa

- Bước 4: Sinh viên nhận kết quả tại Văn phòng Khoa

+ Thời hạn:

- Trong 01 ngày làm việc.

3. Đề nghị dự thi, hoãn thi kết thúc học phần

+ Đối tượng/Điều kiện:

- Sinh viên đề nghị dự thi, hoãn thi.

- Có lý do chính đáng và kèm theo minh chính.

- Điền và cung cấp thông tin theo mẫu đơn số số 3a, 3b tại wedsite:daa.tdmu.edu.vn

+ Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Nộp đơn tại Văn phòng Khoa quản lý sinh viên.

- Bước 2: Văn phòng Khoa tổng hợp, kí xác nhận và gửi về bộ phận tiếp nhận hồ sơ phòng Đào tạo đại học vào thứ 2, 4 và 6 hàng tuần.

- Bước 3: Phòng Đào tạo đại học xử lý, trả kết quả về Văn phòng Khoa

- Bước 4: Sinh viên nhận kết quả tại Văn phòng Khoa

+ Thời hạn:

- Trong 01 ngày làm việc.

4. Đề nghị phúc khảo điểm môn học

+ Đối tượng/Điều kiện:

- Gửi đơn trong thời gian 10 ngày từ khi công bố điểm môn học.

- Điền và cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu đơn số 04 tại wedsite:daa.tdmu.edu.vn

- Đóng lệ phí phúc khảo tại phòng Kế hoạch tài chính.

+ Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Sinh viên nộp đơn tại Văn phòng Khoa quản lý sinh viên

- Bước 2: Văn phòng Khoa tổng hợp và tổ chức chấm phúc khảo theo đúng Quy định.

- Bước 3: Văn phòng Khoa tổng hợp điểm và hồ sơ phúc khảo gửi về bộ phận tiếp nhận hồ sơ phòng Đào tạo đại học vào thứ 2, 4 và 6 hàng tuần để điều chỉnh điểm thay đổi (nếu có).

- Bước 4: Sinh viên xem kết quả tại Văn phòng Khoa hoặc website: daa.tdmu.edu.vn.

+ Thời hạn:

- Trong 01 ngày làm việc

5. Đề nghị tạm dừng học

+ Đối tượng/Điều kiện:

- Sinh viên đang theo học tại Trường,

- Có lý do chính đáng và có minh chứng đính kèm

- Điền và cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu đơn số 05 tại wedsite:daa.tdmu.edu.vn

+ Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Nộp đơn tại Văn phòng Khoa quản lý sinh viên

- Bước 2: Văn phòng Khoa tổng hợp, kí xác nhận và gửi về bộ phận tiếp nhận hồ sơ phòng Đào tạo đại học vào thứ 2, 4 và 6 hàng tuần.

- Bước 3: Phòng Đào tạo đại học xử lý, trả kết quả về Văn phòng Khoa

- Bước 4: Sinh viên nhận kết quả tại Văn phòng Khoa

+ Thời hạn:

- Trong 01 ngày làm việc.

6. Đề nghị thôi học

+ Đối tượng/Điều kiện:

- Sinh viên có lý do chính đáng không thể tiếp tục học tại Trường

- Sinh viên phải hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà trường tính đến thời điểm thôi học.

- Điền và cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu đơn số 06 tại wedsite:daa.tdmu.edu.vn

+ Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Nộp đơn tại Văn phòng Khoa quản lý sinh viên.

- Bước 2: Văn phòng Khoa tổng hợp, kí xác nhận và gửi về bộ phận tiếp nhận hồ sơ phòng Đào tạo đại học vào thứ 2, 4 và 6 hàng tuần.

- Bước 3: Phòng Đào tạo đại học xử lý, trả kết quả về Văn phòng Khoa

- Bước 4: Sinh viên nhận kết quả tại Văn phòng Khoa

+ Thời hạn:

- Trong 01 ngày làm việc.

7. Đề nghị chuyển trường.

+ Đối tượng/Điều kiện:

- Sinh viên đang học, có nhu cầu chuyển trường. Trừ sinh viên năm thứ nhất và năm cuối.

- Không rơi vào các trường hợp bị kỹ luật của Nhà trường

- Phải hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà trường

- Được sự đồng ý của trường xin chuyển đến và trường xin chuyển đi

- Điền và cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu đơn số 07 tại wedsite:daa.tdmu.edu.vn

+ Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Sinh viên nộp đơn tại Văn phòng Khoa quản lý sinh viên.

- Bước 2: Văn phòng Khoa tổng hợp, kí xác nhận và gửi về bộ phận tiếp nhận hồ sơ phòng Đào tạo đại học vào thứ 2, 4 và 6 hàng tuần.

- Bước 3: Phòng Đào tạo đại học xử lý, trả kết quả về Văn phòng Khoa

- Bước 4: Sinh viên nhận kết quả tại Văn phòng Khoa

+ Thời hạn:

- Trong 01 ngày làm việc.

8. Đăng ký xét tốt nghiệp

+ Đối tượng/Điều kiện:

- Đối với những sinh viên tốt nghiệp không theo đúng tiến độ.

- Hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà trường.

- Thực hiện theo thông báo định kì của Phòng Đào tạo đại học.

- Điền và cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu đơn số 08 tại wedsite:daa.tdmu.edu.vn

+ Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Nộp đơn tại Văn phòng Khoa quản lý sinh viên.

- Bước 2: Văn phòng Khoa tổng hợp, kí xác nhận và gửi về bộ phận tiếp nhận hồ sơ phòng Đào tạo đại học theo thông báo thực tế từng đợt xét tốt nghiệp.

- Bước 3: Phòng Đào tạo đại học xử lý, trả kết quả về Văn phòng Khoa

- Bước 4: Sinh viên nhận kết quả tại Văn phòng Khoa

+ Thời hạn:

- Theo đúng thời gian trong thông báo xét tốt nhiệp định kì.

9. Đề nghị miễn giảm học phần.

+ Đối tượng/Điều kiện:

- Sinh viên có học phần đã tích lũy đạt yêu cầu ở một chương trình học trước trong thời gian không quá 5 năm. Học phần xin miễn giảm có cùng tên gọi, cùng số tín chỉ, cùng trình độ và hình thức đào.

- Sinh viên xin miễn giảm học phần được thực hiện một lần vào học kì đầu của khóa học.

- Điền và cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu đơn số 12 tại: wedsite:daa.tdmu.edu.vn

+ Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Nộp đơn tại Văn phòng Khoa quản lý sinh viên.

- Bước 2: Văn phòng Khoa tổng hợp, kí xác nhận và gửi về bộ phận tiếp nhận hồ sơ phòng Đào tạo đại học vào thứ 2, 4 và 6 hàng tuần.

- Bước 3: Phòng Đào tạo đại học xử lý, trả kết quả về Văn phòng Khoa

- Bước 4: Sinh viên nhận kết quả tại Văn phòng Khoa

+ Thời hạn:

- Trong 01 ngày làm việc.

10. Xin học lại sau khi đã tạm dừng học, bảo lưu kết quả tuyển sinh.

+ Đối tượng/Điều kiện:

- Sinh viên có Quyết định tạm dừng học, đình chỉ học, bảo lưu kết quả tuyển sinh đến thời hạn, có nhu cầu quay lại học tại Trường.

- Thời gian xin đăng kí học lại trước khi bắt đầu học kì mới 30 ngày.

- Điền và cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu đơn số 13 tại wedsite:daa.tdmu.edu.vn

+ Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Nộp đơn tại Văn phòng Khoa quản lý sinh viên

- Bước 2: Văn phòng Khoa tổng hợp, kí xác nhận và gửi về bộ phận tiếp nhận hồ sơ phòng Đào tạo đại học vào thứ 2, 4 và 6 hàng tuần.

- Bước 3: Phòng Đào tạo đại học xử lý, trả kết quả về Văn phòng Khoa

- Bước 4: Sinh viên nhận kết quả tại Văn phòng Khoa

+ Thời hạn:

- Trong 01 ngày làm việc.

11. Bảo lưu kết quả tuyển sinh.

+ Đối tượng/Điều kiện.

- Thí sinh trúng tuyển có yêu cầu

- Giấy báo trúng tuyển còn hiệu lực ghi trong giấy báo trúng tuyển

- Điền và cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu đơn số 14 tại wedsite:daa.tdmu.edu.vn

- Thời gian nhận đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày bắt đầu làm thủ tục nhập học.

+ Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Nộp đơn tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ phòng Đào tạo đại học

- Bước 2: Phòng Đào tạo đại học xem xét trình Hiệu trưởng ký quyết định.

- Bước 3: Sinh viên nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ phòng Đào tạo đại học.

+ Thời hạn:

- Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ.

12. Xem xét điểm học phần

+ Đối tượng/điều kiện:

- SV có điểm kết thúc học phần trong phần mềm bị sai lệch so với kết quả công bố của giảng viên.

- Điền và cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu đơn số 15 tại wedsite:daa.tdmu.edu.vn

+ Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Nộp đơn tại Văn phòng Khoa quản lý sinh viên.

- Bước 2: Văn phòng Khoa tổng hợp, kí xác nhận và gửi về bộ phận tiếp nhận hồ sơ phòng Đảm bảo chất lượng vào thứ 2, 4 và 6 hàng tuần.

- Bước 3: Phòng Đảm bảo chất lượng xử lý, trả kết quả về Văn phòng Khoa

- Bước 4: Sinh viên nhận kết quả tại Văn phòng Khoa

+ Thời hạn:

- Trong 01 ngày làm việc.

13. Xin cấp lại thẻ sinh viên

a) Đối tượng: Là SV từ khóa 2016 trở về trước còn đang theo học tại trường bị mất hoặc bị hỏng thẻ SV.

- Địa điểm: Phòng Tổ chức Trường Đại học Thủ Dầu Một

- Thời gian giải quyết: 03 ngày

- Quy trình thực hiện:

+ Bước 1: SV thực hiện mẫu Đơn xác nhận thông tin sinh viên (mẫu STSV14) có xác nhận của lãnh đạo Khoa.

+ Bước 2: File ảnh 3 x 4 hoặc 4 x 6 (gửi qua email )

+ Bước 3: Nộp đơn, kèm CMND bản chính (để đối chiếu).

b) Đối tượng: Là SV từ khóa 2017 trở về sau còn đang theo học tại trường bị mất hoặc bị hỏng thẻ SV.

- Địa điểm: Ngân hàng BIDV chi nhánh Bình Dương

- Thời gian giải quyết: theo quy định của BIDV

- Quy trình thực hiện:

+ Bước 1: SV thực hiện mẫu Đơn xác nhận thông tin sinh viên (mẫu STSV14b) có xác nhận của Phòng CTSV.

+ Bước 2: Nộp đơn, kèm CMND bản chính (để đối chiếu) và một ảnh 3*4. Tại Phòng khách hàng cá nhân 2- ngân hàng BIDV chi nhánh Bình Dương (Địa chỉ: 549 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương)

Quy trình

TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC SINH VIÊN

Đánh giá kết quả rèn luyện học kỳ (ĐGKQRL)

  1. Văn bản áp dụng: Thông tư 16/2015/TT-BGĐDT ngày 12 tháng 8 năm 2015 của Bộ giáo dục và đào tạo, về việc ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy (TT16)
  2. Đối tượng áp dụng: Sinh viên (SV) chính quy
  3. Hồ sơ kèm theo: Bản in TT16
  4. Quy trình cụ thể:

Bước

Tiến trình thực hiện

Cá nhân /Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Biểu mẫu (nếu có)

1

Xây dựng kế hoạch ĐGKQRL và phổ biến đến các khoa, sinh viên

Phòng CTSV

Khoa

02 Tuần sau khi kết thúc học kỳ

2

In bảng điểm học tập học kỳ ĐGKQRL cho từng lớp sinh viên,

Khoa

Phòng ĐT

3

SV thực hiện tự ĐGKQRL

SV

-Mẫu STSV13

-Mẫu STSV13b

4

Các lớp ĐGKQRL và tổng hợp kết quả về Khoa

-GVCN

-Cán bộ lớp

-SV

-Mẫu in S83.01.R001.001

-Mẫu RL02

5

Khoa ĐGKQRL và tổng hợp kết quả về Phòng CTSV

Khoa

Phòng CTSV

02 tuần kể từ khi nhận kế hoạch ĐGKQRL

-Mẫu in S83.01.R001.001

-Mẫu RL03

6

ĐGKQRL sinh viên toàn trường

Hội đồng ĐGKQRL

7

Công bố ĐGKQRL

Phòng CTSV

Khoa

8

Giải quyết các khiếu nại

Hội đồng ĐGKQRL

9

Tham mưu ban hành quyết định công nhận ĐGKQRL

Phòng CTSV

10 ngày từ khi có kết quả của Hội đồng ĐGKQRL

10

Nhập liệu vào phần mềm quản lý

Phòng CTSV

HỌC BỔNG KHUYẾN KHÍCH HỌC TẬP (HBKKHT)

  1. Văn bản áp dụng: Quyết định 445/QĐ-ĐHTDM ngày 25/4/2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một, về việc ban hành quy định xét, cấp học bổng khuyến khích học tập cho HSSV hệ chính quy (QĐ445)
  2. Đối tượng áp dụng: Sinh viên (SV) chính quy
  3. Hồ sơ kèm theo: Bản in QĐ445
  4. Quy trình cụ thể:

Bước

Tiến trình thực hiện

Cá nhân /Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Biểu mẫu (nếu có)

1

Căn cứ kết quả học tập, rèn luyện và phân bổ kinh phí cấp HBKKHT từng học kỳ tạm xét HBKKHT

Phòng CTSV

-Khoa

-Phòng ĐT

05 Tuần sau khi kết thúc học kỳ

2

Công bố kết quả tạm xét HBKKHT

Phòng CTSV

-Khoa

-Phòng ĐT

3

Điều chỉnh các sai sót

Phòng CTSV

-Khoa

-Phòng ĐT

4

Xét HBKKHT

Hội đồng

5

Công bố kết quả Xét HBKKHT

Phòng CTSV

Khoa

6

Giải quyết các khiếu nại

Hội đồng

7

Tham mưu ban hành quyết định công nhận kết quả xét HBKKHT

Phòng CTSV

10 ngày từ khi có kết quả của Hội đồng

8

Thủ tục cấp HBKKHT

Phòng KH-TC

Phòng CTSV

HỌC BỔNG TÀI TRỢ (HBTTr)

  1. Văn bản áp dụng: Thông tư 35/2011/TT-BGDĐT ngày 11/8/2011 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc Quy định về trao và nhận học bổng, trợ cấp cho người học trong các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (TT35)
  2. Đối tượng áp dụng: Sinh viên (SV) chính quy
  3. Hồ sơ kèm theo: Bản in TT35
  4. Quy trình cụ thể:

Bước

Tiến trình thực hiện

Cá nhân /Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Biểu mẫu (nếu có)

1

Tiếp nhận tài trợ học bổng từ các tổ chức và cá nhân

Phòng CTSV

Có phát sinh

2

Thông báo kế hoạch xét cấp HBTTr

Phòng CTSV

Khoa

3

Tiếp nhận hồ sơ xin cấp HBTTr

-Phòng CTSV

-Sinh viên

Khoa

4

Xét HBTTr

Hội đồng

Nhà tài trợ

5

Công bố kết quả xét HBTTr

Phòng CTSV

Khoa

6

Giải quyết các khiếu nại

Hội đồng

7

Chuyển kết quả quả xét HBTTr cho nhà tài trợ

Phòng CTSV

Nhà tài trợ

8

Thủ tục cấp HBTTr

Phòng CTSV

Nhà tài trợ

XÉT KỶ LUẬT SINH VIÊN

  1. Văn bản áp dụng: Quyết định 858/QĐ-ĐHTDM ngày 27/7/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một về việc ban hành quy chế công tác sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một (QC858)
  2. Đối tượng áp dụng: Sinh viên (SV) chính quy, không chính quy
  3. Hồ sơ kèm theo: Bản in QC858
  4. Quy trình cụ thể:

Bước

Tiến trình thực hiện

Cá nhân /Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Biểu mẫu (nếu có)

1

Tiếp nhận các hồ sơ đề nghị kỷ luật

Phòng CTSV

Các đơn vị trong trường

2

Kiểm tra, củng cố hồ sơ vi phạm

Phòng CTSV

Các đơn vị trong trường

03 ngày

3

Thông báo họp Hội đồng

Hội đồng

4

Họp hội đồng kỷ luật sinh viên

Hội đồng

5

Tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại

Hội đồng

6

Tham mưu ban hành quyết định

Phòng CTSV

phòng Hành chính

15 ngày

7

Thông báo về địa phương, gia đình (SV bị đình chỉ học tập trở lên)

Phòng CTSV

Khoa, phòng Hành chính

30 ngày khi có quyết định

8

Cập nhật vào phần mềm

Phòng CTSV

Khi có quyết định

SINH VIÊN XIN NGHỈ PHÉP

  1. Văn bản áp dụng: Quyết định 858/QĐ-ĐHTDM ngày 27/7/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một về việc ban hành quy chế công tác sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một (QC858)
  2. Đối tượng áp dụng: SV bị ốm đau, tai nạn (có giấy tờ chứng minh kèm theo)
  3. Hồ sơ kèm theo: Bản in QC858
  4. Quy trình cụ thể:

Bước

Tiến trình thực hiện

Cá nhân /Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Biểu mẫu (nếu có)

1

Sinh viên viết đơn (theo mẫu)

Sinh viên

-Mẫu STSV5

-Mẫu STSV6

Sinh viên nộp đơn về Khoa

-Khoa

-Sinh viên

Chuyển đơn về phòng CTSV (nếu nghỉ từ 05 ngày trở lên)

- Khoa

-Phòng CTSV

Kiểm tra hồ sơ minh chứng kèm theo

-Phòng CTSV

-Khoa

-Sinh viên

Tham mưu lãnh đạo trường duyệt nghỉ phép

-Phòng CTSV

SV nhận lại đơn

-Phòng CTSV

-Sinh viên

03 ngày khi tiếp nhận đơn

SV nộp về khoa, lớp để cập nhật nghỉ phép

-Sinh viên

-Khoa

-Cán bộ lớp

CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM HỌC PHÍ (MGHP)

  1. Văn bản áp dụng: Nghị định 86/2015/NĐ-CP Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
  2. Đối tượng áp dụng: Sinh viên hệ chính quy
  3. Hồ sơ kèm theo: Bản in Nghị định 86/2015/NĐ-CP
  4. Quy trình cụ thể

Bước

Tiến trình thực hiện

Cá nhân /Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Biểu mẫu (nếu có)

1

Lập thông báo nhận hồ sơ MGHP

Phòng CTSV

-Khoa

-Ban BTTT

Đầu mỗi Học kỳ

2

Tiến hành nhận và kiểm tra tính chính xác hồ sơ MGHP

-Phòng CTSV

-Sinh viên

30 ngày kể từ ngày ra thông báo

-MGHP1

-MGHP2

3

Nhập liệu vào chương trình quản lý Edusoft

Phòng CTSV

Có phát sinh hồ sơ

4

Tổng hợp danh sách sinh viên thuộc diện MGHP

Phòng CTSV

1 tuần sau khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ

5

Công bố danh sách.Điều chỉnh thông tin sai sót, bổ sung hồ sơ.

-Phòng CTSV

-Sinh viên

Ban BTTT

1 tuần

6

Tham mưu ban hành quyết định MGHP

Phòng CTSV

Tuần thứ 3 sau khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ

7

Chuyển quyết định MGHP cho phòng Kế hoạch tài chính thực hiện chi trả.

Phòng KH-TC

Sau khi có quyết định MGHP

CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP XÃ HỘI (TCXH)

1.Văn bản áp dụng: Căn cứ quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23 tháng12 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập (QĐ1121).

2.Đối tượng áp dụng: Sinh viên hệ chính quy

3.Hồ sơ kèm theo: Bản in QĐ1121

4.Quy trình cụ thể

Bước

Tiến trình thực hiện

Cá nhân /Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Biểu mẫu (nếu có)

1

Lập thông báo nhận hồ sơ TCXH

Phòng CTSV

-Khoa

-Ban BTTT

Đầu mỗi Học kỳ

2

Tiến hành nhận và kiểm tra tính chính xác hồ sơ.

-Phòng CTSV

-Sinh viên

30 ngày kể từ ngày ra thông báo

-Mẫu STSV1

-Mẫu STSV2

3

Nhập liệu vào chương trình quản lý Edusoft

Phòng CTSV

Có phát sinh hồ sơ

4

Tổng hợp danh sách sinh viên thuộc diện được TCXH

Phòng CTSV

1 tuần sau khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ

5

-Công bố danh sách, điều chỉnh thông tin sai sót, bổ sung hồ sơ.

-Phòng CTSV

-Sinh viên

Ban BTTT

1 tuần

6

Tham mưu ban hành quyết định TCXH

Phòng CTSV

Tuần thứ 3 sau khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ

7

Thủ tục cấp TCXH

Phòng KH-TC

Phòng CTSV

THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ (BHYT)

  1. Văn bản áp dụng: Luật BHYT 2014 và văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT sinh viên hàng năm của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bình Dương
  2. Đối tượng áp dụng: Sinh viên hệ chính quy
  3. Hồ sơ kèm theo: văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT sinh viên của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương
  4. Quy trình cụ thể

Bước

Tiến trình thực hiện

Cá nhân /Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Biểu mẫu (nếu có)

1

Liên hệ cơ quan BHXH để thực hiện đúng các thủ tục mua BHYT sinh viên cho năm học mới

Phòng CTSV

BHXH

Tháng 10

2

Lập thông báo thực hiện BHYT cho sinh viên

Phòng CTSV

-Khoa

-Ban BTTT

Tháng 10 hàng năm

Biểu mẫu của cơ quan BHXH

3

Thu tiền và đăng ký thông tin từ SV

-Phòng CTSV

-Sinh viên

Theo thông báo

4

Chuyển tiền, biểu mẫu theo đúng quy định của cơ quan BHXH để mua thẻ BHYT cho sinh viên

-Phòng CTSV

-Sinh viên

BHXH

Trước 15/12

Biểu mẫu của cơ quan BHXH

5

Nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH và phát cho đại diện các lớp

-Phòng CTSV

-Sinh viên

Trước 25/12

6

Làm thủ tục điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT nếu có sai sót.

-Phòng CTSV

-Sinh viên

Biểu mẫu của cơ quan BHXH

7

Điều chỉnh nơi KCB ban đầu cho sinh viên khi có yêu cầu

-Phòng CTSV

-Sinh viên

Đầu mỗi quý

Biểu mẫu của cơ quan BHXH

8

Liên hệ phòng Kế hoạch tài chính và cơ quan BHXH để thực hiện quyết toán chi phí KCB ban đầu hàng năm

-Phòng CTSV

-Sinh viên

Tháng 2-3

Biểu mẫu của cơ quan BHXH

ĐĂNG KÝ ĐỊA CHỈ NGOẠI TRÚ

- Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về Quy chế Ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hệ Chính quy;

- Quyết định số 284/QĐ-ĐHTDM ngày 23 tháng 3 năm 2010 của Trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. Đối tượng áp dụng: Sinh viên hệ chính quy
  2. Hồ sơ kèm theo: Sổ (file) theo dõi ngoại trú sinh viên
  3. Quy trình cụ thể

Bước

Tiến trình thực hiện

Cá nhân /Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Biểu mẫu (nếu có)

1

Thông báo, hướng dẫn cho sinh viên đăng ký ngoại trú

Phòng CTSV

Khoa

Đầu năm học

Đăng ký trực tuyến trên website: tdmu.edu.vn

2

Sinh viên thực hiện đăng ký ngoại trú

Sinh viên

30 ngày

Mẫu STSV18

4

Tổng hợpđịa chỉ ngoại trú (lần 1)

Phòng CTSV

7 ngày

3

Thông báo nhắc nhở đăng ký bổ sung

Phòng CTSV

Khoa

15 ngày

4

Tổng hợp địa chỉ ngoại trú của sinh viên trường (lần 2)

Phòng CTSV

7 ngày

Mẫu in Edusoft: STTDKNT.002

5

Gửi danh sách sinh viên ngoại trú theo địa phương

Phòng CTSV

Địa phương

3 ngày

Mẫu in Edusoft: STTDKNT.001

6

Kiểm tra, đề nghị kỷ luật, báo cáo và lưu trữ

Phòng CTSV

PHẦN III

HƯỚNG DẪN

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

I. TRỢ CẤP XÃ HỘI

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 53/1998/TT-LB/BGD&ĐT-BTC-BTB&XH ngày 25/8/1998 của Liên bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập;

Trường Đại học Thủ Dầu Một hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp xã hội đối với sinh viên hệ chính quy như sau:

1. Đối tượng và hồ sơ thuộc diện trợ cấp xã hội

1.1. Đối tượng 1. SV là người dân tộc ít người ở vùng cao hoặc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Người dân tộc ít người ( Căn cứ để xác định là giấy khai sinh, giấy kết hôn của bố, mẹ trong đó ghi rõ bố hoặc mẹ là người dân tộc ít người), ở vùng cao hoặc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là người dân tộc ít người phải liên tục sống hoặc có hộ khẩu thường trú ở vùng cao hoặc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ít nhất từ 3 năm trở lên (tính đến thời điểm nhập học).

- Hồ sơ cần nộp:

+ Đơn xin hưởng trợ cấp xã hội (theo Mẫu STSV2)

+ Giấy tờ chứng minh là người dân tộc ít người (có thể sử dụng các giầy tờ: Giấy khai sinh; giấy chứng nhận là người dân tộc)

+ Sổ hộ khẩu

+ Giấy chứng nhận của UBND xã/ phường/thị trấn về thời gian cư trú của sinh viên (theo Mẫu STSV16)

1.2. Đối tượng 2. SV mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa. Đây là những người không có người đỡ đầu chính thức, không có nguồn chu cấp thường xuyên.

- Hồ sơ cần nộp:

+ Đơn xin hưởng trợ cấp xã hội (theo Mẫu STSV2)

+ Giấy xác nhận của UBND xã/ phường/thị trấn phường/xã nơi SV đăng ký thường trú là diện mồ côi cả cha lẫn mẹ, điều kiện kinh tế khó khăn.

1.3. Đối tượng 3. SV bị tàn tật theo quy định của Nhà nước tại Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 là những người gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật, được Hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định.

- Hồ sơ cần nộp:

+ Đơn xin hưởng trợ cấp xã hội (theo Mẫu STSV2)

+ Biên bản giám định của Hội đồng y khoa xác định khả năng lao động bị suy giảm (tỉ lệ) do tàn tật.

1.4. Đối tượng 4. SV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập là những người mà gia đình của họ thuộc hộ nghèo.

- Hồ sơ cần nộp: (mỗi học kỳ nộp 1 lần)

+ Đơn xin hưởng trợ cấp xã hội (theo Mẫu STSV1)

+ Giấy chứng nhận hộ nghèo (theo Mẫu STSV15); Ví dụ: hưởng trợ cấp xã hội học kỳ 1 (2016-2017) nộp giấy chứng nhận hộ nghèo năm 2016; hưởng trợ cấp xã hội học kỳ 2 (2016-2017) nộp giấy chứng nhận hộ nghèo năm 2017.

Các đối tượng 1, 2, 3 thực hiện hồ sơ một lần cho cả khóa học; nếu có thay đổi quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng thì làm lại hồ sơ. SV thuộc đối tượng 4 thực hiện hồ sơ theo từng học kỳ. SV thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng mức trợ cấp xã hội cao nhất.

2. Mức trợ cấp xã hội

2.1. SV thuộc đối tượng 1: Mức trợ cấp hàng tháng được cấp 140.000đ/SV/tháng.

2.2. SV thuộc đối tượng 2, 3, 4:Mức trợ cấp hàng tháng được cấp 100.000đ/SV/ tháng.

2.3. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội: 12 tháng/01 năm; danh sách sinh viên hưởng trợ cấp xã hội được nhà trường xét duyệt từng học kỳ.

3. Địa điểm, thời gian nộp hồ sơ

3.1. Địa điểm: Phòng Công tác sinh viên

3.2. Thời gian: Theo thông báo của Phòng Công tác sinh viên

  • Nhà trường không giải quyết các trường hợp SV nộp sồ sơ chậm trễ, SV tự chịu trách nhiệm về việc hưởng trợ cấp của mình nếu thuộc trong các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội.

II. MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Liên bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021;

Trường Đại học Thủ Dầu Một hướng dẫn thực hiện chính sách miễn, giảm học phí đối với SV hệ chính quy như sau:

  1. Đối tượng và hồ sơ
    1. Đối tượng không phải đóng học phí

SV ngành sư phạm hệ chính quy theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước

    1. Đối tượng được miễn học phí

1.2.1 Đối tượng 1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hợp nhất tại văn bản số 01/VBHN-VPQH ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Văn phòng Quốc hội. (Chi tiết xem phụ lục MGHP1)

- Hồ sơ cần nộp:

+ Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

+ Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công.

      1. Đối tượng 2. Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ

- Hồ sơ cần nộp:

+ Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

+ Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp.

+ Giấy chứng minh hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do UBND cấp xã xác nhận.

      1. Đối tượng 3. SV đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội đang học cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (Chi tiết xem phụ lục MGHP2).

- Hồ sơ cần nộp:

+ Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

+ Quyết định trợ cấp xã hội của chủ tịch UBND cấp huyện.

      1. Đối tượng 4. SV học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
  • Hồ sơ cần nộp:

+ Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

+ Giấy khai sinh

+ Giấy chứng minh là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do UBND cấp xã xác nhận.

1.2.5 Đối tượng 5. SV người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Cụ thể:

- Người dân tộc thiểu số rất ít người bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu;

- Vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được xác định theo các văn bản quy định tại phụ lục MGHP3

- Hồ sơ cần nộp:

+ Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

+ Giấy khai sinh

+ Sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú.

1.3 Đối tượng được giảm học phí

1.3.1 Đối tượng được giảm 70% học phí: SV là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

-Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (xem phụ lục MGHP3)

-Hồ sơ cần nộp:

+ Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

+ Giấy khai sinh

+ Sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú

1.3.2 Đối tượng được giảm 50% học phí. Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

- Hồ sơ cần nộp:

+ Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

+ Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp.

-Sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí phải nộp đầy đủ hồ sơ tại phòng Công tác Sinh viên trong vòng 45 ngày kể từ ngày khai giảng năm học.

-Sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí chỉ phải làm 1 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì vào đầu mỗi học kỳ phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xét miễn, giảm học phí cho kỳ học tiếp theo.

Phụ lục MGHP1

Sinh viên là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo văn bản số 01/VBHN-VPQH ngày 30/7/2012 của Văn phòng Quốc hội. Cụ thể:

-Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thương binh; Người hưởng chính sách như thương binh; Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến ( nếu có);

-Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 ( nếu có); con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (nếu có); con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh; con của người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Phụ lục MGHP2

Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013. Cụ thể:

-Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

-Mồ côi cả cha và mẹ;

-Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

-Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

-Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

-Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

-Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

-Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

-Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

-Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

-Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Phụ lục MGHP3

Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền ban hành danh mục vùng, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 quyết định phê quyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2016-2020

Các quyết định khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới về danh sách các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn (nếu có).

III. TRỢ CẤP ƯU ĐÃI

Căn cứ thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/2015 hướng dẫn về hồ sơ, trình tự thủ tục chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ. Trường Đại học Thủ Dầu Một hướng dẫn về trợ cấp ưu đãi (TCƯĐ) đối với SV chính quy như sau:

1. Đối tượng:

a) Chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo được áp dụng đối với sinh viên là người có công với cách mạng và con của họ là: (sau đây gọi là sinh viên ưu đãi-SVƯĐ)

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh).

- Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.

- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Con của liệt sĩ.

- Con của thương binh.

- Con của bệnh binh.

- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

b. SVƯĐ thuộc nhiều diện được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo thì chỉ hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất.

c. SVƯĐ cùng một lúc học ở nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học hoặc nhiều khoa, nhiều ngành trong cùng một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học.

d. Không áp dụng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với, SVƯĐ tại thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đang hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học;

- Đã hưởng chế độ ưu đãi tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học;

- Người có công quy định tại Điều 1 của Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH bị đình chỉ chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

e. Các chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo theo quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH không thay thế chế độ học bổng chính sách, chế độ học bổng khuyến khích học tập và rèn luyện theo quy định hiện hành.

2. Chế độ ưu đãi

Các mức trợ cấp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng.

  1. Thực hiện xác nhận là SV của trường

Trường xác nhận (Mẫu số 02-ƯĐGD) để SV hoàn thành hồ sơ hưởng TCƯĐ vào đầu khóa học và xác nhận SV đang học vào đầu mỗi học kỳ để phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương làm cơ sở chi trả tiền trợ cấp hàng năm và hàng tháng.

IV.VAY VỐN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

Thực hiện Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sẽ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại theo phương thức: vay vốn thông qua hộ gia đình, gia đình trực tiếp nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ tại NHCSXH ở địa phương của sinh viên. Đối tượng, thủ tục vay như sau:

1. Đối tượng SV được vay vốn

- SV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

- SV là thành viên của hộ gia đình thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

- SV là thành viên của hộ gia đình hộ cận nghèo (hộ có có thu nhập bắng 150% hộ nghèo) theo quy định của nhà nước.

- SV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian học tại trường.

2. Phương thức cho vay

Việc vay vốn đối với sinh viên được thực hiện theo phương thức vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ tại NHCSXH ở địa phương. Trường hợp sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không còn khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại NHCSXH nơi nhà trường đặt trụ sở.

3. Thời hạn cho vay

- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thỏa thuận trong Khế ước nhận nợ. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

- Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày SV kết thúc khóa học, kể cả thời gian SV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có).

- Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.(2 năm), đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

4. Mức vốn cho vay và lãi suất cho vay

- Mức vốn cho vay tối đa là 1.500.000 đồng/tháng/sinh viên (Quyết định 751/QĐ-TTg ngày 30/5/2017). NHCSXH quy định mức cho vay cụ thể đối với SV căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định trên.

- Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên từ tháng 8 năm 2011 là 0,60%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

5. Trả nợ gốc và lãi tiền vay

- Trong thời hạn phát tiền vay, đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày dối tượng được vay vốn nhận khoản vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

- Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi vay lần đầu tiên ngay sau khi sinh viên vó việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày sinh viên kết thúc khóa học.

- Mức trả nợ mỗi lần do NHCSXH hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng.

- Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được ngân hàng chính sách xã hội xem xét gia hạn trả nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng ½ thời gian trả nợ.

- Trường hợp đối tượng vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, NHCSXH chuyển thành nợ quá hạn. NHCSXH phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội có biện pháp thu hồi nợ.

6. Trách nhiệm của hộ gia đình SV

Hộ gia đình của SV thuộc các đối tượng trên, liên hệ với Ngân hàng chính sách xã hội tại địa phương để mua hồ sơ và được hướng dẫn thủ tục vay vốn. Hộ gia đình của SV được vay vốn ở NHCSXH phải có ý thức sử dụng vốn vay một cách tiết kiệm, đúng mục đích, có trách nhiệm trả nợ sau khi SV tốt nghiệp ra trường và có việc làm.

7. Công tác xác nhận

Trường xác nhận vào Giấy xác nhận (Mẫu STSV10_ SV đăng ký cấp giấy xác nhận trực tuyến) để SV làm thủ tục xin vay vốn và tổ chức cho SV được vay vốn ký cam kết trả nợ (theo mẫu của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành) trước khi SV tốt nghiệp ra trường.

8. Trách nhiệm của SV

SV thuộc đối tượng vay vốn mà có nhu cầu xin vay vốn cần tham khảo kỹ các hướng dẫn về vay vốn tín dụng đào tao hoặc liên hệ phòng Công tác sinh viên để được tư vấn. Mẫu giấy xác nhận tải từ trang WEB của Trường. (Mẫu STSV10)- cấp trực tuyến

* Sau hai tháng kể từ khi có Giấy xác nhận, SV phải báo cho lớp trưởng biết tình hình vay vốn của gia đình mình. Trước khi tốt nghiệp ra trường nếu gia đình SV chưa trả nợ xong vốn vay thì SV phải có trách nhiệm làm Giấy cam đoan trả nợ (theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo). SV có trách nhiệm thông báo cho nhà trường và gia đình biết địa chỉ công tác khi có việc làm (được ký hợp đồng lao động), có nguồn thu nhập và có trách nhiệm cùng gia đình trả nợ vốn vay.

9. Trách nhiệm của lớp trưởng, trợ lý sinh viên ở các khoa

Lớp trưởng có trách nhiệm nắm bắt tình hình vay vốn tín dụng SV ở lớp. Cuối mỗi học kỳ, lớp trưởng báo cáo tình hình vay vốn của lớp về khoa, khoa tổng hợp tình hình vay vốn sinh viên của khoa mình báo cáo về phòng CTSV. Ở học kỳ 1, báo cáo vào ngày 31/12 hàng năm và học kỳ 2, báo cáo vào ngày 20/4 hàng năm.

V. HỌC BỒNG KHUYẾN KHÍCH HỌC TẬP

I. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Sinh viên (SV) hệ chính quy của Trường Đại học Thủ Dầu Một.

2. SV thuộc diện hưởng học bổng chính sách, trợ cấp xã hội và chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành thì ngoài chế độ đang được hưởng, nếu đạt kết quả học tập và rèn luyện trong học kỳ xét học bổng từ loại khá trở lên cũng được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập (HBKKHT) như những SV khác.

3. Không áp dụng đối với các trường hợp: SV theo học các chương trình đặc biệt, Bằng đại học thứ 2, Đào tạo từ xa, Chương trình liên thông,Vừa làm vừa học.

II. Quỹ HBKKHT, thời gian

1. Quỹ HBKKHT được bố trí tối thiểu bằng 08% nguồn thu học phí hệ chính quy. Đối với các ngành nghề đào tạo không thu học phí thì quỹ học bổng được trích tối thiểu bằng 08% từ nguồn học phí do Nhà nước cấp bù.

2. HBKKHT được xét, cấp 2 học kỳ chính trong năm học, cấp 10 tháng trong năm học, chỉ cấp trong thời gian kế hoạch đào tạo, thời gian tạm dừng, bảo lưu, thời gian kéo dài thời gian học không được cấp học bổng.

III. Điều kiện, xếp loại

SV phải thỏa các điều kiện sau:

  • SV có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên, không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong học kỳ xét học bổng thì được xét, cấp HBKKHT trong phạm vi quỹ HBKKHT của trường.

+ Kết quả học tập dùng tính xét HBKKHT là điểm trung bình chung (ĐTBC) học kỳ xét học bổng (được quy định tại quy chế đào tạo cho hệ đại học chính quy hiện hành của Trường ban hành). Chỉ tính kết quả thi/kiểm tra lần thứ nhất và không có môn học <5.0 theo thang điểm 10.

+ Kết quả rèn luyện được xác định theo quy định của Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường ban hành.

  • SV trong học kỳ xét HBKKHT phải đăng ký học tối thiểu 14 tín chỉ. Các trường hợp ít hơn 14 tín chỉ thì phải theo kế hoạch đào tạo của từng chương trình đào tạo/chuyên ngành đào tạo (CTĐT/CN).

Xếp loại

HBKKHT

Điểu kiện

Kết quả học tập

Kết quả rèn luyện

Xuất sắc

Đạt điểm từ 9 đến 10

Loại xuất sắc

Giỏi

Đạt điểm từ 8 đến cận 9

Loại tốt trở lên

Khá

Đạt điểm từ 7 đến cận 8

Loại khá trở lên

IV. Mức HBKKHT

Xếp loại HBKKHT

Mức HBKKHT

Xuất sắc

Bằng 2 lần mức học phí hiện hành của CTĐT/CN

Giỏi

Bằng 1,5 lần mức học phí hiện hành của CTĐT/CN

Khá

Bằng 01 lần mức học phí hiện hành của CTĐT/CN

V. Cách xét chọn HBKKHT

  • HBKKHT được xét, cấp theo khóa học, chương trình đào tạo/chuyên ngành và giới hạn trong phạm vi quỹ học bổng của khóa học chương trình đào tạo/chuyên ngành đó.
  • HBKKHT được xét, cấp theo thứ tự xếp loại Xuất sắc Giỏi Khá cho đến khi hết quỹ học bổng.
  • Trường hợp nhiều SV có điểm học tập bằng nhau, thì ưu tiên theo các tiêu chí sau: Điểm rèn luyện -> những thành tích đóng góp khác của SV cho hoạt động học tập và rèn luyện.

VI. Quy trình xét, cấp HBKKHT

1. Phân bổ quỹ HBKKHT: Sau 01 tháng kết thúc thời gian thu học phí của học kỳ, Phòng Kế hoạch-Tài chính (KHTC) trình Hiệu trưởng phê duyệt phân bổ quỹ HBKKHT cho từng khóa học, chương trình đào tạo/chuyên ngành và lớp (hành chính).

2. Xét HBKKHT: Cuối mỗi học kỳ, căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện của SV, phòng Công tác Sinh viên (CTSV) phối hợp với Khoa lập danh sách SV đủ điều kiện xét HBKKHT từ cao xuống thấp cho đến hết quỹ học bổng phân bổ cho từng khóa học, chương trình đào tạo/chuyên ngành.

3. Thông báo kết quả xét HBKKHT: Phòng CTSV thông báo đến các đơn vị liên quan và công bố công khai. Các đơn vị liên quan trong Trường cập nhật giải quyết các phản hồi của SV trong vòng 07 ngày.

Phân công như sau:

- Phòng Đào tạo đại học: Nội dung liên quan đến ĐTBC của những SV;

- Phòng CTSV: Nội dung liên quan kết quả rèn luyện của những SV;

- Phòng Kế hoạch-Tài chính: Nội dung liên quan đến quỹ học bổng.

Các đơn vị được giao nhiệm vụ có trách nhiệm trực tiếp trao đổi với phòng CTSV để điều chỉnh, bổ sung (nếu có) và chốt danh sách chính thức.

4.Tổng hợp và trình Hội đồng: Sau thời gian thông báo kết quả xét HBKKHT, phòng CTSV tổng hợp danh sách trình Hội đồng xét, cấp HHBKKHT thông qua và trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận và công bố công khai.

5. Phòng KHTC lập kế hoạch cấp HBKKHT cho SV. HBKKHT sẽ được chuyển khoản vào tài khoản của SV đăng ký với nhà trường (tài khoản Ngân hàng BIDV Chi nhánh Bình Dương).

VI. HỌC BỔNG NGOÀI NGÂN SÁCH

Hàng năm, sinh viên theo học tại Trường sẽ được xét và trao tặng các học bổng do các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức tài trợ. Tùy theo mỗi đơn vị sẽ có tiêu chí xét học bổng và các mốc thời gian khác nhau.

VII. HỌC BỔNG CHÍNH SÁCH

- Đối tượng được hưởng học bổng chính sách quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển được quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Học sinh, sinh viên đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trừ học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang được hưởng chế độ học bổng chính sách quy định tại Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học quy định tại Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Học viên là thương binh, người tàn tật, người khuyết tật thuộc diện không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí trong thời gian đang học tại các trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật.

- Hồ sơ thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

VIII. BẢO HIỂM Y TẾ SINH VIÊN

Sinh viên là đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế - ngoại trừ những em đã tham gia BHYT các nhóm đối tượng khác theo quy định của Luật BHYT (theo hướng dẫn số 02/HDLN-SDDĐT-BHXH ngày 20/5/2019 V/v hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế Học sinh, Sinh viên năm học 2019-2020)

1. SV mua BHYT tại trường:

Mức phí đóng BHYT bằng 4,5% mức lương cơ sở nhân với số tháng mua, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% và UBND tỉnh Bình Dương hỗ trợ 30% SV chỉ đóng 40%, áp dụng khi nộp trước ngày 15/12/2019 (theo quy định thời gian của nhà trường).

2. SV đã có thẻ BHYT theo nhóm đối tượng khác:

Nộp bản sao thẻ BHYT thuộc nhóm đối tượng khác và nhà trường sẽ kiểm tra thời gian còn giá trị.

Lưu ý: Các trường hợp không tham gia BHYT sẽ bị kỷ luật theo quy định.

PHẦN IV

ĐỔNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN
TRUNG TÂM HỌC LIỆU

(http://lib.tdmu.edu.vn; www.facebook.com/lib.tdmu)

  1. Chức năng, giờ phục vụ các phòng Trung tâm Học liệu

Phòng

Chức năng

Giờ phục vụ

A2.201 : Phòng Luận văn Báo chí

- Phục vụ đọc tại chỗ:

+ Đề tài Nghiên cứu Khoa học

+ Khóa luận, Đồ án, Luận văn, Luận án

+ Báo, Tạp chí

+ Kỷ yếu, CD

- Phục vụ truy cập máy tính

- Giữ túi xách, vật dụng cá nhân

+ Sáng: 07:30 - 11:00

+ Chiều: 13:30 - 16:30

(Thứ 2 đến thứ 6)

A2.203 : Phòng Tài liệu
ngoại văn

Phục vụ tài liệu tiếng nước ngoài

A2.204 : Phòng Nghiệp vụ

Dành cho CB, NV thư viện làm việc

A2.205 : Phòng Thông tin

Cung cấp thông tin theo yêu cầu và các dịch vụ: in, sao chụp, phát hành sách,

A2.301 : Phòng Lưu hành 1

Phục vụ tài liệu:

+ Sách chuyên ngành, tham khảo

+ Sách mầm non

+ 7:30 18:30 (Thứ 2 - Thứ 7)

+ 7:30 14:00 (Chủ nhật)

A2.302 : Phòng Lưu hành 2

Phục vụ tài liệu:

+ Sách dự án

+ Sách GK, giáo viên, TKBG (lớp 112)

+ Sách Chính trị Mác-Lênin, Tư tưởng HCM, Giáo dục quốc phòng

+ Sách tác phẩm văn học

+ Từ điển

+ Tủ sách Pháp luật, Hồ Chí Minh, Địa chí

+ Sáng: 07:30 - 11:00

+ Chiều: 13:30 - 16:30

(Thứ 2 đến thứ 6)

  • Sinh viên (SV) và học viên sau đại học (HVSĐH) sử dụng Thẻ SV/HVSĐH của mình làm Thẻ Thư viện (MSSV là mã Thư viện), các đối tượng khác đăng kí tại Trung tâm Học liệu (sau đây gọi tắt là Trung tâm) để được cấp thẻ, luôn đem theo thẻ khi vào Trung tâm, mất thẻ hoặc thay đổi thông tin phải báo Trung tâm;
  • Bạn đọc để đồ dùng cá nhân vào Tủ đựng vật dụng cá nhân (A2.201), tự bảo quản và không lưu giữ chìa khóa qua đêm;
  • Được đem nước uống đóng chai. Không đem thức ăn, vật dễ gây cháy nổ vào Trung tâm;
  • Giữ gìn vệ sinh, trật tự và bảo quản tài sản công khi vào Trung tâm;
  • Lấy tài liệu trên kệ xem tại chỗ phải để lại đúng vị trí, đem ra sử dụng tại bàn đọc trả lại bàn Thủ thư;
  • Bạn đọc tự gia hạn online khi có nhu cầu (tự gia hạn được 1 lần, trước khi bị quá hạn);
  • Nghỉ học, chuyển trường, tốt nghiệp, phải hoàn tất các thủ tục tại Trung tâm để nhận Giấy xác nhận không nợ tài liệu (sinh viên/học viên còn lưu giữ tài liệu sẽ chưa được nhận bằng)
  • Có thái độ và hành vi đúng mực, trang phục theo quy định Nhà trường, tuân thủ các Quy định cụ thể ở mỗi bộ phận.
  • A2.301: 10 ngày
  • A2.302:
    • 120 ngày và không được gia hạn: giáo khoa, dự án tiểu học - cao đẳng, an ninh quốc phòng, một số tài liệu về Lý luận chính trị;
    • 30 ngày: Tác phẩm văn học, Tài liệu dạng hỏi đáp;
    • 10 ngày: Sách Dự án văn hóa dân gian.
  • Số lượng mượn về: tối đa 4 tài liệu không cùng nhan đề (bao gồm tất cả các phòng);
  • Tài liệu không được mượn về: Tài liệu có chữ Đọc tại chỗ hoặc dán chấm đỏ ở nhãn gáy, tài liệu tra cứu, kết quả nghiên cứu khoa học, báo tạp chí, băng đĩa.
  1. Nguồn tài nguyên và cách tra cứu
  • Tài liệu dạng giấy: 109.000 bản sách và 168 nhan đề báo tạp chí

Tài liệu này được bổ sung thường xuyên trong năm. Bạn đọc tìm trực tiếp trong kho hoặc tra cứu tại http://lib.tdmu.edu.vn/ để biết thông tin chi tiết của tài liệu cũng như vị trí xếp giá, số lượng tài liệu hiện còn trong kho, tài liệu mới về,

  • Cơ sở dữ liệu Trung tâm xây dựng (xem toàn văn, tên và mật khẩu đăng nhập lần đầu là MSSV):
    • Ebook các chuyên ngành trường đào tạo: 4.000 ebook
    • Đông Nam Bộ: 1.950 file
    • Toàn văn Báo Tạp chí: 15.000 file (Tổng mục lục 10 tạp chí chuyên ngành 2010-2015)
    • Kết quả nghiên cứu khoa học: 400 file
    • CD - ROM học ngoại ngữ: 210 CD
  • Cơ sở dữ liệu liên kết:
    • CSDL cho phép tải về:
      • CSDL dùng tại Trung tâm và trong khuôn viên trường (không đăng nhập): NASATI, gồm

Proquest Central

Credo Reference

STD (Công bố khoa học và công nghệ Việt nam)

KQNC (liên hệ Trung tâm nếu có nhu cầu về toàn văn)

      • CSDL dùng trong và ngoài khuôn viên trường (phải đăng nhập, liên hệ Trung tâm nhận tài khoản):

Ebook của IGLibrary và Oxford University Press (quyền truy cập vĩnh viễn)

IEEE

SpringerLink

Trang tailieu.vn: (Sinh viên năm nhất đăng ký nhận tài khoản theo lớp)

    • Cơ sở dữ liệu đọc toàn văn online:

Thư viện trực tuyến của Liên Hợp Quốc: https://www.un-ilibrary.org/

Thư viện trực tuyến của Liên minh Viễn thông quốc tế: https://www.itu-ilibrary.org/

Website liên kết:

- TT Thông Tin thư viện Đại học Quốc gia HN

- Sở KH&CN tỉnh Bình Dương

  • Những thông tin cần biết khác
  • Thường xuyên sử dụng Trang Bạn đọc (tên và mật khẩu đăng nhập lần đầu là MSSV) để kiểm tra thông tin mượn trả cá nhân, gia hạn tài liệu, ;
  • Sử dụng Website hữu ích để biết website cho tải tài liệu miễn phí, website học tiếng Anh, , hiện tại đã có hơn 800 website được liên kết;
  • Tra cứu Hồ sơ sự kiện để biết được các sự kiện đã và đang diễn ra trong ngoài nước, đặc biệt là các hoạt động của Trường;
  • Sử dụng Tổng mục lục để tra tìm nhanh các bài báo theo yêu cầu, ở phần này Bạn đọc có thể đọc toàn văn bài báo tạp chí;
  • Bạn đọc có thể Yêu cầu bổ sung tài liệu tại Website Trung tâm hoặc ghi vào Sổ yêu cầu tại các phòng phục vụ.

Một số lưu ý:

  • Bạn đọc đang làm đề tài nghiên cứu khoa học hoặc tham gia các cuộc thi có giấy xác nhận của khoa được mượn nhiều hơn 4 tài liệu;
  • SV năm nhất chưa có thẻ SV cần xuất trình Giấy vào lớp và thẻ có hình hợp lệ để mượn tài liệu (Trung tâm chỉ phục vụ khi đã có dữ liệu của sinh viên);
  • Mượn tài liệu quá hạn, mất, hư hỏng; làm hư hao trang thiết bị, phải chấp nhận các hình thức xử lý theo quy định Trung tâm;
  • Trung tâm có các biểu mẫu như: chỉnh sửa thông tin bạn đọc, đăng ký sử dụng Thư viện số, cấp giấy xác nhận, yêu cầu cung cấp thông tin, Bạn đọc có thể tải trên website Trung tâm hoặc liên hệ Trung tâm để lấy Biểu mẫu;
  • Phản ánh, yêu cầu, thắc mắc, vui lòng gửi về email: , ghi vào sổ Góp ý đặt tại phòng A2.301, gọi về số điện thoại (0274) 3 841 570 hoặc góp ý trực tiếp với lãnh đạo Trung tâm tại A2.204.

(*) Thủ thư: Cán bộ Trung tâm đang làm nhiệm vụ ghi mượn, ghi trả, hướng dẫn người dùng tại mỗi phòng.

TRUNG TÂM THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG & KHỞI NGHIỆP

Các hoạt động chính của Trung tâm bao gồm:

- Phối hợp với phòng Đào tạo, các Khoa tổ chức các hoạt động kiến tập, thực tập giúp người học bổ sung kiến thức thực tế và các kỹ năng cần thiết để sau khi tốt nghiệp sinh viên đáp ứng yêu cầu công việc phù hợp với ngành đào tạo.

  • Thiết lập hệ thống thông tin về việc làm, thông tin hai chiều giữa nhà trường và đơn vị sử dụng lao động, giới thiệu việc làm bán thời gian và toàn thời gian cho SV.
  • Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức các buổi giao lưu, diễn đàn, hội thảo, hội nghị, ngày hội việc làm nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với nhà tuyển dụng và có thêm thông tin thị trường lao động, tìm được việc làm phù hợp.
  • Tổ chức câu lạc bộ hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động giúp người học bổ sung kiến thức thực tế.
  • Thống kê việc làm, khảo sát ý kiến cựu sinh viên và người sử dụng lao động.

- Hỗ trợ sinh viên thi giấy phép lái xe 02 bánh hạng A1, ô tô...

- Email:

- Website: http://lmc.tdmu.edu.vn/

- Fanpage: Trung tâm Thị trường lao động Trường Đại học Thủ Dầu Một

- Điện thoại: (0274) 3865.866

TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

Trung tâm Ngoại ngữ và Đào tạo Quốc tế trường Đại học Thủ Dầu Một có nhiệm vụ: (1) đào tạo ngoại ngữ không chuyên cho sinh viên toàn trường; (2) đào tạo và bồi dưỡng theo nhu cầu gồm 6 thứ tiếng: Anh, Trung Quốc, Nhật, Hàn, Pháp và tiếng Việt cho người nước ngoài với nhiều cấp độ khác nhau; (3) tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực tiếng Anh (EPT-TDMU) và chứng chỉ quốc gia tiếng Anh-Pháp-Trung Quốc trình độ A, B, C (4) liên kết đào tạo sinh viên quốc tế.

Với phương châm Where languages no longer become barriers (Ngôn ngữ không còn là rào cản), Trung tâm hiện đang có nhiều chương trình ngoại ngữ khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu của người học như sau:

Tiếng Anh

- Giao tiếp (căn bản-nâng cao)

- Luyện thi TOEIC, IELTS

- Tiếng Anh 6 bậc (EPT-TDMU)

- Tiếng Anh thương mại

- Biên phiên dịch

- Tiếng Anh cho người mất căn bản

- Tiếng Anh quốc gia A,B,C

- Đào tạo 1 kèm 1, theo yêu cầu

Tiếng Trung Quốc

- Giao tiếp (căn bản-nâng cao)

- Luyện thi HSK (cấp 1-6)

- Tiếng Trung Quốc quốc gia A,B

- Đào tạo 1 kèm 1, theo yêu cầu

Tiếng Pháp

- Tiếng Pháp phổ thông

- Luyện thi DELF, TCF

- Tiếng Pháp quốc gia A,B

- Đào tạo 1 kèm 1, theo yêu cầu

Tiếng Nhật

- Tiếng Nhật phổ thông

- Luyện thi JLPT

- Đào tạo 1 kèm 1, theo yêu cầu

Tiếng Hàn

- Tiếng Hàn giao tiếp

- Phiên dịch tiếng Hàn

- Đào tạo 1 kèm 1, theo yêu cầu

Tiếng Việt cho người nước ngoài

Ngoài các chức năng nêu trên, Trung tâm còn tích cực đóng góp cho các hoạt động xã hội như trao tặng học bổng, tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức các buổi sinh hoạt, trao đổi, lấy ý kiến sinh viên về phương pháp học ngoại ngữ tích cực, năng động và hiệu quả, v.v.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Cổng 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một, số 6 Trần Văn Ơn, P. Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một,

tỉnh Bình Dương.

Hotline: (0274) 3.834.953 Email:

Website: http: tdmuflc.edu.vn Facebook: facebook.com/tdmu.flc

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Các chương trình đào tạo:

Đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra cấp chứng chỉ tin học ứng dụng trình độ A, B quốc gia, các lớp chuyên đề và các lớp tin học ứng dụngđáp ứng chuẩn đầu ra cho sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một theo các hướng đào tạo:

    • Tin học văn phòng
    • Phân tích dữ liệu với SPSS
    • Vẽ kỹ thuật với Autocad
    • Vẽ kỹ thuật với Revit
    • Lập trình Matlab chuyên ngành kỹ thuật Điện Điện tử
    • Kế toán trên Excel

Đào tạo và cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin theo nhu cầu của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài Trường.

Email:

Website: itc.tdmu.edu.vn

Điện thoại: 0274. 3865.865

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ NĂNG XÃ HỘI

Trung tâm Phát triển Công tác Xã hội là nơi cung cấp các dịch vụ xã hội và đầu mối liên kết sâu rộng với các trung tâm, cơ sở xã hội trong và ngoài tỉnh Bình Dương, đáp ứng nhu cầu thực hành, thực tập cho sinh viên tại các cơ sở xã hội chính thống và có uy tín. Đồng thời phát triển chương trình giảng dạy kỹ năng xã hội dành cho sinh viên, học viên trong và ngoài trường đại học Thủ Dầu Một đến nay đã có hơn 3000 lượt học viên đã hoàn thành và được cấp chứng nhận.

Trung tâm phát triền công tác xã hội hướng đến là nơi đào tạo kỹ năng xã hội có uy tín và chất lượng từ nay cho đến năm 2020. Trung tâm đặt mục tiêu sẽ đào tạo và cấp chứng chỉ cho hơn 20.000 học viên là sinh viên trong tỉnh Bình Dương nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung, làm hành trang vững chắc cho các em khi rời ghế nhà trường.

Hiện nay trung tâm tường xuyên mở các lớp đào tạo kỹ năng:

  • Kỹ năng học tập bậc đại học
  • Kỹ năng giao tiếp thành công nơi công sở
  • Kỹ năng tổ chức sự kiện
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
  • Kỹ năng thuyết trình, trình bày
  • Kỹ năng làm việc nhóm hiệu suất cao
  • Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý thời gian
  • Kỹ năng khám phá và phát triển bản thân
  • Kỹ năng tìm việc, viết CV, trả lời phỏng vấn
  • Kỹ năng xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp

Học phí: 300.000đ/sinh viên/ 1 kỹ năng, không bao gồm phí cấp chứng chỉ

Sau khi hoàn thành chuẩn đầu ra, học viên học thêm kỹ năng tiếp theo được giảm 30% học phí/ kỹ năng

Ngoài các kỹ năng xã hội, Trung tâm sẽ tập trung mở rộng phát triển công tác xã hội ở mức tốt nhất. Đồng thời sẽ liên kết, tổ chức và tham gia vào hoạt động cùng với các Trung tâm đã kết nghĩa, cơ sở có liên quan nhằm đẩy mạnh các hoạt động xã hội giúp ngành Công tác Xã hội được mở rộng.

- Điện thoại: (0274) 3.843.639

- Email:

- Facebook: https://www.facebook.com/trungtamphattriencongtacxahoi

PHẦN V

CÁC QUY ĐỊNH

Thực hiện theo văn bản số 1248/ĐHTDM-ĐT ngày 13 tháng 8 năm 2013

của Hiệu trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một

BUỔI

TIẾT HỌC

Sáng (07h00-11h30)

(05 tiết)

+ Tiết 1: 07h00 07h50

+ Tiết 2: 07h50 08h40

GIẢI LAO: 08h40 09h00

+ Tiết 3: 09h00 09h50

+ Tiết 4: 09h50 10h40

+ Tiết 5: 10h40 11h30

Chiều (12h30-17h00)

(05 tiết)

+ Tiết 1: 12h30 13h20

+ Tiết 2: 13h20 14h20

GIẢI LAO: 14h20 14h30

+ Tiết 3: 14h30 15h20

+ Tiết 4: 15h20 16h20

+ Tiết 5: 16h20 17h00

Tối (17h30-21h20)

(04 tiết)

+ Tiết 1: 17h30 18h20

+ Tiết 2: 18h20 19h20

GIẢI LAO: 19h20 19h30

+ Tiết 3: 19h30 20h20

+ Tiết 4: 20h20 21h20

Sinh viên có mặt trước 05 phút tại các phòng học và thực hành, sinh viên đi học muộn vào lớp học sau giờ giải lao (tránh ảnh hưởng đến giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên).

II. QUY ĐỊNH VỀ ĐỒNG PHỤC

( Ban hành kèm theo Quyết định số:269/QĐ-ĐHTDM, Ngày 18 tháng 3 năm 2014

của Hiệu trưởng trường ĐH Thủ Dầu Một)

Nhằm nâng cao lòng tự hào về Trường, ý thức tác phong, thể hiện văn hóa học đường, Trường Đại học Thủ Dầu Một ban hành quy định về việc mặc trang phục đối với sinh viên đang theo học tại Trường như sau:

1. Đối tượng áp dụng

Sinh viên bậc cao đẳng, đại học các hệ đào tạo chính quy và không chính quy đến Trường học tập, sinh hoạt.

2. Quy định chung về trang phục

- Sinh viên mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp với thuần phong mỹ tục, môi trường giáo dục và giới tính; đi giày hoặc dép có qiai hậu; đeo thẻ sinh viên và logo (biểu trưng) của Trường.

- Đối với sinh viên ngành sư phạm, nam mặc quần tây, áo sơ mi trắng, nữ mặc áo dài vào Thứ hai hàng tuần và các lễ, hội.

- Sinh viên là người dân tộc thiểu số, công an, bộ đội, người tu hành có thể mặc trang phục của dân tộc, tôn giáo, lực lượng mình.

3. Trang phục tham dự lễ hội, hoạt động tập thể

Sinh viên mặc quần tây, áo sơ mi, thắc cà vạt; sinh viên các khoa có trang phục riêng thì mặc trang phục của khoa mình, thắc cà vạt. Nếu tham gia hoạt động ngoài trời, mặc áo khoác và đội mũ rộng vành.

Cà vạt, áo khoác và mũ rộng vành theo mẫu thống nhất.

4. Trang phục thể dục thể thao, an ninh quốc phòng

Khi tham gia các môn học giáo dục thể chất, an ninh quốc phòng, sinh viên mặc trang phục theo mẫu thống nhất.

5. Trang phục theo thiết kế riêng của các khoa: Mỗi khoa có thiết kế trang phục riêng cho khoa mình, nhưng phải đảm bảo tính thẫm mỹ và phải được sự đồng thuận của sinh viên.

6. Tổ chức thự hiện

Các khoa và các phòng Đào tạo, Công tác sing viên, Thanh tra có trách nhiệm thông báo, nhắc nhỡ sinh viên mặc trang phục đúng quy định.

Đề nghị Đoàn trường, Hội sinh viên phối hợp với các đơn vị tuyên truyền, nhắc nhỡ sinh viên chấp hành tốt quy định nêu trên của nhà trường./.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

PGS-TS. Nguyễn Văn Hiệp

III. QUY ĐỊNH VỀ NGOẠI TRÚ

(Trích Quy chế ngoại trú học sinh, sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một ban hành kèm theo Quyết định số 284/QĐ-ĐHTDM ngày 23/3/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một).

1. Những quy định chung

1.1. Sinh viên ngoại trú: là sinh viên không ở trong Khu Nội trú của Nhà trường.

1.2. Cư trú: là việc thường trú hoặc tạm trú tại một địa điểm, một khu vực nhất định trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Quyền và nghĩa vụ của sinh viên ngoại trú

2.1. Quyền của sinh viên ngoại trú

- Sinh viên ngoại trú được hưởng các quyền theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn, được chính quyền địa phương, Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú.

- Được quyền khiếu nại, đề đạt nguyện vọng của mình đến chính quyền địa phương, Hiệu trưởng Nhà trường và các cơ quan hữu quan đối với các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng tại nơi cư trú.

2.2. Nghĩa vụ của sinh viên ngoại trú.

- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường nơi cư trú và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.

- Phải làm thủ tục đăng ký (đăng ký trực tuyến) địa chỉ ở ngoại trú với Nhà trường trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhập học.

Riêng đối với sinh viên ngoại trú không cư trú tại nơi có hộ khẩu thường trú thì phải làm thủ tục đăng ký tạm trú với công an xã (phường, thị trấn) đúng quy định của Luật Cư trú trước khi làm thủ tục đăng ký ở ngoại trú với Nhà trường.

Khi có sự thay đổi về nơi cư trú, phải báo địa chỉ cư trú mới của mình với Nhà trường trong thời hạn 20 ngày.

3. Khen thưởng và kỷ luật

3.1. Sinh viên ngoại trú không làm thủ tục đăng ký ở ngoại trú đúng thời gian quy định sẽ bị Nhà trường xử lý kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

3.2. Khi có sự thay đổi về nơi cư trú, sinh viên ngoại trú không báo địa chỉ cư trú mới của mình với Nhà trường đúng thời gian quy định lần thứ nhất sẽ bị Nhà trường xử lý kỷ luật bằng hình thức Khiển trách, các lần vi phạm tiếp theo trong năm học sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo.

3.3. Sinh viên ngoại trú có các vi phạm khác sẽ bị xử lý theo khung xử lý kỷ luật của Quy chế sinh viên hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3.4. Các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ngoại trú của sinh viên sẽ được xem xét khen thưởng theo quy định.

IV. QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI RÈN LUYỆN

Đầu mỗi học kỳ nhà trường công bố Bảng điểm chi tiết đáng giá kết quả rèn luyện sinh viên sẽ được đánh giá kết quả rèn luyện (trực tuyến- qua cổng thông tin đào tạo của nhà trường) khi có hướng dẫn đánh giá của từng học kỳ, theo quy chế dưới đây:

QUY CHẾ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA NGƯỜI HỌC ĐƯỢC ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ

ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BGDĐT Ngày 12 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy (sau đây gọi chung là người học), bao gồm: Đánh giá kết quả rèn luyện và khung điểm; phân loại và quy trình đánh giá; tổ chức đánh giá và sử dụng kết quả; tổ chức thực hiện.

2. Quy chế này áp dụng đối với người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các đại học, học viện, các trường đại học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục).

Điều 2. Nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện của người học

1. Thực hiện nghiêm túc quy trình và các tiêu chí đánh giá được quy định tại quy chế này; đảm bảo khách quan, công khai, công bằng, chính xác.

2. Đảm bảo yếu tố bình đẳng, dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của người được đánh giá.

3. Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ các bộ phận, các đơn vị có liên quan trong nhà trường tham gia công tác đánh giá kết quả rèn luyện của người học.

Điều 3. Nội dung đánh giá và thang điểm

1. Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của người học là đánh giá ý thức, thái độ của người học theo các mức điểm đạt được trên các mặt:

a) Ý thức tham gia học tập;

b) Ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong nhà trường;

c) Ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội;

d) Ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng;

đ) Ý thức và kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong cơ sở giáo dục đại học hoặc người học đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.

2. Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100.

Chương II

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ KHUNG ĐIỂM

Điều 4. Đánh giá về ý thức tham gia học tập

1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:

a) Ý thức và thái độ trong học tập;

b) Ý thức và thái độ tham gia các câu lạc bộ học thuật, các hoạt động học thuật, hoạt động ngoại khóa, hoạt động nghiên cứu khoa học;

c) Ý thức và thái độ tham gia các kỳ thi, cuộc thi;

d) Tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập;

đ) Kết quả học tập.

2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm.

Điều 5. Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong cơ sở giáo dục đại học

1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:

a) Ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của ngành, của cơ quan chỉ đạo cấp trên được thực hiện trong cơ sở giáo dục đại học;

b) Ý thức chấp hành các nội quy, quy chế và các quy định khác được áp dụng trong cơ sở giáo dục đại học.

2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm.

Điều 6. Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội

1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:

a) Ý thức và hiệu quả tham gia các hoạt động rèn luyện về chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao;

b) Ý thức tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công tác xã hội;

c) Tham gia tuyên truyền, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.

2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm.

Điều 7. Đánh giá về ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng

1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:

a) Ý thức chấp hành và tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng;

b) Ý thức tham gia các hoạt động xã hội có thành tích được ghi nhận, biểu dương, khen thưởng;

c) Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người thân, người có khó khăn, hoạn nạn.

2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm.

Điều 8. Đánh giá về ý thức và kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức trong cơ sở giáo dục đại học hoặc người học đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện

1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:

a) Ý thức, tinh thần, thái độ, uy tín và hiệu quả công việc của người học được phân công nhiệm vụ quản lý lớp, các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong cơ sở giáo dục đại học;

b) Kỹ năng tổ chức, quản lý lớp, quản lý các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong cơ sở giáo dục đại học;

c) Hỗ trợ và tham gia tích cực vào các hoạt động chung của lớp, tập thể, khoa và cơ sở giáo dục đại học;

d) Người học đạt được các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.

2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 10 điểm.

Chương III

PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN

Điều 9. Phân loại kết quả rèn luyện

1. Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu và kém.

2. Phân loại kết quả rèn luyện:

a) Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc;

b) Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt;

c) Từ 65 đến dưới 80 điểm: loại khá;

d) Từ 50 đến dưới 65 điểm: loại trung bình;

đ) Từ 35 đến dưới 50 điểm: loại yếu;

e) Dưới 35 điểm: loại kém.

Điều 10. Phân loại để đánh giá

1. Trong thời gian người học bị kỷ luật mức khiển trách, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại khá.

2. Trong thời gian người học bị kỷ luật mức cảnh cáo, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình.

3. Người học bị kỷ luật mức đình chỉ học tập không được đánh giá rèn luyện trong thời gian bị đình chỉ.

4. Người học bị kỷ luật mức buộc thôi học không được đánh giá kết quả rèn luyện.

5. Người học hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp chậm so với quy định của khóa học thì tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện trong thời gian đang hoàn thành bổ sung chương trình học và tốt nghiệp, tùy thuộc vào nguyên nhân để quy định mức đánh giá rèn luyện tại kỳ bổ sung.

6. Người học khuyết tật, tàn tật, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc cha hoặc mẹ, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn có xác nhận của địa phương theo quy định đối với những hoạt động rèn luyện không có khả năng tham gia hoặc đáp ứng yêu cầu chung thì được ưu tiên, động viên, khuyến khích, cộng điểm khi đánh giá kết quả rèn luyện qua sự nỗ lực và tiến bộ của người học tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.

7. Người học nghỉ học tạm thời được bảo lưu kết quả rèn luyện sẽ được đánh giá kết quả rèn luyện khi tiếp tục trở lại học tập theo quy định.

8. Người học đồng thời học hai chương trình đào tạo sẽ được đánh giá kết quả rèn luyện tại đơn vị quản lý chương trình thứ nhất và lấy ý kiến nhận xét của đơn vị quản lý chương trình thứ hai làm căn cứ, cơ sở để đánh giá thêm. Trường hợp chương trình thứ nhất đã hoàn thành thì đơn vị quản lý chương trình thứ hai sẽ tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện của người học.

9. Người học chuyển trường được sự đồng ý của Hiệu trưởng hai cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả rèn luyện của cơ sở giáo dục đại học cũ khi học tại cơ sở giáo dục đại học mới và tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện ở các học kỳ tiếp theo.

Điều 11. Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện

1. Người học căn cứ vào kết quả rèn luyện của bản thân, tự đánh giá theo mức điểm chi tiết do cơ sở giáo dục đại học quy định.

2. Tổ chức họp lớp có giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập tham gia, tiến hành xem xét và thông qua mức điểm tự đánh giá của từng người học trên cơ sở các minh chứng xác nhận kết quả và phải được quá nửa ý kiến đồng ý của tập thể đơn vị lớp và phải có biên bản kèm theo.

Giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập xác nhận kết quả họp lớp và chuyển kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của người học cấp khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp khoa).

3. Hội đồng đánh giá cấp khoa họp xét, thống nhất, báo cáo Trưởng khoa thông qua và trình kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của người học cấp trường (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp trường).

4. Hội đồng cấp trường họp xét, thống nhất trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định công nhận kết quả.

5. Kết quả đánh giá, phân loại rèn luyện của người học phải được công bố công khai và thông báo cho người học biết trước 20 ngày trước khi ban hành quyết định chính thức.

Chương IV

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Điều 12. Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện

1. Cơ sở giáo dục đại học ban hành Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của người học và chấm dứt hoạt động khi Hội đồng ban hành Quyết định công nhận kết quả của người học chính thức.

2. Hội đồng cấp trường

a) Thẩm quyền thành lập

Hội đồng cấp trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền ký Quyết định thành lập Hội đồng cấp trường.

b) Thành phần Hội đồng cấp trường bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền.

- Thường trực Hội đồng: Trưởng phòng phụ trách về công tác người học.

- Các ủy viên: Đại diện Lãnh đạo các khoa, phòng (ban) có liên quan, đại diện Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cấp trường.

c) Nhiệm vụ của Hội đồng cấp trường:

- Tư vấn giúp Hiệu trưởng xem xét, công nhận kết quả rèn luyện của từng học sinh, sinh viên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng.

- Căn cứ vào các quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của các Trưởng khoa, tiến hành xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của từng khoa, đề nghị Hiệu trưởng công nhận.

3. Hội đồng cấp khoa

a) Thẩm quyền thành lập

Hội đồng cấp khoa do Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa được Trưởng khoa ủy quyền ký Quyết định thành lập Hội đồng cấp khoa.

b) Thành phần Hội đồng cấp khoa gồm:

- Chủ tịch Hội đồng: Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa được Trưởng khoa ủy quyền.

- Các ủy viên: Trợ lý theo dõi công tác quản lý người học; giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập; đại diện Liên chi đoàn thanh niên; Chi hội hoặc Liên chi Hội sinh viên, Ban cán sự lớp.

c) Nhiệm vụ của Hội đồng cấp khoa:

- Có nhiệm vụ giúp Trưởng khoa xem xét, đánh giá chính xác, công bằng, công khai và dân chủ kết quả rèn luyện của từng người học trong khoa.

- Căn cứ vào các quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập của từng đơn vị lớp học, tiến hành xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của từng lớp, đề nghị Trưởng khoa công nhận.

Điều 13. Thời gian đánh giá

1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của người học được tiến hành định kỳ theo học kỳ, năm học và toàn khóa học.

2. Điểm rèn luyện của học kỳ là tổng điểm đạt được của 5 nội dung đánh giá chi tiết của trường.

3. Điểm rèn luyện của năm học là trung bình cộng của điểm rèn luyện các học kỳ của năm học đó.

4. Điểm rèn luyện toàn khóa học là trung bình cộng của điểm rèn luyện các học kỳ của khóa học.

Điều 14. Sử dụng kết quả

1. Kết quả đánh giá rèn luyện từng học kỳ, năm học của người học được lưu trong hồ sơ quản lý người học của trường, được sử dụng trong việc xét duyệt học bổng, xét khen thưởng - kỷ luật, xét thôi học, ngừng học, xét lưu trú ký túc xá, xét giải quyết việc làm thêm, xét miễn giảm chi phí, dịch vụ và sinh hoạt trong ký túc xá và các ưu tiên khác tùy theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

2. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học của người học được lưu trong hồ sơ quản lý người học của cơ sở giáo dục đại học, làm căn cứ để xét thi tốt nghiệp, làm luận văn hoặc khóa luận tốt nghiệp.

3. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học được ghi chung vào bảng điểm kết quả học tập và lưu trong hồ sơ của người học khi tốt nghiệp ra trường.

4. Người học có kết quả rèn luyện xuất sắc được cơ sở giáo dục đại học xem xét biểu dương, khen thưởng.

5. Người học bị xếp loại rèn luyện yếu, kém trong hai học kỳ liên tiếp thì phải tạm ngừng học ít nhất một học kỳ ở học kỳ tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện yếu, kém hai học kỳ liên tiếp lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học.

Điều 15. Quyền khiếu nại

Người học có quyền khiếu nại lên các phòng, ban chức năng hoặc Hiệu trưởng nếu thấy việc đánh giá kết quả rèn luyện chưa chính xác. Khi nhận được đơn khiếu nại, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Tổ chức thực hiện

1. Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Quy chế này; Hàng năm, kiểm tra, đánh giá và sửa đổi bổ sung kịp thời cho phù hợp với điều kiện, phạm vi của nhà trường, ngành học và địa phương.

2. Văn bản hướng dẫn thực hiện của các cơ sở giáo dục đại học phải quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, chức năng của hội đồng đánh giá, trách nhiệm của các phòng, ban, khoa, lớp, giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập và trách nhiệm của người học trong nhà trường; thể hiện rõ, chi tiết các nội dung, tiêu chí, thang điểm và hình thức đánh giá, đối tượng đánh giá phù hợp theo từng năm, phù hợp với đặc thù và điều kiện thực tiễn nhà trường, phù hợp với các nội dung đánh giá theo khung điểm quy định của Quy chế này.

3. Kết thúc năm học, cơ sở giáo dục đại học đánh giá, tổng kết và báo cáo công tác thực hiện Quy chế này về Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp.

QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA SINH VIÊN

Trích QUY ĐỊNH

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa sinh viên

(Ban hành kèm theo Quyết định số 286/QĐ-ĐHTDM, ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một)

Điều 1: Phạm vi và đối tượng áp dụng

Văn bản này quy định về nội dung; tổ chức hoạt động ngoại khóa; khen thưởng và kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong tổ chức và hoạt động ngoại khóa.

Điều 2. Mục đích

1. Xác định và thực hiện tốt hoạt động ngoại khóa theo mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần xây dựng văn hóa Nhà trường.

2. Làm căn cứ cho giảng viên, nhóm lớp, lớp học phần và sinh viên thực hiện hoạt động ngoại khóa; là cơ sở để khoa, chương trình đào tạo, các đơn vị liên quan và Nhà trường thực hiện quản lý, giáo dục, đánh giá sinh viên theo đúng quy chế, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Điều 3. Hoạt động ngoại khóa

1. Hoạt động ngoại khóa trong quy định này được hiểu là hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu người học không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt.

Hoạt động ngoại khóa bao gồm các hoạt động theo Quy định Tổ chức hoạt động văn hóa ngoại khóa cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp được ban hành kèm theo quyết định số 60/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 11 năm 2008 và thể thao ngoại khóa theo Quy định Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên được ban hành kèm theo Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện, hoạt động phòng chống ma túy, HIV/AIDS , mại dâm, tội phạm và các tệ nạn khác theo kế hoạch của Nhà trường, Đoàn Thanh niên và của Hội sinh viên.

2. Hoạt động ngoại khóa cơ bản bao gồm các nội dung:

- Hoạt động về thông tin kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và thế giới;

- Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao sinh viên ngoài chương trình đào tạo;

- Hoạt động phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, mại dâm, tội phạm và các tệ nạn xã hội khác;

- Hoạt động công tác xã hội, tình nguyện vì cộng đồng, hoạt động bảo vệ môi trường và xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp;

- Hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, hoạt động giao lưu sinh viên giữa các lớp, các khoa, các khóa trong trường và giữa các trường và hoạt động giao lưu sinh viên quốc tế;

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, hướng nghiệp và tư vấn việc làm;
- Các hoạt động ngoại khóa khác.

Điều 4. Tổ chức hoạt động ngoại khóa

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch năm học của Nhà trường, các khoa, chương trình đào tạo; Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

Điều 5. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa

1. Ban cán sự lớp, Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ - Đội Nhóm, Đoàn Thanh niên Hội sinh viên các cấp có trách nhiệm chính trong việc tổ chức cho Đoàn viên, Hội viên, Thanh niên, Sinh viên thực hiện hoạt động ngoại khóa và tổ chức các hoạt động ngoại khóa được nêu trong Điều 3 của Quy định này, theo kế hoạch của Nhà trường và của khoa.

2. Các hoạt động ngoại khóa thiết thực hiệu quả các đơn vị có thể tham mưu để nhân rộng hoặc mở rộng quy mô tổ chức.

Điều 6. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa

Bước 1: Xây dựng kế hoạch

Ban cán sự, Ban chủ nhiệm CLB Đội Nhóm, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Hội sinh viên các cấp lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động.

Bước 2: Lãnh đạo ký duyệt

Trình kế hoạch cho lãnh đạo Trường, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, Đoàn Thanh niên Hội sinh viên cấp trên trực tiếp cho ý kiến định hướng và ký duyệt.

Bước 3: Tổ chức hoạt động

Tổ chức các hoạt động theo kế hoạch, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.

Bước 4: Tổng kết báo cáo

Chậm nhất 07 ngày sau khi kết thúc hoạt động, đơn vị tổ chức báo cáo tóm tắt kết quả, cụ thể như sau:

- Chương trình diễn ra như thế nào?; số lượng sinh viên tham gia (danh sách theo mẫu kèm theo); kết quả (trao tặng bao nhiêu giải thưởng, phần quà,); những khó khăn, hạn chế, bài học kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị (nếu có) và một số hình ảnh tiêu biểu của hoạt động.

- Nơi gửi: Báo cáo gửi về cấp duyệt kế hoạch và file mềm gửi về địa chỉ email phòng Công tác Sinh viên ().

Điều 7. Khen thưởng

Tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các hoạt động ngoại khóa trong năm học, trong các đợt hoạt động tập trung theo kế hoạch hay trong khóa học sẽ được Nhà trường biểu dương, khen thưởng hay đề nghị cấp trên khen thưởng.

Điều 8. Kỷ luật

Tập thể, cá nhân không chấp hành đúng những nội dung trong quy định về tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo văn bản này sẽ bị phê bình hoặc chịu hình thức kỷ luật theo quy định của Nhà trường.

PHẦN VI

PHỤ LỤC

Sinh viên, xem, tải và in các biểu mẫu tại trang WEBSITE của Trường, các Phòng để sử dụng.

DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU

TT

Tên biểu mẫu

Ký hiệu

G.chú

Đơn xin hưởng trợ cấp xã hội (đối tượng hộ nghèo)

Mẫu STSV1

Đơn xin hưởng trợ cấp xã hội (đối tượng DTTS, mồ côi, tàn tật)

Mẫu STSV2

Đơn xin nghỉ học dưới 5 ngày

Mẫu STSV5

Đơn xin nghỉ học từ 5 ngày trở lên

Mẫu STSV6

Giấy xác nhận vay vốn ngân hàng (ONLINE)

Mẫu STSV10

Giấy xác nhận bổ xung hồ sơ xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự (ONLINE)

Mẫu STSV11

Giấy xác nhận hưởng TCƯĐ giáo dục (ONLINE)

Mẫu số 02/ƯĐGD

Bảng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên

Mẫu STSV13

Giấy xác nhận (chung)

Mẫu STSV12

Đơn xin xác nhận thông tin sinh viên

Mẫu STSV14

Giấy chứng nhận sinh viên thuộc hộ nghèo

Mẫu STSV15

Giấy chứng thời gian thường trú của sinh viên

Mẫu STSV16

Đơn đề nghị miễn, giảm học phí

MGHP2016

Đề nghị cấp bảng điểm

01

Đề nghị thay đổi kết quả đăng ký môn học

02

Đề nghị dự thi, hoãn thi kết thúc học phần

3a, 3b

Đề nghị phúc khảo điểm môn học

04

Đề nghị tạm dừng học

05

Đề nghị thôi học

06

Đề nghị chuyển trường

07

Đăng ký xét tốt nghiệp

08

Đề nghị hủy kết quả đăng ký môn học

09

Đề nghị đăng ký học lại môn học chưa đạt

10

Đề nghị học môn thay thế hoặc tương đương

11

Đề nghị miễn giảm học phần

12

Xin học lại sau khi đã tạm dừng học, bảo lưu kết quả tuyển sinh

13

Đề nghị bảo lưu kết quả tuyển sinh

14

Xem xét điểm học phần

15

Đăng kí học phần chính

16

Xin xác nhận các loại giấy tờ sinh viên

17a, 17b,

17c, 17d

Xin xác nhận hoàn thành chương trình học

18

TT

ĐƠN VỊ

ĐỊA CHỈ

Ghi chú

Phòng chức năng và các Trung tâm

Phòng Đào tạo Đại học

I2-Tầng 1

Phòng Đào tạo Sau đại học

I2-Tầng 1

Phòng Khoa học

I2-Tầng 1

Phòng Đảm bảo Chất lượng

I2-Tầng 1

Phòng Công tác Sinh viên

I2-Tầng 1

Phòng Quan hệ Quốc tế

A1 (Cổng 1)

Phòng Thanh tra

A1 (Cổng 1)

Phòng Tổ Chức

A1 (Cổng 1)

Phòng Cơ sở Vật chất

A1 (Cổng 1)

Phòng Công nghệ thông tin

A1 (Cổng 1)

Phòng Kế hoạch Tài chính

A1 (Cổng 1)

Phòng Hành chính

A1 (Cổng 1)

Phòng truyền thông

I2-Tầng 1

Trạm y tế

G (Cổng 3)

Văn phòng Đoàn TN-Hội sinh viên

I2-Tầng 1

Trung tâm Học liệu

A2 (Cổng 1)

Trung tâm Ngoại ngữ và Đào tạo quốc tế

E1 (Cổng 2)

Trung tâm Công Nghệ Thông tin

Cổng 3

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên

Cổng 5

Trung tâm Đào tạo Kiến thức chung

I2-Tầng 2

Trung tâm Tuyển sinh

Cổng 3

Trung tâm Thị trường lao động & khởi nghiệp

Cổng 5

Trung tâm Đào tạo Kỹ năng xã hội

Cổng 5

Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một

A1 (Cổng 1)

Khoa Sư phạm

I2-Tầng 4

Khoa Kinh tế

I2-Tầng 2

Khoa Kỹ thuật - Công nghệ

I2-Tầng 4

Khoa Kiến trúc

I2-Tầng 3

Khoa Ngoại ngữ

I2-Tầng 2

Khoa Khoa học Tự nhiên

I2-Tầng 4

Khoa Xã hội Nhân văn

I2-Tầng 3

Khoa Khoa học Quản lý

I2-Tầng 2

1. Công ty Taxi

Taxi Vinasun Bình Dương

0274.382.72.72

Taxi Mai Linh

0274.371.71.71

2. Điện thoại khẩn cấp

Công an

113

Cứu hỏa

114

Cấp cứu

115

3. Điện - nước

Công ty cấp thoát nước tỉnh Bình Dương

0274.3838333

Điện lực tỉnh Bình Dương

0274.2992000

4. Dịch vụ viễn thông

Sửa chữa điện thoại

119

5. Bệnh viện

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương

0274.3822.107 0274.3822.920

Tuyến xe bus nội tỉnh (thời gian: từ 5:30AM đến 7:30PM)

Mã số

Tuyến

Lộ trình tuyến

1

Thủ Dầu Một Mỹ Phước

BX Khách Tỉnh- CMT8- Cầu Ông Đành- Chợ Cây Dừa- Mũi Tàu- QL13- Sở Sao- Mỹ Phước.

2

Thủ Dầu Một Cổng Xanh

BX Khách Tỉnh- CMT8- Ngã Sáu- Yersin- Đại lộ Bình Dương- Hùng Vương- ĐT 741- UBND xã Chánh Phú Hòa- Ngã Ba Cổng Xanh.

3

Thủ Dầu Một Vĩnh Tân

BX Khách Tỉnh- CMT8- Ngã Sáu- Yersin- Đại lộ Bình Dương- Hùng Vương- ĐT 742- UBND xã Phú Chánh- Cầu Thợ Ụt- Ngã Ba Vĩnh Tân.

6

Thủ Dầu Một Uyên Hưng

BX Khách Tỉnh- CMT8- Thích Quảng Đức- ĐT 743- Ngã Ba Bình Quới- ĐT 746- Chợ Tân Phước Khánh- Tân Uyên.

5

Thủ Dầu Một Tân Vạn

BX Khách Tỉnh- Đường 30/4- Đại Lộ Bình Dương- Cầu Ông Bố- ĐT 743- Ngã Tư 550- Ngã Ba Yazaki- Chợ Dĩ An- Bình Thung- ĐT 743- Bình An.

8

Thủ Dầu Một Thanh Tuyền

BX Khách Tỉnh- CMT8- Ngã Sáu- Yersin- Chợ Cây Dừa- Ngã Ba Suối Giữa- Ngã Ba Phan Văn Tiến.

10

Mỹ Phước Long Hòa

TT Mỹ Phước- Cầu Quan- Long Nguyên- Long Tân- Cầu Hố Đá- Long Hòa.

11

Mỹ Phước Cây Trường

TT Mỹ Phước- QL13- Lai Hưng- Lai Uyên- Ngã Ba Trừ Văn Thố- Cây Trường.

Tuyến xe bus liên tỉnh

Mã số

Tuyến

Lộ trình tuyến

4

Thủ Dầu Một BX Miền Đông

BX Khách tỉnh-ĐT 745-UBND huyện Thuận An- Cầu Ông Bố- Đại lộ Bình Dương- BX Miền Đông.

9

Dĩ An BX Miền Đông

Chợ Dĩ An- Trần Hưng Đạo- Nguyễn An Ninh- xã Đông Hòa- KCX Linh Trung- KCN Sóng Thần- QL 13- BX Miền Đông.

611

Dĩ An Thủ Đức

Ngã tư 550-ĐT 743-QL1K- Kha Vạn Cân- Võ Văn Ngân- Lê Văn Việt- Nguyễn Văn Tăng- Nguyễn Xiễn- Trạm Nước Long Bình.

613

Thủ Dầu Một An Sương

BX Khách Tỉnh- Đại Lộ Bình Dương- Ngã Tư Bình Hòa- Chợ Lái Thiêu- QL13- Ngã Tư Bình Phước- QL1K- Ngã Tư Ga- Ngã Tư An Sương.

16

Tân Phước Khánh BX Đại học Quốc Gia

UBND xã Tân Vĩnh Hiệp- Ngã Tư Thuận Giao- Ngã Tư Hòa Lân- Đại Lộ Bình Dương- Ngã Tư Đất Khánh- Ngã Sáu An Phú- BX Tân Đông Hiệp- Ngã Tư Chiêu Liêu- Ngã Ba Cây Điệp- Đường Nguyễn An Ninh- Đường Bà Giang- QL1K- Ngã Tư Linh Xuân- Xa Lộ Hà Nội- KDL Suối Tiên- BX Đại Học Quốc Gia.

18

Đại Nam Tân Ba Biên Hòa

BX Khách Tỉnh- Chợ Búng- Ngã Tư Đất Thánh- Chợ Thuận Giao- Ngã Sáu An Phú- BX Tân Đông Hiệp- Ngã Ba Đông Tân- Ngã Ba Cây Điệp- Ngã Ba Bình Thung- QL1K- Cầu Hóa An- Ngã Tư Cầu Hóa An- CMT8- Đường 30/4- QL1 cũ- Sân Bay Biên Hòa- QL1K- BX Biên Hòa.

15

Bình Dương Bình Phước

BX Khách Tỉnh- Đại Lộ Bình Dương- Ngã Tư Sở Sao- ĐT 741- Cổng Xanh- Phú Giáo- Đồng Xoài- Bệnh Viện Tỉnh Bình Phước

21

Bình Mỹ - BX Khách Tỉnh

Bình Mỹ (Củ Chi)- Cầu Phú Cường- Huỳnh Văn Cù- CMT8- Ngã Sáu- Ngã Ba Lò Chén- BX Khách Tỉnh.

Tuyến xe bus đến các khu du lịch

Mã số

Tuyến

Ghi chú

7

Thủ Dầu Một KDL Suối Tiên

Khu Du lịch Suối Tiên

614

Bến Dược Dầu Tiếng

Đền Bến Dược Củ Chi

615

BX Chợ Lớn KDL Đại Nam

Khu Du lịch Đại Nam

616

Bến Thành KDL Đại Nam

Khu Du lịch Đại Nam

18

Đại Nam Biên Hòa

Khu Du lịch Đại Nam

    1. Một số Di tích lịch sử - Danh thắng tiêu biểu:

Chùa Hội Khánh: Tọa lạc dưới chân đồi, cách trung tâm TP. Thủ Dầu Một 500m về hướng Đông, số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, là một công trình kiến trúc tôn giáo, nhệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày 07/01/1993.

Nhà tù Phú Lợi: Tọa lạc trên đường Một Tháng Mười Hai, phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một. Tổng diện tích hiện nay là 77.082m2, đã được nhà nước công nhận và xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia ngày 10/07/1980.

Núi Châu Thới: Ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Biên Hoà 4km, thị xã Thủ Dầu Một 20km, thành phố Hồ Chí Minh 24km, và đã được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia ngày 21/04/1989.

Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát: Nằm trên vùng đất 3 xã: An Điền, An Tây, Phú An thuộc khu vực phía Tây Nam huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 15 km về phía nam. Với vị trí và tầm vóc trong hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, địa đạo ba xã Tây Nam Bến Cát được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia ngày 18/3/1996, có tổng diện tích 230.000m2.

Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh: Nằm ở địa điểm thuộc ấp 1 xã Minh Tân (trước là xã Minh Thạnh) huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (vị trí cũng đã được Đại tướng Văn Tiến Dũng xác định năm 1987). Di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ngày 11/5/2010.

Đại học Thủ Dầu Một theo đuổi triết lý Giáo dục hòa hợp - tích cực, dựa trên nguyên tắc lấy việc học làm trung tâm

Nguyên tắc lấy việc học làm trung tâm

Triết lý Giáo dục hòa hợp tích cực

Triết lý Giáo dục hòa hợp tích cực dựa trên nguyên tắc lấy việc học làm trung tâm, khai thác tối đa tính chủ động của các đối tượng trong quá trình đào tạo nhân lực, trong đó, đặc biệt chú ý đến 2 đối tượng là người dạy và người học.

Giáo dục hòa hợp tích cực cung cấp cho người học đa dạng các phương thức tiếp cận và tích lũy kiến thức, thông qua: các kênh tương tác trực tuyến với GV và bạn học (E-learning); trải nghiệm thực tế các thao tác thực hành kỹ năng và tư duy biện luận qua việc tương tác với GV và bạn học trong môi trường trực tiếp tại lớp. Nói cách khác, học tập hòa hợp là sự uyển chuyển trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, dựa trên sự kết hợp giữa dạy - học trực tuyến và dạy - học trực tiếp. Từ đó, tạo ra tính chủ động và ý thức trách nhiệm của người học trong việc tích lũy, tiếp biến và sáng tạo tri thức mới.