Đỉnh núi Cấm cao bao nhiêu mét?

Anh Nghét bám trụ với nghề xe ôm gần 5 năm, là tay lái trẻ, siêng năng của nghiệp đoàn xe ôm núi Cấm với hơn 1.000 thành viên. Có thẻ đeo đánh số từ nghiệp đoàn song chàng trai người Khmer thường bắt khách bên ngoài, ngay đường lớn, ít đăng ký tài từ bến xe. Khi thoả thuận xong giá - trung bình mỗi khách 160.000 cho lượt đi và về - anh mua vé qua cổng 5.000 đồng rồi nổ máy đưa khách lên núi.

Chau Nghét quen thuộc những cung đường núi trơn trượt, nhiều gấp khúc. Ảnh: Ngọc Tài

Thiên Cấm Sơn - ngọn núi cao nhất của dãy Thất Sơn cao hơn 700 m, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên. Đỉnh núi này có nhiều cua gắt, đường nhỏ, dốc. Để an toàn chính quyền địa phương hạn chế xe máy ở nơi khác lên núi, du khách di chuyển bằng cáp treo hoặc xe ôm có tay nghề.

Đường chính lên núi rộng hơn 10 m xây dựng ôm theo vách núi một vài đoạn có rào lưới B40 hạn chế đá lăn. Điều khiển xe tay côn 150 phân khối, Nghét gài số nhỏ nhất để xe đủ mạnh băng dốc với tiếng gầm gừ khá lớn. "Đường này chưa là gì đâu", Nghét vừa lái vừa nói vọng ra sau như báo những bất ngờ phía trước.

Gần đến chùa Phật Lớn, Nghét xác nhận địa chỉ khu cắm trại của khách một lần nữa rồi quẹo xuống đường đan chỉ rộng nửa mét. Đoạn dốc dựng đứng, chừng 10 m có một cua hình "cùi chỏ" không thấy cuối đường. Anh gồng người giữ chặt xe, nhấp từ từ thắng tay và chân, vẫn gài số một để giảm tốc độ. Xe xuống dốc chậm gần bằng người đi bộ, song độ dốc lớn nên gần như cả người và xe đều chúi thẳng xuống.

Trên đường phủ một lớp rêu mỏng sau những ngày mưa tháng 8. Hai bên là những rặng tre rợp bóng, không một tia sáng lọt vào, khiến đường thêm trơn trượt. Lần đầu trải nghiệm cung đường lên núi Cấm, nhiều khách phải nín thở, hồi hộp theo từng cú ngoặt cua, lại càng hiểu rõ câu "chưa là gì" lúc nãy của Nghét. Đưa khách đến nơi nhưng chàng tài xế xứ núi không lấy tiền lượt đi mà chờ khi đưa xuống nhận một lần.

Cách đó không xa, ông Hữu Chí, 60 tuổi, với 10 năm hành nghề ở núi Cấm đang chờ khách ngay chùa Phật Lớn. Người tài xế già điềm đạm, ít chèo kéo khách. Ông bảo không phải ai cũng có thể hành nghề xe ôm trên ngọn núi cao nhất miền Tây. Họ cần am hiểu đường, lái tốt, giỏi xử lý tình huống. "Đoạn dốc gần một km lên đỉnh Bồ Hông khó chạy nhất, ai lái qua coi như được cấp bằng lái trên núi", ông Chí nói.

Người tài xế già bật mí thêm kinh nghiệm, xuống dốc tài xế không bóp thắng tay gấp sẽ lộn nhào, ngược lại lên dốc hông kéo ga quá mạnh sẽ "nhổng" đầu. Ngoài ra, ông cho biết kỹ năng xài thắng cũng rất quan trọng, không được bóp thắng liên tục, chỗ nào êm êm thì nhả ra cho bố thắng không quá nóng. "Nhiều người không biết đạp thắng suốt, đến lưng chừng núi bố thắng bị mòn, xe tuột dốc rất nguy hiểm", ông nói.

Nghề xe ôm xứ núi kiếm tiền rủng rỉnh nhưng xe phải thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ. Nếu chạy nhiều, trung bình một tuần tài xế thay nhớt một lần, 10 ngày thay bố thắng, 1-3 tháng thay sên dĩa [bộ phận truyền động trên xe máy]. Bởi thế nghề lái xe xứ núi còn có đặc trưng - tiền xăng ít hơn tiền nhớt, sửa xe.

Bà Đông sống từ nhỏ trên núi nên dễ dàng điều khiển xe ở những tuyến đường núi hiểm trở. Ảnh: Ngọc Tài

Trên đỉnh Thiên Cấm Sơn còn có nhiều "bóng hồng" lái xe ôm như bà Nguyễn Thị Đông [49 tuổi] nhà gần chùa Phật Nhỏ. Người phụ nữ xứ núi chạy xe số nhỏ gọn, mặc đồng phục màu xanh của nghiệp đoàn, đeo thẻ số 461, thường vào ca làm việc lúc 14h. Khác với anh Nghét hay ông Chí, bà Đông chỉ bắt khách trong bến xe theo số thứ tự [tài] ghi trên bảng.

"Ngày thường kiếm đôi ba trăm nghìn, lễ cuối tuần có khi cả triệu", bà kể thu nhập của bản thân. Sống trên núi từ nhỏ nên bà không ngán chạy xe vào đường khó, chỉ ngại lỡ gặp khách có máu "dê" trong người. Bà và những phụ nữ ở đây có cách xử trí riêng, nhắc khách xích ra, nếu không được đuổi xuống, chờ ở đó một lát kêu "chồng tui qua chở".

Những năm gần đây hiện tượng núi lở dần ít hơn, chính quyền địa phương tìm biện pháp an toàn như rào lưới chắn đá lăn, song mỗi cuốc xe ôm lên núi luôn rình rập hiểm nguy với một bên là vách núi một bên là vực sâu. Bởi thế mỗi tay lái chẳng khác "cua rơ" lão luyện với chân thắng, tay ga nhuần nhuyễn trên cung đường quanh co, gấp khúc.

Nghề xe ôm mang lại thu nhập ổn định cho hơn nghìn tài xế xứ núi, đa phần là người dân xã An Hảo và các xã lân cận thuộc huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Mỗi người làm qua vài năm đều đã đổi xe đôi ba lần, song kiếm vài triệu đồng thậm chí vài chục triệu mỗi tháng. Ngoài ra, nhóm xe ôm còn đảm nhiệm chở nông sản xuống núi với giá bình quân mỗi kg 1.000 đồng.

Thiên Cấm Sơn thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, hành hương. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, Tết 2022 tại đây đón hơn 100.000 lượt du khách, trung bình một triệu lượt du khách mỗi năm.

núi Cấm dài bao nhiêu?

Cáp treo Núi Cấm dài 3,5km sẽ đưa du khách băng qua biển mây bồng bềnh, chiêm ngưỡng toàn cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ. Dù lý giải như thế nào đi nữa thì sự huyền bí và mầu nhiệm của vùng núi Thất Sơn, đặc biệt là núi Cấm đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân.

núi Cấm có bao nhiêu vợ?

Cao nhất là núi Cấm 716 m; Năm Non là 5 vồ [đỉnh nhô ra hiểu nôm na như cái trán vồ] tiêu biểu trên núi Cấm, thực tế trên núi cấm có tới mấy chục vồ.

Núi Ông Két cao bao nhiêu mét?

Núi Két có hình khối tròn, cao 225 mét, dài và rộng hơn 1.100 mét. Núi ở phía đông thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 70 km về hướng tây theo Quốc lộ 91 rồi rẽ qua tỉnh lộ 948.

Núi Thất Sơn cao bao nhiêu?

710 mBảy Núi / Độ caonull

Chủ Đề