Đỉnh núi được coi là nóc nhà của đông nam á

.

Cập nhật lúc: 04:52, 08/02/2020 (GMT+7)

Núi Bà Đen ở tỉnh Tây Ninh từ lâu đã là một danh thắng nổi tiếng và được coi là “nóc nhà Đông Nam bộ” với quần thể di tích văn hóa lịch sử, những điểm du lịch tâm linh. Mỗi năm, vào dịp đầu Xuân, quần thể Khu danh thắng di tích núi Bà Ðen thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến hành hương, tham quan, du ngoạn và dự Lễ hội Xuân núi Bà.

Đỉnh núi được coi là nóc nhà của đông nam á
Toàn cảnh Linh Sơn Thiên Thạch động (Ðiện Bà). Ảnh: TTXVN

Lễ hội thường được khai mạc vào ngày mùng 4 Tết và kéo dài suốt tháng Giêng. Lễ hội núi Bà Ðen là nơi sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

* Danh thắng tâm linh

Nằm cách Trung tâm TP.Tây Ninh 11km, quần thể di tích núi Bà Ðen trải rộng trên diện tích hơn 24km2 gồm ba ngọn núi Bà, núi Phụng và núi Heo, trong đó núi Bà cao nhất với độ cao 986m so với mặt biển.

Khu vực núi có suối chảy róc rách từ trên đỉnh núi xuống chân núi và hàng trăm hang, động, chùa chiền, đền miếu. Các hang động trong khu vực núi Bà Ðen qua hàng trăm năm đã được xây dựng, cải biến thành những nơi linh thiêng thờ thần, thờ Phật như hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, Ông Tà, Ba Cô, Thiên Thai.

Lên lưng chừng núi khoảng 350m, du khách có thể vào viếng và tham quan Linh Sơn Thiên Thạch động (Ðiện Bà), được xây dựng dựa vào thế núi từ một mái đá tự nhiên nhô ra thành am động, bên trong có bàn thờ đặt hình tượng Bà Ðen.

Ðiện Bà là nơi thờ phụng chính gắn liền với Lễ hội núi Bà Ðen cùng các chùa Hạ và chùa Trung. Gần đó, ở độ cao hơn về phía đỉnh núi là miếu Sơn Thần, từ đây du khách được ngắm nhìn toàn cảnh hồ nước Dầu Tiếng, một công trình thủy lợi đẹp và lớn ở Việt Nam hiện nay.

Trong quần thể núi Bà Ðen có khu vực suối Vàng - còn gọi là “Ma Thiên Lãnh” nằm phía Tây núi Phụng với hồ Chằm, đền thờ Ông Lớn Trà Vong, tạo thành khu di tích mang đậm nét tâm linh.

Ðể lên núi, du khách đi theo con đường quanh co, uốn lượn qua những dốc cao và ven triền núi, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mù, trải dài qua các địa danh gắn liền với những sự tích, truyền thuyết huyền bí.

Cả một vùng đồng bằng mênh mông vùng ngoại ô TP.Tây Ninh với những cánh đồng lúa trải rộng thẳng tắp, vùng chuyên canh mãng cầu, từng thửa rau xanh mỡ màng như làm nền để tôn lên ngọn núi Bà Đen vốn là “nóc nhà Đông Nam bộ” với độ cao 986m.

Nhìn từ xa, núi Bà Đen lúc nổi bật giữa nền trời xanh, lúc ẩn hiện dưới từng gợn mây bảng lảng lẫn trong sương. Ngọn núi như mê hoặc du khách, gợi những truyền thuyết tâm linh, ẩn chứa nhiều nét đặc trưng văn hóa của một vùng đất Tây Ninh đầy nắng, gió...

Hơn thế, đỉnh núi cao nhất Nam bộ này thường có mây bao phủ, còn là điểm săn mây lý tưởng cho các tay máy chuyên và không chuyên. Có lẽ cũng bởi vậy mà đỉnh núi này còn có tên là Vân Sơn.

* Quy hoạch điểm đến đặc sắc

Với tiềm năng du lịch, Quy hoạch Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen nằm trên địa bàn phường Ninh Sơn, Ninh Thạnh, xã Thạnh Tân thuộc TP.Tây Ninh và một phần của xã Suối Đá, xã Phan thuộc huyện Dương Minh Châu. Quy mô lập quy hoạch Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen là gần 3 ngàn hécta.

Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen là khu du lịch cấp quốc gia gắn với các di tích lịch sử và thắng cảnh cấp quốc gia được bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị; là khu du lịch được xây dựng đồng bộ với các khu chức năng thương mại, du lịch; văn hóa, thể thao; vui chơi giải trí tổng hợp; dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp; phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, thiên nhiên, môi trường sinh thái... phù hợp yêu cầu phát triển, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Dự báo quy mô khách đến tham quan núi Bà Đen vào năm 2025 khoảng 5 triệu lượt khách, đến năm 2035 khoảng 8 triệu lượt khách; quy mô lao động đến năm 2035 khoảng 4 ngàn người, quy mô dân cư trong khu vực quy hoạch khoảng 4 ngàn dân; đến năm 2035, quy mô đất xây dựng các khu chức năng đạt khoảng 1 ngàn hécta.

Theo quy hoạch, tỉnh Tây Ninh sẽ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử, cảnh quan thiên nhiên; phát triển đa dạng các loại hình du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý thế mạnh về du lịch văn hóa - tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và thể thao nhằm thu hút đầu tư, khắc phục tính thời vụ trong khai thác, phát triển du lịch; hướng tới xây dựng Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen trở thành một trung tâm du lịch đặc sắc, có chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao.

Hình thành Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen đồng bộ về dịch vụ du lịch, hạ tầng kỹ thuật và môi trường; kết nối hài hòa với không gian đô thị của TP.Tây Ninh và các khu vực phụ cận, tạo nên một tổng thể đô thị - du lịch mang sắc thái riêng của tỉnh Tây Ninh đối với vùng TP.Hồ Chí Minh và cả nước.

TTXVN

Fansipan là ngọn núi cao nhất bán đảo Đông Dương, và cũng là ngọn núi cao nhất và đẹp nhất với nhiều phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Với diện tích cao 3.143m, chiều dài 280km nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liêm Sơn và cách thị trấn Sapa 9km về phía Tây Nam. Nóc nhà đông dương Fansipan là điểm du lịch mang đến cảm giác lạ cho những ai thích mạo hiểm.

Đỉnh núi được coi là nóc nhà của đông nam á

2. ĐỈNH FANSIPAN NẰM Ở ĐÂU?

  • Fansipan được hình thành vào thời khoảng giáp ranh của hai kỷ Permi -Trias của đại Cổ sinh (Paleozoi) và đại Trung sinh (Mesozoi) tức cách nay 260 - 250 triệu năm.
  • Cách thị trấn Sapa (Lào Cai) khoảng 9km phía Tây Nam, giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam.

Đỉnh núi được coi là nóc nhà của đông nam á

3. NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG FANSIPAN CÓ GÌ?

  • Đoạn đường lên đỉnh núi sẽ làm mê hoặc du khách bởi hệ động vật và cảnh thiên nhiên đẹp say đắm lòng người. Cái mái nhà to và đồ sộ này thu hút du khách bởi ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ, sự bí ẩn đó chính là đỉnh Fansipan.
  • Ngay phía dưới chân núi có nhiều cây to như cây gạo, cây mít, cây cơi mọc dày đặc, có những loại cây to tới 2 đến 3 người ôm không xuể. Ngoài ra, ở đây còn có nhiều loại cây gỗ quý như: ãnh san, thiết sam, thông đỏ… và ngay bên trong rừng có nhiều loại hoa lan, hoa đỗ quyên, hoa lay ơn, làm tô thêm vẻ đẹp hấp dẫn cho núi rừng.
  • Bên cạnh một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, và sắc màu rực rỡ của nhiều loài hoa thì khi ở độ cao 2.400m bạn sẽ tận hưởng được bầu không khí mát mẻ. Lên cao thêm chút nữa thì mây mù không còn nữa, thay vào đó là một bầu trời quang đãng, trong xanh.

Đỉnh núi được coi là nóc nhà của đông nam á

4. THỜI GIAN THÍCH HỢP CHINH PHỤC ĐỈNH FANSIPAN

  • Để chinh phục nóc nhà đông dương Fansipan trước hết bạn phải có sức khỏe thật tốt. Thời điểm thích hợp để chinh phục nóc nhà đông dương là tháng 10, tháng 11 hoặc vào tháng 2 và 3. Nhưng tháng 2 là thời điểm thích hợp để chinh phục Fansipan, vì thời điểm này mọi loài hoa đều đua nhau nở rộ.
  • Nhiệt độ lạnh nhất trong năm là tháng 9, 10, 11 vào khoảng 403 độ. Và các tháng 12, 1, 2, 3 nhiệt độ xuống còn 0 độ hoặc thấp hơn và có cả tuyết.

Đỉnh núi được coi là nóc nhà của đông nam á

Đỉnh núi được coi là nóc nhà của đông nam á

Đỉnh núi được coi là nóc nhà của đông nam á

5. CHINH PHỤC NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG FANSIPAN THẾ NÀO?

  • Chuẩn bị chinh phục nóc nhà đông dương, bạn cần phải quan tâm đến yếu tố thời tiết, nó rất quan trọng và ảnh hưởng khá nhiều đến hành trình của bạn. Trời mưa sẽ khó khăn trong việc leo núi, và có rất nhiều vắt...
  • Đỉnh Fansipan là thử thách với những bạn đam mê leo núi, mạo hiểm. Để chinh phục ngọn núi cao nhất Việt Nam bạn cần phải lựa chọn các công ty lữ hành tuy tín, chuyện nghiệp, hoặc thuê người dân bản địa.
  • Trước đây, chinh phục Fansipan thường mất đến 5-6 ngày, giờ đây thời gian tổng cộng cho chuyến đi và về là 3 ngày, hoặc 2 ngày với những người sức khỏe tốt.
  • Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn hình thức chinh phục đỉnh núi bằng cách đi cáp treo. Tại đây có hệ thống cáp treo 3 dây bậc nhất châu Á, chỉ mất 15 phút bạn đã chinh phục được nóc nhà đông dương mà không tốn nhiều sức.

Ảnh: Internet

Tư liệu: tổng hợp

Đang cập nhật khách sạn gần Nóc nhà Đông Dương Fansipan - Sapa

Giải bài tập Câu hỏi 2 - Mục 1 - Tiết học 29 - Trang 104 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Vì sao Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của Việt Nam?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Vì Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao đồ sộ, trong đó có đỉnh Phan-xi-păng (3143m) cao nhất ở nước ta.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 - Xem ngay