Đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn trang 45

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 2017
Môn Thi: NGỮ VĂN LỚP 11
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho bố và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn Phạm Lữ Ân)
Câu 1: (0.5 điểm)Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích và xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn?
Câu 2:(1.0 điểm)Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: (1.0 điểm) Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn văn.
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1:(2 điểm)Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm mỗi người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn.
Câu 2. (5,0 điểm) :Vì sao đêm đêm chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam lại cố thức chờ đợi đoàn tàu chạy qua nơi phố huyện? Hãy phân tích ý nghĩa của việc chờ đợi tàu của chị em Liên.

-(Hết)
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm, thí sinh không sử dụng tài liệu)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn- Khối 11
Thời gian: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/Phương thức nghị luận (0.25đ)
Câu chủ đề: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn (0.25đ)
Mức đầy đủ: Hs trả lời như nội dung trên .
Mức không tính điểm: không trả lời hoặc câu trả lời khác.
Câu 2
Nội dung: Mỗi người đều có giá trị riêng và cần biết trân trọng những giá trị đó.
Mức đầy đủ: HS trả lời đầy đủ như nội dung trên (1.0 điểm)
Mức không đầy đủ : Hs hiểu nhưng diễn đạt chưa rõ ràng hoặc diễn đạt còn thiếu (0,25 điểm)
Mức không tính điểm: không trả lời hoặc câu trả lời khác.
Câu 3
Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.
Mức đầy đủ: Hs trả lời như nội dung trên (0.5 điểm)
Mức không đầy đủ : Hs chỉ nêu được 1 ý hoặc nêu chung chung, không rõ ràng (0,25 điểm)
Mức không tính điểm: không trả lời hoặc câu trả lời khác.
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1:(2 điểm)Có thể trình bày một số quan điểm:

ÝNội dungBiểu điểm
1+ Khẳng định mỗi người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn
1 điểm
2+ Nhận thức được rằng mỗi người có một giá trị riêng vì vậy không nên mặc cảm, tự ti khi thua kém về mặt nào đó.
1 điểm


Mức đầy đủ: Hs trả lời như nội dung trên (1 điểm cho mỗi ý)
Mức không đầy đủ : Hs hiểu nhưng chưa diễn đạt rõ ràng như trên (0,5điểm)
Mức không tính điểm: không trả lời hoặc câu trả lời khác.

Câu 2. (5,0 điểm) :

ÝNội dungBiểu điểm
1Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Thạch Lam là nhà văn có sở trường ở thể loại truyện ngắn.Ông thường viết về những người dân nghèo sống mòn mỏi, bế tắc ở những phố huyện nghèo nàn xơ xác bằng sự cảm thương s u sắc. Đọc truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam, chúng ta không thể quên cảnh chị em Liên đêm đêm thức đợi đoàn tàu chạy qua phố huyện .
0.5 điểm
2Khái quát về Hai đứa trẻ trong truyện ngắn:
Hai đứa trẻ là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Toàn bộ bức tranh cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện được miêu tả qua cái nhìn và cảm nhận của Liên.
Cũng giống như những người d n nơi phố huyện, hai đứa trẻ không được nhà văn miêu tả ngoại hình. Những con người đáng thương tội nghiệp nơi đ y bị bóng tối che khuất gương mặt đời của họ. Liên là kiểu nhân vật tâm trạng trong sáng tác Thạch Lam, nhân vật ít hành động mà đầy ắp suy tư rung cảm. Đặc biệt trong đoạn cuối cùng của tác phẩm hai chị em Liên đã chờ đợi chuyến tàu qua phố huyện nghèo với nhiều ý nghĩa.
0.5 điểm
3Hai chị em Liên đêm đêm cố thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về vì:
Chuyến tàu là hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Liên và An muốn nhìn chuyến tàu là muốn nhìn thấy một thế giới hoàn toàn khác với sự phẳng lặng tẻ nhạt, đơn điệu mà chúng đang sống.
Con tàu còn mang đến thế giới của kỉ niệm, đánh thức dậy trong hai chị em những kí ức về Hà Nội- nơi mà ở đó chúng đã có những ngày đẹp đẽ
-Nhìn thấy đoàn tàu không chỉ đơn thuần là một hành động thoả mãn thị giác mà nó còn lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn chị em Liên bằng hoài niệm và những ước mơ, phần nào làm bớt đi sự tẻ nhạt trong cuộc sống hằng ngày của hai đứa trẻ
2 điểm
4Ý nghĩa:
Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với các toa đèn sáng trưng là nỗi khát khao chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn, ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.
Đó cũng là tình cảm nh n đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của con người.
1.5 điểm
5
Đánh giá:
Liên là một nhân vật vừa đậm chất hiện thực vừa đậm chất trữ tình được xây dựng qua ngòi bút tài hoa của Thạch Lam. Thể hiện khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, gợi tả những xúc động, những biến thái mơ hồ, mong manh tinh tế trong tâm hồn con người. Nhân vật hầu như ít hành động mà đầy ắp suy tư rung cảm. Hai đứa trẻ thực sự như một bài thơ để lại cảm xúc vấn vương, man mác trong lòng người đọc. rong hoàn cảnh xã hội
Xã hội đầy rẫy những bất công, mâu thuẫn, ngòi bút Thạch Lam vẫn biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn con người. Điều đó chứng tỏ Thạch Lam là một tâm hồn giàu yêu thương, giàu lòng nhân hậu với con người.
0.5 điểm

Xem thêm : HAI ĐỨA TRẺ

Bài viết gợi ý:

1. Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao

2. Đề thi thử THPT QG môn văn liên hệ tiếng sáo trong Vợ Chồng A Phủ và bát cháo hành trong Chí Phèo

3. Giáo án bài Người trong bao soạn theo 5 hoạt động

4. Phân tích Chí Phèo để chứng minh nhận định :Điển hình văn học như một người lạ mặt quen biết

5. Đề thi học sinh giỏi môn văn : Khát vọng sống trong Hai đứa trẻ và Chí Phèo

6. Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

7. Giáo án Hạnh phúc của một tang gia soạn theo 5 hoạt động