Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ nhằm mục đích

ĐỀ ÁNĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ(Ban hành kèm theo Quyết định số 171/2004/QĐ-TTgngày 28 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ)MỞ ĐẦUI. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN NAY1. Những đổi mới bước đầu 2. Những yếu kém và nguyên nhânII. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢNLÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ1. Mục tiêu 2. Quan điểm3. Nguyên tắcIII. CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ1. Hoàn thiện cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ2. Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ3. Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ4. Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học và công nghệ5. Phát triển thị trường công nghệ6. Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệIV. TỔ CHỨC THỰC HIỆNMỞ ĐẦUKhoa học và công nghệ là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vàphát triển bền vững đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định vai trò then chốt củacách mạng khoa học và kỹ thuật. Trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới,nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển khoa họcvà công nghệ đã được ban hành: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII (1996); Kếtluận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX (2002); Luật Khoa học và Công nghệ (2000);Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 (2003); và nhiều chínhsách cụ thể khác về xây dựng tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là sự cố gắng của đội ngũ cán bộ khoa họcvà công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ đã có bước chuyển biến, đạt được một sốtiến bộ và kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm anninh, quốc phòng của đất nước.Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ của nước ta hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tếquốc tế và sự phát triển kinh tế tri thức trên thế giới. Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra nhữnghạn chế cơ bản của hoạt động khoa học và công nghệ hiện nay là: "Chưa thực sự gắn kết vớinhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế, xã hội; chậm đưa vào ứng dụng những kết quảđã nghiên cứu được; trình độ khoa học và công nghệ của ta còn thấp nhiều so với các nướcxung quanh; năng lực tạo ra công nghệ mới còn rất có hạn. Các cơ quan nghiên cứu khoa họcchậm được sắp xếp cho đồng bộ, còn phân tán, thiếu phối hợp, do đó đạt hiệu quả thấp. Cácviện nghiên cứu và các doanh nghiệp, các trường đại học chưa gắn kết với nhau. Việc đầu tưxây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật thiếu tập trung và dứt điểm cho từng mục tiêu. Cán bộkhoa học và công nghệ có trình độ cao tuy còn ít, song chưa được sử dụng tốt."Mục tiêu của Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 là: "Tậptrung xây dựng nền khoa học và công nghệ nước ta theo hướng hiện đại và hội nhập, phấnđấu đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực vào năm 2010, đưa khoa học và công nghệthực sự trở thành nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước."Để đạt được mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ nước ta đến năm 2010, phải đổi mớimạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, tạo bước chuyển biến căn bản trong quản lýkhoa học và công nghệ theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ, với yêu cầu chủ động hội nhập kinhtế quốc tế, nhằm nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ; tăngcường và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ.Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ tập trung vào các giải pháp chủ yếu: (1)Hoàn thiện cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; (2) Đổimới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ; (3) Đổi mới cơ chế,chính sách đầu tư tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ; (4) Đổi mới cơ chế quảnlý nhân lực khoa học và công nghệ; (5) Phát triển thị trường công nghệ; (6) Hoàn thiện cơchế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.I. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN NAY1. Những đổi mới bước đầuCùng với quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, trong những năm qua, cơ chế quản lý khoa học vàcông nghệ từng bước được đổi mới và đạt được một số kết quả bước đầu.Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đổi mới theohướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát hơn các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cácchương trình, đề tài Nhà nước được bố trí tập trung hơn, khắc phục một bước tình trạng phântán, dàn trải, cân đối hơn giữa khoa học tự nhiên và công nghệ với khoa học xã hội và nhânvăn. Cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theonguyên tắc cạnh tranh, dân chủ, bình đẳng và công khai bước đầu được áp dụng, góp phầnnâng cao chất lượng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ đã từng bước được đổi mới theo hướngxã hội hoá và gắn kết với sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phầnkinh tế có quyền thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ. Phạm vi hoạt động của các tổchức này được mở rộng từ nghiên cứu, đào tạo, đến sản xuất và dịch vụ khoa học và côngnghệ. Đã xuất hiện nhiều tổ chức khoa học và công nghệ ngoài nhà nước, nhiều cơ sở sảnxuất trong các viện nghiên cứu, trường đại học, góp phần đưa nhanh kết quả nghiên cứu vàosản xuất.Cơ chế, chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ đã được đổi mới theo hướng tăngdần tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước và đa dạng hoánguồn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Việc cấp kinh phí đến nhà khoa học đã đượccải tiến một bước trên cơ sở tuyển chọn theo nguyên tắc cạnh tranh và giảm bớt các khâutrung gian không cần thiết. Quyền tự chủ về tài chính bước đầu được triển khai áp dụng đốivới các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.Cơ chế quản lý nhân lực được đổi mới theo hướng mở rộng hơn quyền chủ động cho cán bộkhoa học và công nghệ trong việc ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ, trong hoạt động kiêm nhiệm và hoạt động hợp tác quốc tế. Chế độ hợp đồng lao độngđã được mở rộng hơn đối với các tổ chức khoa học và công nghệ. Đã áp dụng một số hìnhthức tôn vinh, khen thưởng đối với cán bộ khoa học và công nghệ.Các thể chế hỗ trợ cho phát triển thị trường công nghệ đã bước đầu được hình thành. Các quyđịnh pháp lý về hợp đồng khoa học và công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ, sở hữutrí tuệ đã được ban hành tạo điều kiện cho việc thương mại hoá các thành quả khoa học vàcông nghệ. Chợ công nghệ - thiết bị đã được tổ chức ở nhiều địa phương và ở phạm vi quốcgia, hình thành kênh giao dịch thị trường thúc đẩy hoạt động mua bán thiết bị và các sảnphẩm khoa học và công nghệ.Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đã được cải tiếnmột bước thông qua việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ và tráchnhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương.Những kết quả đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ vừa qua đã góp phần tạo nênthành tựu chung của nền khoa học và công nghệ được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IXđánh giá “... khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ chuyển biến tíchcực, gắn bó hơn với phát triển kinh tế, xã hội."2. Những yếu kém và nguyên nhânMặc dù đã có những tiến bộ nhất định, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta hiệnnay còn chưa được đổi mới cơ bản, còn chưa phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ trong xu thế toàn cầu hoá vàhội nhập kinh tế quốc tế.Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự xuất pháttừ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chưa định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cácngành, các cấp trong việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thiếu cơ chế hữu hiệukhắc phục tình trạng trùng lặp nhiệm vụ khoa học và công nghệ giữa các ngành, các cấp, cácđịa phương. Tiêu chuẩn lựa chọn và việc lựa chọn chuyên gia tham gia các hội đồng tư vấnđể xác định, tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đánhgiá kết quả nghiên cứu còn bất cập. Công tác đánh giá kết quả nghiên cứu chưa tương hợpvới chuẩn mực quốc tế.Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ chưa phù hợp với đặc thù của lao độngsáng tạo và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thiếu quy hoạch các tổchức khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học vàcông nghệ trọng điểm và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Các tổ chức khoa học và côngnghệ của Nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhânlực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo và gắn kết giữa nghiên cứu, đàotạo và sản xuất, kinh doanh. Chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng vàhiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ nói chung và các tổ chức khoa học và côngnghệ nói riêng.Cơ chế, chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhânhoạt động khoa học và công nghệ. Cơ chế tài chính còn chưa tạo ra sự tự chủ cao đối với cáctổ chức khoa học và công nghệ. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệcòn dàn trải, thiếu tập trung cho các lĩnh vực, công trình trọng điểm. Thiếu biện pháp hữuhiệu để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ.Thiếu các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm để khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ caovào sản xuất, kinh doanh.Cơ chế quản lý cán bộ khoa học và công nghệ chưa tạo động lực để phát huy năng lực sángtạo của cán bộ khoa học và công nghệ. Chậm chuyển đổi từ chế độ công chức sang chế độviên chức và hợp đồng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển và đổi mới cán bộ.Thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể xây dựng và nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học vàcông nghệ đầu ngành và các tập thể khoa học và công nghệ mạnh. Chế độ tiền lương còn bấthợp lý, không khuyến khích cán bộ toàn tâm với sự nghiệp khoa học và công nghệ. Chưa cócác chính sách cụ thể khuyến khích mạnh lực lượng khoa học và công nghệ ngoài nước thamgia đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước.Thị trường công nghệ còn nhỏ bé, chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưuthông các kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế do thiếu nhiều tác nhân quan trọng, các yếu tốcấu thành thị trường và các quy định pháp lý cần thiết.Phần lớn các kết quả nghiên cứu còn dừng ở phạm vi phòng thí nghiệm, chưa tạo ra đượcnhiều công nghệ hoàn chỉnh có thể thương mại hoá. Chưa chú trọng việc mua sáng chế côngnghệ của các nước tiên tiến để đổi mới công nghệ.Quy định về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ chưa khuyến khích các tổ chứcthực hiện nghiên cứu quan tâm khai thác, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu được tạo rabằng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ thấp. Nănglực của các tổ chức trung gian, môi giới công nghệ còn yếu chưa thật sự đáp ứng vai trò cầunối giữa cung và cầu.Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ còn chưa đổi mới kịp với yêu cầu chuyển sangkinh tế thị trường. Thiếu cơ chế cụ thể để điều phối hoạt động quản lý nhà nước về khoa họcvà công nghệ. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạtđộng khoa học và công nghệ còn thiếu, chưa cụ thể, thiếu đồng bộ, lạc hậu so với thực tiễn,nhiều quy định không khả thi. Thiếu phân công, phân cấp rõ ràng về quyền hạn và tráchnhiệm giữa các Bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương.Những yếu kém nêu trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:Một là, quan điểm khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực phát triển đất nước đãđược khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng, nhưng chưa được quán triệt đầy đủ đểchuyển thành hành động thực tế của các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương trongxây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương,chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển khoa học và công nghệ chậm được thể chếhoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng nhu cầu đổi mới trong thực tiễn; lãnh đạocác cấp thiếu kiên trì, kiên quyết trong tổ chức và chỉ đạo thực hiện đổi mới quản lý khoa họcvà công nghệ.Hai là, chậm đổi mới tư duy, phương pháp quản lý khoa học và công nghệ trong điều kiệnchuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.Chưa làm rõ trách nhiệm của Nhà nước về đầu tư phát triển đối với một số hoạt động khoahọc và công nghệ như nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu mang tính công ích, nghiên cứu chiếnlược, chính sách phát triển v.v...; chưa có cơ chế, chính sách phù hợp đối với các hoạt độngkhoa học và công nghệ cần và có thể vận dụng cơ chế thị trường như hoạt động nghiên cứuứng dụng và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ.Chưa tách biệt quản lý hành chính nhà nước với hoạt động sự nghiệp dẫn đến tình trạng cáccơ quan quản lý nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ. Thiếu cơ chế hữu hiệu về thanh tra, kiểm tra và quy định trách nhiệm rõ ràngtrong hoạt động khoa học và công nghệ.Ba là, chưa coi trọng tổng kết thực tiễn các điển hình tiên tiến. Trong những năm gần đây,với sự năng động sáng tạo của các tổ chức khoa học và công nghệ, đã xuất hiện nhiều điểnhình tốt về gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất, nhưng chưa được tổng kết kịpthời để nhân rộng.Bốn là, cơ chế quản lý kinh tế hiện nay còn duy trì sự bao cấp gián tiếp của Nhà nước thôngqua các ưu đãi, độc quyền trong nhiều lĩnh vực, khiến cho các doanh nghiệp nhà nước ít quantâm đến nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Nănglực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp còn bất cập, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học vàcông nghệ trong các doanh nghiệp làm cầu nối cho ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sảnxuất. Hệ thống tài chính, tiền tệ kém phát triển cũng không tạo điều kiện cho doanh nghiệp tựhuy động được nguồn vốn để đầu tư cho khoa học và công nghệ.II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢNLÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ1. Mục tiêua) Mục tiêu chung:Từ nay đến năm 2010, tiếp tục đổi mới, tạo bước chuyển biến cơ bản trong quản lý khoa họcvà công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với yêu cầu chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế và đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ, nhằm nângcao rõ rệt chất lượng, hiệu quả hoạt động và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ,phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển bền vững với tốc độ nhanh của đất nước.b) Mục tiêu cụ thể:Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện đổi mới cơ chế quản lý khoahọc và công nghệ.Hoàn thiện cơ chế xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn vớinhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cơ chế đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ dựatrên tiêu chuẩn chất lượng khoa học và hiệu quả kinh tế - xã hội.Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ cônglập; hoàn thành việc thí điểm và tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng việc chuyển các tổchức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp.Phấn đấu đạt tỷ lệ 50/50 giữa kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ từ nguồn kinh phíngân sách nhà nước và nguồn ngoài ngân sách nhà nước trên cơ sở áp dụng các biện pháphữu hiệu đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ; đổi mới cơbản cơ chế tài chính tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.Hoàn thành cơ bản các thể chế hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ, thúc đẩy mua bán,chuyển giao và đổi mới công nghệ.Thực hiện các chính sách trọng dụng, tôn vinh nhân tài trong hoạt động khoa học và côngnghệ.Thực hiện cải cách hành chính, phân công, phân cấp và nâng cao vai trò điều phối của Chínhphủ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và côngnghệ.2. Quan điểmViệc đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ cần thực hiện theo các quan điểm sauđây:a) Chuyển mạnh quản lý khoa học và công nghệ từ cơ chế hành chính, bao cấp sang cơ chếthị trường; tách biệt quản lý giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thốngkhoa học và công nghệ.b) Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo môi trường bình đẳng cho mọi tổ chức, cá nhân hoạt động khoahọc và công nghệ.c) Gắn kết chặt chẽ sản xuất, kinh doanh với nghiên cứu, đào tạo; doanh nghiệp đóng vai tròlà trung tâm ứng dụng và đổi mới công nghệ.d) Phát huy dân chủ, nâng cao tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trongkhoa học xã hội và nhân văn.đ) Đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế hoạt động khoa học và công nghệ, tiếp thu có chọnlọc tri thức khoa học, chuyển giao công nghệ, thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triểnkhoa học và công nghệ.3. Nguyên tắcViệc đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ trong thời gian tới phải đảm bảo cácnguyên tắc chủ yếu sau:a) Bảo đảm sự đồng bộ giữa đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ với đổi mới cơchế quản lý kinh tế, xã hội.b) Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách rõ ràng và nhất quán, bảo đảm sự điều hoà, phốihợp, phân công, phân cấp và quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn giữa các Bộ, ngành, địaphương trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.c) Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, tạo độnglực mạnh mẽ về vật chất và tinh thần cho các tổ chức và cá nhân hoạt động khoa học và côngnghệ trong điều kiện kinh tế thị trường.d) Lấy chất lượng khoa học - công nghệ và hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếuđể đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ; tiến tới các tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế.đ) Bảo đảm tính khả thi, coi trọng tổng kết thực tiễn trong quá trình thực hiện.III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ1. Hoàn thiện cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệCơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải xuất phát từnhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, của các ngành, địa phương ở mỗi thời kỳ.a) Phân công, phân cấp rõ ràng trong xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học vàcông nghệChính phủ quyết định các định hướng phát triển khoa học và công nghệ trọng điểm làm cơ sởxác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước, có tầm quan trọng quốc gia, mangtính liên ngành và dài hạn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và nângcao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định các nhiệmvụ khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, các nhiệm vụ khoa học - công nghệphục vụ trực tiếp cho sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Bộ Khoa học và Công nghệ chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vàcơ quan liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ này,lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định nhiệm vụ khoa học và côngnghệ phục vụ trực tiếp mục tiêu phát triển của mình, không trùng lặp với nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ cấp nhà nước. Cơ quan quản lý khoa học và công nghệ thuộc Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan xây dựng và tổchức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý.Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ chủ yếu mang tính ứng dụng, phục vụ trực tiếp mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội của địa phương. Cơ quan quản lý khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụkhoa học và công nghệ của địa phương.Các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thuộc mọi thành phầnkinh tế tham gia xây dựng và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước, tựchủ trong việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tổ chức mình.Tăng cường sự điều phối của Chính phủ trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệmvụ khoa học và công nghệ để tránh sự chồng chéo và trùng lặp. Bộ Khoa học và Công nghệgiúp Chính phủ tổ chức thực hiện việc điều phối này.