Đơn vị nào được kinh doanh bảo hiểm sức khỏe

Bảo hiểm sức khỏe sẽ hỗ trợ chi trả chi phí cho các trường hợp bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe. Vậy bảo hiểm sức khỏe gồm những nghiệp vụ bảo hiểm nào?

Theo Khoản 20, Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010, Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”. 

Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm rất phổ biến hiện nay, được cung cấp bởi rất nhiều công ty bảo hiểm. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm sức khỏe gồm 3 nghiệp vụ bảo hiểm: Bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế thương mại và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe. Mỗi một nghiệp vụ bảo hiểm có những đặc điểm khác nhau. 

Bảo hiểm tai nạn con người

Bảo hiểm tai nạn con người là nghiệp vụ bảo hiểm cam kết thanh toán cho người được bảo hiểm [người thụ hưởng] các khoản tiền khi xảy ra tai nạn bất ngờ bị tử vong hoặc thương tật thân thể.

Phạm vi bảo hiểm:

  • Người tham gia bảo hiểm bị tử vong hoặc thương tật do tai nạn bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn, bị tác động từ bên ngoài lên thân thể người được bảo hiểm
  • Người tham gia bảo hiểm bị tử vong hoặc thương tật do có hành động cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân và tham gia chống lại các hành động phạm pháp.

Các sản phẩm về bảo hiểm tai nạn con người phổ biến tại Việt Nam hiện nay :

  • Bảo hiểm tai nạn con người 24/24
  • Bảo hiểm tai nạn hành khách
  • Bảo hiểm học sinh

Bảo hiểm tai nạn con người

Bảo hiểm y tế thương mại

Bảo hiểm y tế thương mại thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe là sản phẩm bảo hiểm được các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai nhằm bảo đảm chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm trong các trường hợp như:

  • Bị ốm đau bệnh, bệnh tật, thai sản…
  • Người được bảo hiểm bị tử vong và thanh toán các chi phí y tế khi bị tai nạn phải điều trị.

Lưu ý:

  • Bảo hiểm y tế thương mại có thể được các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai kết hợp với bảo hiểm tai nạn trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
  • Bảo hiểm y tế chỉ được thanh toán khi người được bảo hiểm được chỉ định điều trị [nội trú và hoặc ngoại trú].
  • Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không thanh toán nếu chỉ phát sinh chi phí khám bệnh mà không phải điều trị.

Hiện nay bảo hiểm y tế thương mại có thể được kinh doanh với nhiều loại nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau tại các doanh nghiệp như:

  • Gói bảo hiểm sức khỏe
  • Gói bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật
  • Gói bảo hiểm hỗ trợ nằm viện
  • Gói bảo hiểm hỗ trợ phẫu thuật
  • Gói bảo hiểm hỗ trợ chi phí y tế
  • Gói bảo hiểm bệnh hiểm nghèo

⇒ Top 3 công ty có bảo hiểm sức khỏe và tai nạn tốt nhất

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe là một chương trình kết hợp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức, đơn vị liên quan [các cơ sở khám bệnh, ngân hàng, tổ chức, doanh nghiệp…] mục đích thanh toán các chi phí khám bệnh.

Khi tham gia bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, người được bảo hiểm sẽ được hưởng lợi ích như:

  • Được tự do lựa chọn cơ sở y tế cho việc khám chữa bệnh.
  • Không phải thanh toán cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc thuộc hệ thống thanh toán trực tiếp: Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ xác nhận hoặc thông qua thẻ tín dụng mà doanh nghiệp phát hành để thanh toán.
  • Nếu người được bảo hiểm khám chữa bệnh tại cơ sở theo yêu cầu, ngoài hệ thống cơ sở y tế thì doanh nghiệp sẽ hoàn trả các chi phí khám chữa bệnh theo hóa đơn tại cơ sở đó. 

Phạm vị bảo hiểm:

  • Chi trả chi phí khám bệnh, chẩn đoán xét nghiệm, siêu âm, chụp phim [X - quang và chụp cắt lớp] định kỳ và bất thường, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khẩn cấp… trong nước và quốc tế.
  • Chi trả các chi phí cấp cứu điều trị, phẫu thuật, nằm viện, thuốc men, các thiết bị y tế hỗ trợ… khi bị ốm đau bệnh tật, chăm sóc thai sản.
  • Điều trị ngoại trú do đau ốm, bệnh tật; chi phí y tế do tai nạn; tử vong, tàn tật do ốm đau, bệnh tật; tử vong/thương tật vĩnh viễn do tai nạn; vận chuyển cấp cứu y tế, khám thai sản và nha khoa; trợ cấp mất giảm thu nhập.

Trên đây là những nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe. Qua đó chắc hẳn bạn đã nắm rõ các nghiệp vụ chính và tác dụng của bảo hiểm sức khỏe. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và ngược lại. Đây là quy định tại Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

Bên cạnh đó, Nghị định quy định, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm [doanh nghiệp bảo hiểm], chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài [chi nhánh nước ngoài] được phép hoạt động theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật kinh doanh bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe. Chi nhánh nước ngoài chỉ được kinh doanh các nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được kinh doanh theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

Ngoài ra, Nghị định quy định doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được quyền chủ động bán sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức: trực tiếp; thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm; thông qua đấu thầu; thông qua giao dịch điện tử và các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được bán sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong Giấy phép. Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

Nghị định cũng nêu rõ, việc mua, bán bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu phải tuân thủ các quy định pháp luật về đấu thầu và quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm./.

Theo TTXVN

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và ngược lại.

Đây là quy định tại Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm [doanh nghiệp bảo hiểm], chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài [chi nhánh nước ngoài] được phép hoạt động theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật kinh doanh bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.

Chi nhánh nước ngoài chỉ được kinh doanh các nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được kinh doanh theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

Không được ép mua bảo hiểm 

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được quyền chủ động bán sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức: trực tiếp; thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm; thông qua đấu thầu; thông qua giao dịch điện tử và các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được bán sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong Giấy phép.

Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

Nghị định nêu rõ, việc mua, bán bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu phải tuân thủ các quy định pháp luật về đấu thầu và quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.

Theo [BaoChinhPhu]

Mục lục bài viết

  • 1. Kinh doanh bảo hiểm là gì?
  • 2. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
  • 3.Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
  • 4. Quy định về bán sản phẩm bảo hiểm
  • 5.Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

1. Kinh doanh bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm là một thỏa thuận hợp pháp mà thông qua đó một cá nhân hay tổ chức [Người tham gia bảo hiểm] sẽ chấp nhận đóng một khoản tiền chắc chắn [phí bảo hiểm] cho một doanh nghiệp khác [công ty bảo hiểm] để đổi lấy những chắc chắn về chi phí trả khi có một sự kiện trong hợp đồng xuất hiện. Ngày nay bạn có thể mua bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe,…

Kinh doanh bảo hiểm là công việc của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đấy công ty bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và ngược lại. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh công ty vụ bảo hiểm sức khỏe. Chi nhánh nước ngoài chỉ được kinh doanh các nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được kinh doanh theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Công ty bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động theo các thông tin quy định.

Chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm là công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm đứng ra lập quỹ bảo hiểm từ nguồn thu phí bảo hiểm của người tham dự bảo hiểm, quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm để chi trả hoặc bồi thường bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng khi có sự kiện bảo hiểm.

Cho dù kinh doanh bảo hiểm là một quan hệ được cài đặt trên cơ sở hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên tham gia bảo hiểm. Tuy vậy để thiết lập được quan hệ hợp đồng bảo hiểm ngoài việc các bên trực tiếp cài đặt quan hệ còn có các chủ thể khác tham gia để giúp cho các bên cài đặt được quan hệ bảo hiểm gốc là đại lý bảo hiểm, công ty môi giới bảo hiểm. Trong kinh doanh bảo hiểm ngoài sự kết nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người mua bảo hiểm còn có các quan hệ bảo hiểm phái sinh là quan hệ kinh doanh tái bảo hiểm.

Căn cứ Điều 59 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 [được sửa đổi, bổ sung bởi Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010] có quy định về các tổ chức kinh doanh bảo hiểmnhư sau:

Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

1. Công ty cổ phần bảo hiểm;

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;

3. Hợp tác xã bảo hiểm;

4. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.”

Về nội dung hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động theo các nội dung quy định.

– Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và ngược lại.

– Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.

– Chi nhánh nước ngoài chỉ được kinh doanh các nghiệp vụ, sảnphẩmbảo hiểm; mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được kinh doanh; theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

2. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

– Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm:

Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

a] Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định của Luật doanh nghiệp;

b] Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốnủythác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác đểtham gia góp vốn;

c] Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

d] Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủsở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

đ] Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoánthì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan cóthẩm quyềnchấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.

– Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập:

a] Có vốn điều lệ đã góp [đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm], vốn đượccấp[đối với chi nhánh nước ngoài] không thấp hơn mức vốn pháp định;

b] Có loại hình doanh nghiệp, Điều lệ công ty [đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm], Quy chế tổ chức và hoạt động [đối với chi nhánh nước ngoài] phù hợp với quy định pháp luật liên quan

c] Có người quản trị, điều hành dự kiến đáp ứng quy định pháp luật.

– Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

3.Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

– Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

a] Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;

b] Kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;

c] Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.

– Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

a] Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ [trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí] và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;

b] Kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;

c] Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

– Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.

– Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:

a] Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;

b] Kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;

c] Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.

– Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:

a] Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

b] Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;

c] Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.

– Mức vốn phápđịnhcủa doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

a] Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;

b] Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.

4. Quy định về bán sản phẩm bảo hiểm

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được quyền chủ động bán sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức sau:

  • Trực tiếp;
  • Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;
  • Thông qua đấu thầu;
  • Thông qua giao dịch điện tử;
  • Các hình thức khác phù hợp với quy định phápluật.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được bán sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong Giấy phép.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

– Việc mua, bán bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu; phải tuân thủ các quy định pháp luậtvề đấu thầu và quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.

5.Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm

– Bộ Tài chính ban hành các quy tắc; điều khoản bảo hiểm; mức phí bảo hiểm; sốtiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.

– Các sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủquyếtđịnh thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng.

– Các sảnphẩmthuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sứckhỏe; phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khitriển khai.

– Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:

  • Đối với các sảnphẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính trước khi triển khai.
  • Đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khác, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài được phép chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.

– Quy tắc, điều khoản, biểu phído doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng phải bảo đảm:

  • Tuân thủ pháp luật; phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, vănhóa và phong tục, tập quán của Việt Nam;
  • Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu.
  • Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi; và các rủi ro được bảo hiểm; quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm,…
  • Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả năng thanh toán.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệmtuân thủ đúng quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được phê chuẩn hoặc đăng ký với Bộ Tài chính.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải công bố các sản phẩm bảo hiểm được phép triển khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểmhoặc các lĩnh vực khác liên quanHãy gọi ngay:1900.6162để đượcLuật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến.

-----------------------------------------

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Video liên quan

Chủ Đề