Dự đoán điểm chuẩn đại học năm 2022

Cán bộ làm công tác thi hướng dẫn thí sinh sơ đồ phòng thi tại Trường THPT Ngô Quyền [TP Biên Hòa, Đồng Nai] trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 - Ảnh: A LỘC

Theo Bộ GD-ĐT, năm 2022 các trường đại học thực hiện tự chủ trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật và quy chế, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT; thực hiện tuyển sinh theo đề án của trường, bảo đảm công bằng cho các nhóm đối tượng và các phương thức. Năm nay, hầu hết các trường đều sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau như xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, xét học bạ THPT và các phương thức kết hợp khác.

Bộ GD-ĐT khuyến cáo những trường ĐH, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn. Dựa trên cơ sở này, các trường ĐH lớn đã cắt giảm mạnh chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

TS Phan Hồng Hải [hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM]

Chỉ dành 10 - 15% chỉ tiêu xét điểm thi THPT

Có thể thấy các trường đại học ngày càng đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Phần lớn các trường không thay đổi nhiều về các phương thức xét tuyển so với năm trước. Tuy nhiên, tỉ lệ chỉ tiêu giữa các phương thức đã có sự thay đổi rõ rệt ở một số trường.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân là trường cắt giảm mạnh nhất chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Trường dự kiến tuyển khoảng 6.100 chỉ tiêu. Trong đó, xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm đến 80 - 85%, trong khi phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT trường dành chỉ tiêu thấp nhất từ trước đến nay chỉ còn 10 - 15% chỉ tiêu.

Trường ĐH Kinh tế - luật [ĐH Quốc gia TP.HCM] tuyển sinh theo 6 phương thức và đa dạng hình thức xét tuyển vào 45 ngành, chương trình đào tạo ĐH chính quy. Trong đó, phương thức 3 - xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, trường dành 30 - 60% tổng chỉ tiêu.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm nay giữ ổn định sáu phương thức xét tuyển như năm trước nhưng phân bổ lại chỉ tiêu cho từng phương thức: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế [chỉ tiêu 1% theo ngành]; xét tuyển học sinh giỏi [20% theo ngành]; xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn [40% theo ngành]; xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022 [10% theo ngành]; xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 [chỉ tiêu còn lại]...

Đánh giá toàn diện năng lực thí sinh

Không chỉ cắt giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm thi THPT, nhiều trường còn thêm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với xét tuyển phương thức này. Trường ĐH Kinh tế quốc dân đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường theo phương thức xét điểm thi THPT dự kiến là 20 điểm [gồm điểm ưu tiên]. Trường ĐH Kinh tế - luật [ĐH Quốc gia TP.HCM] cũng kèm theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tổ hợp các môn xét tuyển phải đạt từ 18 điểm trở lên.

Tương tự, Trường ĐH Công nghệ thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM] xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 22 điểm [cho tất cả các ngành và tổ hợp xét tuyển].

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến cũng chỉ tuyển 10 - 20% chỉ tiêu theo kết quả thi THPT cho một số chương trình đào tạo. Trường còn đưa ra thêm điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào là thí sinh phải có điểm trung bình chung sáu học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7 trở lên [hoặc tổng điểm trung bình sáu học kỳ của ba môn học từ 42 trở lên]. Riêng phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy, trường dành đến 60 - 70% tổng chỉ tiêu.

PGS.TS Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cho hay từ năm 2022 nhà trường cũng dự kiến tuyển sinh theo hình thức kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh bao gồm: năng lực học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn.

"Dự kiến phương thức này sẽ là phương thức chủ đạo trong tuyển sinh của trường từ năm 2022. Cụ thể, năng lực học tập bao gồm: kết quả học THPT, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực... và các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tuyển sinh quốc tế. Trong đó, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực là một thành tố quan trọng khi thí sinh trúng tuyển bằng kết quả kỳ thi này đang thể hiện tốt năng lực học tập tại trường. Như vậy, điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ là một trong các điều kiện để xét tuyển vào trường", ông Thắng nói.

Tương tự, nhiều trường tốp trên đều đã công bố tăng mạnh chỉ tiêu xét điểm thi năng lực trong tuyển sinh năm nay. Trường ĐH Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM] tuyển theo bảy phương thức, trong đó dành đến 70% chỉ tiêu xét kết quả thi năng lực.

"Riêng phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, trường chỉ dành 15 - 50% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành. Những năm gần đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT chủ yếu hướng tới mục tiêu xét tốt nghiệp. Bên cạnh đó, do dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến việc học của học sinh lớp 12 nên Bộ GD-ĐT ra đề có phần nhẹ nhàng hơn, nên để phân loại thí sinh để xét tuyển bằng điểm thi THPT không cao. Việc điều chỉnh tỉ lệ chỉ tiêu phương thức xét điểm thi THPT theo hướng giảm nhằm phân loại thí sinh tốt hơn, tuyển đúng đối tượng và đảm bảo chất đầu vào", ThS Phùng Quán - trưởng phòng thông tin truyền thông nhà trường - chia sẻ.

Đảm bảo quyền lợi cho học sinh vùng sâu, vùng xa

TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cho rằng các trường ĐH thực hiện tự chủ tuyển sinh và ngày càng sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác ngoài kết quả thi THPT như ưu tiên xét tuyển, đánh giá năng lực...

"Năm nay, trường chúng tôi dự kiến tuyển sinh theo 6 phương thức, trong đó xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2022 để tạo cơ hội cho thí sinh phía Bắc có tham gia kỳ thi này được xét tuyển vào trường. Đồng thời, đối với xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2022, trường cũng sẽ dành ít nhất 45% chỉ tiêu vì thực tế số thí sinh xét tuyển vào trường ở khu vực nông thôn, vùng xa khá nhiều, phần lớn các em này chỉ tham gia phương thức xét điểm thi THPT", ông Hạ cho hay.

Tuyển sinh đại học 2022: Ưu tiên hoạt động xã hội, văn thể mỹ...

TRẦN HUỲNH

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT [ảnh minh họa]

Điểm chuẩn tăng phi mã

Mùa tuyển sinh 2021 chứng kiến hiện tượng điểm chuẩn tăng “phi mã” ở một số ngành học. Mức tăng nằm ngoài tưởng tượng, dự đoán trước đó của nhiều người, ngành “tăng nhẹ” ở mức 3 - 4 điểm, còn tăng mạnh thì từ 9 đến 11 điểm.

Thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và hiệu lực của Luật Giáo dục sửa đổi, từ năm 2020, kỳ thi THPT quốc gia được thay thế bằng kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tính chất, mục tiêu của 2 kỳ thi hoàn toàn khác nhau dẫn tới sự phân hóa của đề thi và kết quả đạt của thí sinh cũng hoàn toàn khác nhau.

Kỳ thi THPT quốc gia mang tính chất "2 trong 1", kết quả vừa dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ xét tuyển đại học, cao đẳng nên tính phân hóa của đề thi tốt và rõ nét hơn, nhiều câu hỏi/bài tập mang tính thách thức để tuyển lựa, phân biệt rõ các nhóm học sinh trung bình - khá - giỏi. Còn kỳ thi tốt nghiệp THPT gần như chỉ còn mục tiêu duy nhất làm căn cứ xét tốt nghiệp, đề thi dễ hơn, giới hạn và phạm vi kiến thức hẹp hơn, tính chất phân hóa kém hơn hẳn.

Điều đáng tiếc là mặc dù kỳ thi THPT đã bỏ đi tính chất "2 trong 1" nhưng thực tế các trường đại học, cao đẳng vẫn chưa thể có được giải pháp thay thế khác đủ tin cậy.

Các trường đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh, tăng tỷ lệ tuyển sinh bằng các phương thức khác như: tuyển thẳng bằng giải thưởng học sinh giỏi, tuyển thẳng bằng xét tuyển học bạ, tuyển thẳng bằng xét tuyển kết hợp với chứng chỉ quốc tế, quy đổi điểm chứng chỉ quốc tế thành điểm thi.... nhưng kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn là căn cứ chủ yếu để các trường xét tuyển. Đặc biệt là khi các trường khó tổ chức kỳ thi riêng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 diễn ra vào đúng mùa thi.

Theo thầy Ngọc, hệ quả của việc trên là năm 2020 điểm chuẩn nhiều trường tăng cao đạt tới mức kỷ lục trong lịch sử. Tưởng chừng đó là bài học với các trường và thí sinh, nhưng không, bước sang mùa tuyển sinh năm 2021, kỷ lục về điểm chuẩn liên tục bị phá vỡ, nhiều ngành học lấy trên 30 điểm trúng tuyển.

Ngoài nguyên nhân chính là sự phân hóa của đề thi tốt nghiệp THPT ngày càng kém hơn trước và sự đa dạng trong các phương thức xét tuyển làm giảm tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi, đẩy điểm chuẩn tăng mạnh hơn trước. Còn một nguyên nhân cũng rất quan trọng khác là xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thí sinh.

Do không được tư vấn, thông tin, định hướng một cách đầy đủ, đa số thí sinh chọn ngành nghề hoàn toàn theo cảm tính, phong trào và chỉ tập trung vào một số ít nhóm ngành về Kinh tế, Y - Dược và liên quan tới công nghệ thông tin,... khiến điểm chuẩn tăng rất mạnh, thậm chí cả ở những trường chưa có truyền thống đào tạo hay thế mạnh về những ngành này, vượt xa tương quan so với các ngành khác.

Điều này dẫn đến một hệ quả khác là ngay trong bối cảnh mặt bằng chung của điểm thi và điểm chuẩn tăng mạnh, vẫn có những ngành "mời mãi mà không có thí sinh chịu học", điểm chuẩn gần như sát sàn, thậm chí còn giảm mạnh.

Bài học cho mùa tuyển sinh 2022

Những “cú sốc” về điểm chuẩn đại học năm nay để lại nhiều bài học đắt giá cho học sinh những lứa sau. Với xu hướng điểm chuẩn cao như năm nay, thầy Ngọc cho rằng, lứa thí sinh 2004 tới đây cần lưu ý một số vấn đề.

Thứ nhất, trong tình thế hiện nay, chắc chắn xu hướng đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh vẫn sẽ còn được nhiều trường đại học lựa chọn để chủ động nguồn tuyển trước các biến động. Do đó, các thí sinh cũng phải đa dạng hóa các con đường để vào đại học.

Sau khi đã tìm hiểu và lựa chọn được trường và nhóm ngành mình quan tâm thì cần cân nhắc xem trong số các phương thức tuyển sinh đó thì phương thức nào phù hợp nhất và mang lại lợi thế lớn nhất cho bản thân để lựa chọn. Tốt nhất nên dự phòng từ 2 đến 3 phương thức xét tuyển, miễn sao không quá mâu thuẫn nhau và không tạo ra sự quá tải trong quá trình học và ôn thi.

Thứ hai, với những bạn có năng khiếu đặc biệt ở một số môn học nhất định, có thể tính tới việc tham gia vào các kỳ thi học sinh giỏi ngay từ năm lớp 10 và 11 để đạt giải. Hiện nay, rất nhiều trường đại học, kể cả trường top đầu đều tuyển thẳng hoặc cộng điểm quy đổi tương ứng với giải thưởng cho học sinh đạt giải thưởng HSG từ cấp tỉnh/thành phố trở lên.

Với những bạn năng khiếu ở môn ngoại ngữ, có quá trình học ngoại ngữ được tích lũy lâu dài thì nên hoàn thành việc thi chứng chỉ quốc tế trong năm lớp 11 hoặc trước kỳ I của lớp 12.

Thứ ba, để chủ động việc xét tuyển bằng học bạ hoặc đáp ứng các điều kiện xét tuyển bằng học bạ, ngay từ năm lớp 10, các em cần duy trì đều đặn việc học thật tốt, ưu tiên các môn học trong khối thi chính dùng để xét tuyển đại học nhưng cũng phải bảo đảm hoàn thành các yêu cầu tối thiểu ở các môn học còn lại.

Thứ tư, nếu thí sinh sử dụng các kết quả thi để xét tuyển, hãy nhớ rằng dù thi tốt nghiệp THPT hay kỳ thi đánh giá năng lực riêng của các trường đại học thì nền móng quan trọng nhất vẫn phải là dựa trên học thật, hiểu thật và có năng lực thật. Thay vì sa đà vào việc học các công thức tính nhanh, các mẹo tắt, hãy dành thời gian để học thực chất, hiểu thực chất và nắm vững các vấn đề một cách bản chất thì các em mới có đủ năng lực để thích ứng với yêu cầu của bất cứ kỳ thi nào.

Khi đã hình thành được năng lực tốt rồi thì trước kỳ thi diễn ra một thời gian ngắn, chỉ cần các em luyện tập với một số đề thi mẫu để làm quen với cách thức là có thể chuyển hóa năng lực thành kết quả, thầy Ngọc nhấn mạnh.

Theo VTC New

Video liên quan

Chủ Đề