Du thao nhi hư u troc tuoi nam 2023-2025

Sau 7 tháng bị kỷ luật, ông Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình, được Ban Bí thư cho nghỉ hưu trước tuổi.

Ông Trần Hồng Quảng. Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Ninh Bình

Chiều 10/10, tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, ông Mai Văn Tuất, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, công bố quyết định nêu trên của Ban Bí thư.

Phát biểu ý kiến, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Bí thư Tỉnh ủy, ghi nhận ông Quảng có đóng góp quan trọng trong lãnh đạo Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Đáp lại, ông Quảng cảm ơn lãnh đạo tỉnh, nhân dân đã tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, mong muốn tập thể lãnh đạo tỉnh đoàn kết, để địa phương ngày càng phát triển.

Ông Trần Hồng Quảng 59 tuổi, là Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình từ tháng 6/2018. Tháng 3/2022, ông bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong quản lý đầu tư, xây dựng và công tác cán bộ.

Đầu tháng 9/2022, Bộ Chính trị ban hành kết luận khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu cán bộ thuộc diện nói trên không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm.

[Theo VnExpress]

Thường trực HĐND tỉnh đã và đang tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho trên 1.180 đại biểu HĐND các cấp.

Sáng nay - 18/10, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 [mở rộng] đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Yên Bái xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!

Sáng nay 18/10, tại Trung tâm hội đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội Cựu Chiến binh tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Báo Yên Bái xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo Đại hội của đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh!

Tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ 16 [mở rộng], sáng nay - 18/10, các đại biểu nghe báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến thảo luận tại tổ; tiếp tục thảo luận tại Hội trường; thông qua Nghị quyết và bế mạc Hội nghị.

Đây là nội dung đáng chú ý trong kết luận của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tại phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11-10 cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch năm 2023.

Bảo đảm ôn định trong các điều kiện bất định

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình và đánh giá cao báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về tình hình kinh tế - xã hội; khẳng định, năm 2022, vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội Việt Nam phục hồi và phát triển mạnh mẽ.

GDP 9 tháng đầu năm tăng 8,83%, dự kiến cả năm khoảng 8%, đạt cận dưới về kỳ vọng tăng trưởng khi có gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình mục tiêu và chương trình phục hồi, được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng, 14/15 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch. Phục hồi kinh tế diễn ra đồng đều giữa các địa phương, 44/63 tỉnh, thành có GRDP tăng trên 6%. 

Lĩnh vực văn hóa, giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, quốc phòng, an ninh được giữ vững, uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao...

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, báo cáo cần phân tích rõ thêm phần nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của các thành tích này; đồng thời báo cáo cần bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung như sự ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại trước tình hình nợ xấu gia tăng.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng nhấn mạnh, năm 2023 dự báo có nhiều khó khăn, thách thức rất lớn, cần phân tích cụ thể và có giải pháp đột phá để ứng phó.

Thực tế, sản xuất, kinh doanh, sức khỏe của doanh nghiệp bị bào mòn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và đang gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt dòng tiền. Giá xăng dầu, vật tư đầu vào tăng cao, đã có tình trạng người dân hạn chế đầu tư, mở rộng sản xuất, tái đàn, tái vụ sản xuất nông nghiệp; sản lượng khai thác thủy sản giảm; du lịch đối diện với nhiều thách thức; chất lượng lao động hạn chế.

Đặc biệt, rủi ro thu hẹp thị trường, đảo chiều của dòng vốn gia tăng, nguy cơ bất ổn định an ninh năng lượng, lương thực sẽ tác động tiêu cực đến nước ta do độ mở của nền kinh tế lớn.

“Nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn khó khăn. Diễn biến dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh là những vấn đề cần hết sức lưu ý”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nói thêm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 như Chính phủ đã trình.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng lưu ý việc cần theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới, phản ứng chính sách của các nền kinh tế lớn. Các đối tượng thương mại đầu tư chính, tình hình giá cả, lạm phát để chủ động có giải pháp phù hợp.

“Xây dựng kịch bản để ứng phó với nguy cơ đình trệ về lạm phát của kinh tế thế giới, bảo đảm ổn định trong các điều kiện bất định”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.

Đặc biệt, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cần thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chủ động để ứng phó với tình hình thế giới; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả, đúng pháp luật của thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.

Kiểm soát chặt chẽ lạm phát, lưu ý rủi ro lạm phát đến từ phía cầu do nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ và đến cả từ phía cung do đứt gãy nguồn cung, giá năng lượng cao, có giải pháp ổn định giá cả hàng hóa, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là điện và xăng dầu.

Sẽ trình Quốc hội  xem xét, quyết định việc tăng lương cơ sở, lương hưu 

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cơ bản nhất trí với phương án xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2023-2025, đề nghị Chính phủ cần bám sát để bảo đảm tính thực tế, khả thi và đề nghị điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong điều kiện mở rộng chính sách tài khóa để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, sắp xếp nhiệm vụ, giải pháp theo thứ tự ưu tiên để cân đối các nguồn lực; tăng tỷ lệ thu nội địa để đạt mục tiêu giai đoạn 2021-2025, nguyên nhân và trách nhiệm trong việc thực hiện dự toán thu từ cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước…

Đặc biệt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định việc chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW, thực hiện tăng lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề lĩnh vực y tế, lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, ưu đãi đối với người có công.

THẢO PHƯƠNG

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề