Dung dịch phenol có tính axit yếu

Dung dịch phenol có tính axit yếu

1. Cấu tạo của phân tử phenol

– Phân tử phenol cấu tạo gồm 2 phần: Gốc phenyl (-C6H5) và nhóm chức hydroxyl (-OH).

– Gốc C6H5 hút e làm cho liên kết O-H trong phân tử phenol phân cực hơn liên kết O-H của ancol. Vì vậy, H trong nhóm OH của phenol linh động hơn H trong nhóm OH của ancol và biểu hiện được tính axit yếu (phenol có tên gọi khác là axit phenic).

– Do có hiệu ứng liên hợp nên cặp e chưa sử dụng của nguyên tử O bị hút về phía vòng benzen làm cho mật độ e của vòng benzen đặc biệt là các vị trí o-, p- tăng lên nên phản ứng thế vào vòng benzen của phenol dễ hơn và ưu tiên vào vị trí o-, p- .

Dung dịch phenol có tính axit yếu

2. Tính chất hóa học của Phenol

a) Tính chất của nhóm OH

– Phenol tác dụng với kim loại kiềm (Phenol + Na):    

C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2

→ Phản ứng này dùng để phân biệt phenol với anilin.

– Phenol tác dụng với dung dịch kiềm (phenol + NaOH):         

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

– Ancol không có phản ứng này chứng tỏ H của phenol linh động hơn H của Ancol và chứng minh ảnh hưởng của gốc phenyl đến nhóm OH. Phenol thể hiện tính axit nhưng là axit rất yếu không làm đổi màu quỳ tím, yếu hơn cả axit cacbonic.

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3

→ Phản ứng này dùng để tách phenol khỏi hỗn hợp anilin và phenol sau đó thu hồi lại phenol nhờ phản ứng với các axit mạnh hơn (Phenol + HCl):

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

– Phenol bị CO2 đẩy ra khỏi muối → phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic → phenol không làm đổi màu quỳ tím. (dùng axit mạnh đẩy axit yếu ra khỏi muối để chứng minh trật tự tính axit của các chất). Phản ứng này cũng chứng minh được ion C6H5O– có tính bazơ.

b) Phản ứng thế vào vòng benzen

– Thế Brom: phenol tác dụng với dung dịch brom tạo 2,4,6 – tribromphenol kết tủa trắng (phenol+Br2):

Dung dịch phenol có tính axit yếu

→ Phản ứng này dùng để nhận biết phenol khi không có mặt của anilin và chứng minh ảnh hưởng của nhóm OH đến khả năng phản ứng của vòng benzen.

– Thế Nitro: phenol tác dụng với HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo 2,4,6 – trinitrophenol (axit picric):

C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O

Chú ý: Ngoài phenol, tất cả những chất thuộc loại phenol mà còn nguyên tử H ở vị trí o, p so với nhóm OH đều có thể tham gia vào 2 phản ứng thế brom và thế nitro.

c) Phản ứng tạo nhựa phenolfomanđehit

– Phenol + HCHO trong môi trường axit tạo sản phẩm là nhựa phenolfomandehit.

nC6H5OH + nHCHO  → nH2O + (HOC6H2CH2)n

– Chuỗi phản ứng tạo nhựa novolac

Dung dịch phenol có tính axit yếu

IV. Điều chế Phenol

1. Điều chế phenol từ benzen

C6H6 → C6H5Cl → C6H5ONa → C6H5OH

C6H6 → C6H5CH(CH3)2 → C6H5OH

2. Điều chế phenol bằng phương pháp chưng cất nhựa than đá

– Nhựa than đá + NaOH dư.

– Chiết để lấy lớp nước có C6H5ONa.

– C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

Xem thêm:
Tổng hợp từ điển hóa học phổ thông

Phenol là một hợp chất hữu cơ thơm có công thức phân tử C6H5OH. Nó là một chất rắn tinh thể màu trắng dễ bay hơi. Phân tử bao gồm một nhóm phenyl (−C6H5) liên kết với một nhóm hydroxyl (-OH). Hơi có tính axít, nó đòi hỏi phải xử lý cẩn thận vì nó có thể gây bỏng nặng khi rơi vào da. Phenol lần đầu tiên được chiết xuất từ ​​nhựa than đá, nhưng ngày nay được sản xuất trên quy mô lớn (khoảng 7 tỷ kg/năm) từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nó là một mặt hàng công nghiệp quan trọng như là tiền thân của nhiều vật liệu và hợp chất hữu ích. Nó chủ yếu được sử dụng để tổng hợp nhựa và các vật liệu liên quan. Phenol và các dẫn xuất hóa học của nó rất cần thiết để sản xuất polycarbonat, epoxies, Bakelite, nylon, chất tẩy rửa, thuốc diệt cỏ như thuốc diệt cỏ phenoxy và nhiều loại dược phẩm.

Dung dịch phenol có tính axit yếu
Phenol

Dung dịch phenol có tính axit yếu

Dung dịch phenol có tính axit yếu

Dung dịch phenol có tính axit yếu

Danh pháp IUPACPhenolTên khácCarbolic Acid, Benzenol, Phenylic Acid, Hydroxybenzene, Phenic acidNhận dạngSố CAS108-95-2PubChem996KEGGD06536Số RTECSSJ3325000Ảnh Jmol-3DảnhSMILES

InChI

Thuộc tínhBề ngoàiWhite Crystalline SolidKhối lượng riêng1.07 g/cm³Điểm nóng chảy 40,5 °C (313,6 K; 104,9 °F) Điểm sôi 181,7 °C (454,8 K; 359,1 °F) Độ hòa tan trong nước8.3 g/100 ml (20 °C)Độ axit (pKa)9.95 (trong nước),
29.1 (in acetonitrile)[1]Mômen lưỡng cực1.7 DCác nguy hiểmPhân loại của EUToxic (T)
Muta. Cat. 3
Corrosive (C)NFPA 704

Dung dịch phenol có tính axit yếu

2

3

 

COR

Chỉ dẫn RR23/R24/R25-R34-R48/R20/R21/R22-R68Chỉ dẫn S(S1/2)-S24/S25-S26-S28-S36/S37/S39-S45Điểm bắt lửa79 °CCác hợp chất liên quanHợp chất liên quanBenzenethiol

Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Dung dịch phenol có tính axit yếu
Y kiểm chứng (cái gì 
Dung dịch phenol có tính axit yếu
Y
Dung dịch phenol có tính axit yếu
N ?)

Tham khảo hộp thông tin

Dung dịch phenol có tính axit yếu

Cấu tạo hóa học của Phenol

Phenol là một hợp chất hữu cơ hòa tan đáng kể trong nước, với khoảng 84,2 g hòa tan trong 1000 mL (khoảng 0,895 M) ở 25oC. Hỗn hợp đồng nhất của phenol và nước ở phenol nặng hơn tỷ trọng nước ~ 2,6 và có thể là cao hơn. Muối natri của phenol, natri phenoxide, hòa tan trong nước nhiều hơn. Phenol tan vô hạn ở nhiệt độ trên khoảng 66oC.

Tính axít

Phenol có tính axit. Trong dung dịch nước có cân bằng:

C 6 H 5 OH + H 2 O ↽ − − ⇀ C 6 H 5 O − + H 3 O + {\displaystyle {\ce {C6H5OH + H2O <=> C6H5O- + H3O+}}}  

Vì vậy, khác với rượu, phenol còn có thể tác dụng với base mạnh tạo muối phenolate:

C 6 H 5 OH + NaOH ⟶ C 6 H 5 ONa + H 2 O {\displaystyle {\ce {C6H5OH + NaOH -> C6H5ONa + H2O}}}  

Tuy nhiên, tính axit của phenol rất yếu Ka=10−10, yếu hơn axit cacbonic nên không làm đổi màu quỳ tím. Vì vậy, muối phenolat bị axit cacbonic tác dụng tạo lại phenol:

C 6 H 5 ONa + CO 2 + H 2 O ⟶ C 6 H 5 OH + NaHCO 3 {\displaystyle {\ce {C6H5ONa + CO2 + H2O -> C6H5OH + NaHCO3}}}  

Phản ứng này được dùng để tái tạo phenol trong công nghiệp.

Một lời giải thích cho lý do tại sao phenol có tính axit mạnh hơn các hợp chất không vòng có chứa nhóm -OH là sự ổn định cộng hưởng của anion phenoxide bằng vòng thơm. Theo cách này, điện tích âm trên oxy được định vị vào các nguyên tử carbon ở vị trí ortho và para thông qua hệ thống electron π. Một lời giải thích khác liên quan đến khung sigma, cho rằng hiệu ứng cảm ứng từ các nguyên tử cacbon lai điện tử sp2 nổi trội; sự rút tương đối mạnh hơn của mật độ điện tử được cung cấp bởi hệ thống sp2 so với hệ thống sp3 cho phép sự ổn định tốt của oxyanion. Để hỗ trợ cho lời giải thích thứ hai, pKa của enol của acetone trong nước là 10,9, làm cho nó có tính axit thấp hơn một chút so với phenol (pKa 10.0). Do đó, số lượng lớn hơn các cấu trúc cộng hưởng có sẵn cho phenoxide so với acetone enolate dường như đóng góp rất ít vào sự ổn định của nó. Tuy nhiên, tình hình thay đổi khi loại bỏ hiệu ứng hòa tan. Một nghiên cứu gần đây trong so sánh silico về độ axit pha khí của vinylogues của phenol và cyclohexanol trong sự phù hợp cho phép hoặc loại trừ sự ổn định cộng hưởng dẫn đến suy luận rằng khoảng 1⁄3 độ axit tăng của phenol là do hiệu ứng cảm ứng, với sự cộng hưởng chiếm phần chênh lệch còn lại.

Tính chất như rượu

Phenol có thể tác dụng được với Na như rượu nhưng khác với rượu, muối phenolat không bị nước phân hủy:

(C6H5ONa + H2O ---> (Không phản ứng)).

Phenol cũng tạo được este như rượu nhưng khác với rượu có thể tác dụng trực tiếp với axit, phenol chỉ có thể tác dụng với chloride axit hoặc anhidric axit mới tạo được este:

C6H5OH + CH3COCl ---> CH3COOC6H5 + HClC6H5OH + (CH3CO)2O ---> CH3COOC6H5 + CH3COOH

Điều này được giải thích do 2 nguyên nhân:

  • Mật độ điện tích âm của O nhóm -OH vì có hệ liên hợp trong phân tử nên giảm hơn so với O nhóm -OH của rượu thông thường, dẫn đến phenol khó tấn công vào phân tử axit tạo este hơn.
  • Phenol có vòng thơm nên gây hiệu ứng không gian cản trở.

Tính chất của nhân thơm (Phản ứng thế H ở vòng Benzen)

Phenol phản ứng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng, nếu Br2 dư cũng tạo kết tủa tan

Phenol phản ứng với HNO3 tạo kết tủa tan

Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen do có nhóm OH đẩy e làm tăng mật độ electron trong vòng benzen

Phản ứng riêng

C6H5OH + 3H2 -> C6H11OH (Ni, to cao, áp suất cao)

Phenol được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Công nghiệp chất dẻo: phenol là nguyên liệu để điều chế nhựa phenol formaldehyde.
  • Công nghiệp tơ hóa học: Từ phenol tổng hợp ra tơ polyamide.
  • Nông dược: Từ phenol điều chế được chất diệt cỏ dại và kích thích tố thực vật 2,4 - D (là muối natri của axit 2,4 điclophenoxiaxetic).
  • Phenol cũng là nguyên liệu để điều chế một số phẩm nhuộm, thuốc nổ (axit picric).
  • Do có tính diệt khuẩn nên phenol được dùng để trực tiếp làm chất sát trùng, tẩy uế, hoặc để điều chế các chất diệt nấm mốc (ortho - và para - nitrophenol…)

Phenol được phát hiện vào năm 1834, khi nó được chiết xuất từ nhựa than đá, đó là nguồn chính sản xuất phenol cho đến khi ngành công nghiệp hóa dầu phát triển.

Các chất sát trùng mang đặc tính của phenol được sử dụng bởi Sir Joseph Lister (1827-1912) trong kỹ thuật phẫu thuật tiên phong của ông dùng chất khử trùng, mặc việc tiếp xúc liên tục với phenol gây kích ứng da. Lister đã phủ những vết thương với một miếng giẻ hoặc vải thô được ngâm trong axit carbolic (một tên khác của phenol).

Axit carbolic (phenol) cũng là thành phần hoạt chất trong một số thuốc giảm đau thường uống như Chloraseptic, đường xông hơi (phun) như Carmex. Nó cũng là thành phần chính của quả cầu khói Carbolic Ball, một thiết bị trên thị trường tại Luân Đôn vào thế kỷ XIX sử dụng để chống dịch bệnh cúm và các bệnh khác.

Vì rẻ tiền, dễ điều chế, gây ra cái chết nhanh chóng và êm dịu chỉ với 1 gram, phenol được sử dụng như một phương tiện giết người của Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai từ năm 1939 đến những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Thời kỳ đó, Zyklon-B, một phát minh của Gerhard Lenz, được sử dụng trong các phòng hơi ngạt để giết người với số lượng lớn, phát xít Đức còn dùng phenol tiêm cho từng nạn nhân để sát hại nhóm ít người như một biện pháp tiết kiệm kinh tế. Việc tiêm phenol được áp dụng với hàng ngàn người dân trong các trại tập trung, đặc biệt là ở Auschwitz-Birkenau.

Nguồn phenol chủ yếu lấy từ sản phẩm chưng cất than đá

Ngoài ra có thể điều chế từ benzen.

C 6 H 6 + Br 2 → t o C 6 H 5 Br + HBr {\displaystyle {\ce {C6H6 + Br2 ->[t^o] C6H5Br + HBr}}}   C 6 H 5 Br + 2 NaOH → t o ; p C 6 H 5 ONa + NaBr + H 2 O {\displaystyle {\ce {C6H5Br + 2NaOH ->[t^o; p] C6H5ONa + NaBr + H2O}}}  

Điều chế từ isopropylbenzen:

C6H6 + CH2=CH-CH3 + O2(kk)-> C6H5OH + (CH3)2CO

Tháng 6/2016 phenol được phát hiện có trong 30 tấn cá nục ở Quảng Trị, và Chi Cục VSATTP Quảng Trị công bố kết quả xét nghiệm xác định hàm lượng là 0,037 mg/kg.

Tuy nhiên Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này, khẳng định rằng ăn cá nục nhiễm phenol ở Quảng Trị không ảnh hưởng tới sức khỏe, và nói rằng phenol có ở khắp nơi quanh ta, cả trong thực phẩm khác [2].

  1. ^ Kütt, A.; Movchun, V.; Rodima, T.; Dansauer, T.; Rusanov, E. B.; Leito, I.; Kaljurand, I.; Koppel, J.; Pihl, V.; Koppel, I.; Ovsjannikov, G.; Toom, L.; Mishima, M.; Medebielle, M.; Lork, E.; Röschenthaler, G.-V.; Koppel, I. A.; Kolomeitsev, A. A. Pentakis(trifluoromethyl)phenyl, a Sterically Crowded and Electron-withdrawing Group: Synthesis and Acidity of Pentakis(trifluoromethyl)benzene, -toluene, -phenol, and -aniline. J. Org. Chem. 2008, 73, 2607-2620. DOI: 10.1021/jo702513w
  2. ^ Bộ Y tế khẳng định ăn cá nục nhiễm Phenol ở Quảng Trị không ảnh hưởng tới sức khỏe. Công lý Online, 13/6/2016. Truy cập 14/07/2019.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phenol&oldid=68582667”