Duyên giác thừa là gì

Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn Là Gì? Đây là thuật ngữ dùng trong phật pháp trang nghiêm. Vậy cụm này có nghĩa là gì sẽ được sentory.vn chia sẻ sau đây:

聲聞; S: śrāvaka; nghĩa là »người nghe«;Lúc đầu, Thanh văn có nghĩa là học trò của đức Phật. Dần dần, trong Ðại thừa, người ta cũng dùng từ Thanh văn để chỉ tất cả những ai nhờ nghe pháp và nhờ cố gắng cá nhân mà đạt đến giác ngộ, chứng tri kiến Tứ diệu đế và tính Không của thế giới hiện tượng. Mục đích cao nhất của Thanh văn là đạt Vô dư Niết-bàn (s: nirupadhiśeṣa-nirvāṇa), lúc đó Thanh văn trở thành A-la-hán.

Đang xem: Thanh văn là gì

Thanh văn duyên giác là gì?

(聲聞) Phạm:Zràvaka. Pàli:Sàvaka. Hán âm: Xá la bà ca. Hán dịch: Đệ tử. Chỉ cho các đệ tử xuất gia nghe âm thanh thuyết pháp của Phật mà chứng ngộ, là 1 trong 2 thừa, 1 trong 3 thừa. Theo Đại thừa nghĩa chương quyển 17 phần đầu thì có 3 cách giải thích về ý nghĩa tên gọi Thanh văn, đó là:

1. Giải thích theo nhân duyên đắc đạo: Nghe âm thanh thuyết giáo của Phật mà tỏ ngộ được đạo, gọi là Thanh văn.

2. Giải thích theo pháp môn được quán xét: Như Thập địa kinh luận quyển 4 nói: Ngã, chúng sinh… chỉ có tên suông, gọi là Thanh(tiếng), nhờ Thanh mà được tỏ ngộ, gọi là Thanh văn.

3. Giải thích theo phương diện hóa tha: Như phẩm Tín giải trong kinh Pháp hoa quyển 2 nói: Dùng âm thanh Phật đạo khiến tất cả đều nghe, nên gọi là Thanh văn. Trong 3 cách giải thích trên, 2 giải thích đầu là Thanh văn của Tiểu thừa, còn giải thích thứ 3 thì thuộc Bồ tát, theo nghĩa nên gọi là Thanh văn.

Duyên giác thừa là gì
Duyên giác thanh văn

Thanh văn vốn chỉ cho các đệ tử lúc đứcPhật còn tại thế, về sau, đối lại với Duyên giác, Bồ tát mà trở thành 1 trong 2 thừa, 1 trong 3 thừa. Thanh văn là những người quán xét lí của 4 đế, tu phẩm trợ đạo, dứt trừ Kiến hoặc, Tư hoặc, lần lượt chứng được 4 quả sa môn, chờ mong vào Niết bàn vô dư khôi thân diệt trí. Thanh văn thừa là giáo pháp chỉ được nói cho hàng Thanh văn. Còn Thanh văn tạng là những kinh điển trình bày rõ về giáo pháp ấy. Về chủng loại của Thanh văn thì trong cáckinh luận có 2 loại, 3 loại, 4 loại, 5 loại khác nhau. Theo phẩm Vô tự tính tướng trong kinh Giải thâm mật quyển 2 thì có 2 loại Thanh văn là Hướng thú tịch thanh văn và Hồi hướng bồ đề thanh văn. Theo kinh Nhập lăng già quyển 4 thì có 3 loại Thanh văn là Quyết định tịch diệt thanh văn, Phát bồ đề nguyện thiện căn danh Thiện căn thanh văn và Hóa ứng hóa thanh văn. Theo luận Du già sư địa quyển 73 thì có 3 loại Thanh văn là Biến hóa thanh văn, Thệ nguyện thanh văn và Pháp tính thanh văn. Cứ theo luận Pháp hoa quyển hạ của ngài Thế thân thì có 4 loại Thanh văn là Quyết định thanh văn, Tăng thượng mạn thanh văn, Thoái bồ đề tâm thanh văn và Ứng hóa thanh văn.

Còn Pháp hoa văn cú quyển 4thượng thì chia Thanh văn làm 5 loại, gọi là Ngũ chủng thanh văn như sau:

1. Quyết định thanh văn: Tu tập Tiểu thừa đã lâu, trải qua nhiều kiếp đạo lực thành thục, chứng được tiểu quả.

2. Thoái bồ đề thanh văn: Loại Thanh văn này vốn tu tập Đại thừa, trải qua nhiều kiếp tu đạo, nhưngnửa chừng vì nhàm chán sinh tử mà lùi bỏ tâm Đại đạo để chứng lấy tiểu quả.

3. Ứng hóa thanh văn: Vì hóa độ 2 loại Thanh văn trên nên chư Phật, Bồ tát, bên trong ẩn hạnh Phật, Bồ tát, bên ngoài hiện hình tướng Thanh văn để khuyên dụ Tiểu thừa nhập vào Đại thừa.

4. Tăng thượng mạn thanh văn: Loại Thanh văn ngạo mạn vì chán ghét sinh tử, ưa thích Niết bàn, tu tập Tiểu thừa chỉ mới được chút ít đã tự cho là đủ, chưa được nói là được, chưa chứng bảo đã chứng.

5. Đại thừa thanh văn: Dùng âm thanh Phật đạo, khiến tất cả người nghe không trụ ở hóa thành(ví dụ cho Niết bàn Tiểu thừa) mà cuối cùng trở về lí thực tướng của Đại thừa. Sự phân loại trên đây là căn cứ theo giáo nghĩa Đại thừa, nhưng các bộ kinh A hàm và các luận như luận Phát trí, luận Lục túc… thì không theo thuyết này; Thanh văn, theo các kinh luận này, chỉ có 1 loại là Thú tịch thanh văn nói trên mà thôi. Ngoài ra, trong Thánh điển nguyên thủy như kinh A hàm… từ ngữ Thanh văn là chỉ chung cho cả đệ tử xuất gia lẫn tại gia. Nhưng đến đời sau, khi giáo đoàn Phật giáo đã được xác lập, thì Thanh văn chuyên chỉ cho chư tăng xuất gia tu hành.

Thanh văn duyên giác

(s: śrāvaka, p: sāvaka, 聲聞): âm dịch là Xá La Bà Ca (舍羅婆迦), ý dịch là Tác Đệ Tử (作弟子); là một trong Nhị Thừa, Tam Thừa; chỉ cho hàng đệ tử xuất gia lắng nghe giáo pháp của đức Phật mà chứng ngộ.

Duyên giác thừa là gì
Thanh văn và duyên giác là gì

Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章, Taishō Vol. 44, No. 1851) quyển 17, giải thích danh nghĩa Thanh Văn có 3: (1) Theo nhân duyên đắc đạo mà giải thích, nghĩa là nghe lời dạy của đức Phật mà giải ngộ đắc đạo, nên được gọi là Thanh Văn; (2) Theo pháp môn quán sát mà giải thích, như Thập Địa Kinh Luận (十地經論, Taishō Vol. 26, No. 1522) quyển 4 dạy rằng ngã, chúng sanh, v.v., đều có tên, nên được gọi là thanh (âm thanh, tiếng); nhờ âm thanh mà giải ngộ, nên gọi là Thanh Văn; (3) Nhân sự lợi lạc hóa độ tha nhân mà giải thích, như trong Phẩm Tín Giải của Kinh Pháp Hoa dạy rằng nhờ Phật đạo nghe mà khiến cho tất cả được nghe, nên gọi là Thanh Văn.

Trong 3 giải thích trên, hai giải thích đầu là thanh văn của Phật Giáo Nguyên Thủy; loại thứ ba là Bồ Tát, tùy nghi mà gọi là Thanh Văn. Nguyên lai, Thanh Văn chỉ cho các đệ tử của đức Phật khi còn tại thế, về sau đối với Duyên Giác, Bồ Tát mà thành ra Nhị Thừa, Tam Thừa. Thanh Văn là vị quán lý Tứ Đế, tu 37 phẩm trợ đạo, đoạn hai hoặc kiến và tu, rồi dần dần chứng được 4 quả Sa Môn, và nhập vào Vô Dư Niết Bàn (無餘涅槃). Thanh Văn Thừa (聲聞乘) là giáo pháp chuyên thuyết về Thanh Văn. Thanh Văn Tạng (聲聞藏) là kinh điển xiển dương giáo thuyết của Thanh Văn. Trong các kinh luận, Thanh Văn có hai loại, 3 loại, 4 loại, 5 loại. Theo Phẩm Vô Tự Tánh Tướng (無自性相品) của Giải Thâm Mật Kinh (解深密經, Taishō Vol. 16, No. 676) quyển 2, có 2 loại Thanh Văn là Nhất Hướng Thú Tịch Thanh Văn (一向趣寂聲聞) và Hồi Hướng Bồ Đề Thanh Văn (迴向菩提聲聞). Nhập Lăng Già Kinh (入楞伽經, Taishō Vol. 16, No. 671) quyển 4 lại nêu ra 3 loại Thanh Văn khác là Quyết Định Tịch Diệt Thanh Văn (決定寂滅聲聞), Phát Bồ Đề Nguyện Thiện Căn Danh Thiện Căn Thanh Văn (發菩提願善根名善根聲聞), Hóa Ứng Hóa Thanh Văn (化應化聲聞). Du Già Sư Địa Luận (Taishō Vol. 30, No. 1579 瑜伽師地論) quyển 73 lại nêu ra 3 loại khác: Biến Hóa Thanh Văn (變化聲聞), Thệ Nguyện Thanh Văn (誓願聲聞), Pháp Tánh Thanh Văn (法性聲聞). Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Ưu Ba Đề Xá (妙法蓮華經憂波提舍, Taishō Vol. 26, No. 1519) quyển Hạ, Thế Thân (s: Vasubandhu, 世親) chia Thanh Văn làm 4 loại là Quyết Định Thanh Văn (決定聲聞), Tăng Thượng Mạn Thanh Văn (增上慢聲聞), Thối Bồ Đề Tâm Thanh Văn (退菩提心聲聞), Ứng Hóa Thanh Văn (應化聲聞). Bên cạnh đó, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú (妙法蓮華經文句, Taishō Vol. 34, No. 1718) quyển 4 chia Thanh Văn thành 5 loại, gồm: (1) Quyết Định Thanh Văn (決定聲聞), nghĩa là tu tập tiểu thừa đã lâu, muôn kiếp đạo chín muồi mà chứng đắc quả nhỏ; (2) Thối Bồ Đề Tâm Thanh Văn (退菩提心聲聞), vị này vốn tu tập Đại Thừa, muôn kiếp tu đạo, tuy nhiên giữa chừng vì chán ghét sanh tử mà thối đạo tâm lớn, chỉ chứng quả nhỏ thôi; (3) Ứng Hóa Thanh Văn (應化聲聞), nghĩa là các Bồ Tát vì hóa độ hai loại Thanh Văn vừa nêu, nên bên trong thì có đủ hạnh của chư Phật Bồ Tát, ngoại hình thì hiện thân Thanh Văn, để khuyến dụ hàng Tiểu Thừa, khiến cho nhập vào Đại Thừa; (4) Tăng Thượng Mạn Thanh Văn (增上慢聲聞), nghĩa là vì chán ghét sanh tử, vui mừng Niết Bàn, tu tập pháp Tiểu Thừa, chứng đắc pháp nhỏ mà đã thấy đầy đủ, chưa đạt mà cho đã đạt, chưa chứng mà bảo đã chứng; (5) Đại Thừa Thanh Văn (大乘聲聞), vị này lấy âm thanh của Phật đạo, khiến cho hết thảy người được nghe không trú vào thành hóa hiện (tỷ dụ cho cõi Niết Bàn của Tiểu Thừa), mà thảy đều quay về với lý của thật tướng Đại Thừa. Ngoài ra, trong các kinh điển của hệ A Hàm thuộc Phật Giáo Nguyên Thủy, từ Thanh Văn đều chỉ chung cho hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia. Về sau, khi giáo đoàn Phật Giáo được xác lập, từ này được dùng chủ yếu chỉ cho các tăng sĩ xuất gia tu hành. Trong Vạn Thiện Đồng Quy Tập (萬善同歸集, Taishō Vol. 48, No. 2017) quyển Trung có đoạn: “Tu Phạm hạnh, đoạn trần tập chi căn nguyên; hiện bệnh hạnh, khế Thanh Văn chi hóa thành (修梵行、斷塵習之根源、現病行、憩聲聞之化城, tu Phạm hạnh, dứt tập khí ấy nguồn căn; hiện bệnh hạnh, nghỉ Thanh Văn ấy hóa thành).”

Savaka (p)—Sravaka (skt)—Sound hearer. • Thanh Văn quán Tứ Đế mà tu hành và mức độ phát triển bị hạn hẹp. Mục tiêu chỉ là giác ngộ cá nhân mà thôi. Chính vì thế mà trong Pháp Hội Hoa Nghiêm trong rừng Thệ Đa, Hết thảy các đại Thanh Văn, kể cả các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, vân vân, không có phước quả, không có tuệ nhãn, không có tam muội , không có giải thoát, không có thần lực biến hóa, không có uy lực, không có tự chủ, không có trụ xứ, không có cảnh giới để họ bước vào chúng hội của Bồ Tát và tham dự vào cuộc diễn xuất tâm linh diễn ra trong rừng Thệ Đa. Vì họ đã riêng tầm cầu giải thoát theo thừa và đạo của Thanh Văn; những gì họ thành tựu đã không vượt ngoài quả vị Thanh Văn.

Quả thực, họ đã đạt được trí tuệ làm hiển lộ chân lý, an trụ trong biên tế của thực tại (bhutakoti), hưởng thụ tịch diệt cứu cánh, nhưng họ không có tâm đại bi rộng lớn đối với hết thảy chúng sanh, vì họ chỉ chuyên tâm vào những hành nghiệp của riêng mình, không có tâm chứa nhóm trí tuệ Bồ Tát và tự mình tu tập theo đó. Họ có riêng sự chứng ngộ và giải thoát, nhung họ không mong cầu, không phát nguyện làm cho kẻ khác cũng tìm thấy chỗ an trụ trong đó.

Duyên giác thừa là gì

Như thế họ không hiểu thế nào là thần lực bất khả tư nghì của Như Lai: Hearer of the four noble truths and limited to that degree of development. The objective is personal salvation. Therefore, in the assembly of the Gandavyuha in the Jetavana, all the great Sravakas, including Sariputra and Maudgalyayana, etc., have no stock of merit, no wisdom-eye, no samadhi, no emancipation, no power of transformation, no sovereignty, no energy, no mastery, no abode, no realm, which enable them to get into the assemblage of the Bodhisattvas and participate in the performance of the greatspiritual drama that is going on in Jetavana. As they have sought their deliverance according to the vehicle and way of Sravakahood, what they have accomplished does not go beyond Sravakahood. They have indeed gained the knowledge whereby the truth is made manifest, they are abiding in the limit of reality (bhutakoti), they are enjoying the serenity of the ultimate (atyantasanti); but they have no great compassionate all-embracing heart for all beings, for they are too intently occupied with their own doings (atmakarya) and have no mind to accumulate the Bodhisattva-knowledge and to discipline themselves in it. They have their own realization and emancipation, but they have no desire, make no vows to make others also find their resting abode in it. They do not thus understand what is really meant by the inconceivable power of the Tathagata. • Chữ Sravaka có nghĩa là kẻ nghe giảng, dùng để gọi những đệ tử Phật, có thể là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni hay cận sự nam nữ, văn kinh thính pháp và tu tập theo lời Phật dạy mà đạt được đạo quả Niết Bàn. Người ấy cũng có lúc độ tha, nhưng khả năng rất hạn hẹp. Hàng Thanh Văn còn chịu khuất phục dưới nghiệp chướng nặng nề; họ không thể hoài bảo những tâm nguyện lớn lao như các vị Bồ Tát để làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh; sở kiến của họ không đủ sáng và không đủ sâu nên họ không nhìn thấy tất cả những bí ẩn của sự sống, họ chưa hề khai mở con mắt trí tuệ (see Tuệ Nhãn)—Sound-hearer—The word ‘Sravaka’ literally means ‘hearer.’ This name was given to the disciple of the Buddha, may be a monk, a nun, a layman or a laywoman, bent on his or her liberation. A Sravaka hears and learns the truth from the Buddha, then follows and practices the teachings of the Buddha and finally attains Nirvana. He or she also serves others, but his or her capacity to do so is limited. Sravakas are yet under the covering of too great a karma-hindrance; they are unable to cherish such great vows are made by the Bodhisattvas for the spiritual welfare of all beings; their insight is not clear and penetrating deep enough to see all the secrets of life; they have not yet opened the wisdom-eye.

Xem thêm:

Voice hearer, Nyan thos (T), rāvaka (S), Sāvaka (P), Nyan thos (T), Śrāvika (S), Sāvika (P) Đệ tử xuất gia nghe âm thanh Phật mà chứng ngộ. Xá la bà ca. Bậc nghe pháp. Những đễ tử theo Phật nghe pháp, tham thiền đoạn diệt phiền não đác các quả vị khác. Quả vị cao nhất của hàng Thanh văn là quả vị A la hán, thấp hơn quả vị Duyên giác, Độc giác Phật, Bồ tát và Phật. Có 4 bậc Thanh văn: -Thâu tịch Thanh văn: bậc nghe pháp rồi, tìm chỗ thanh văng tịch tu thành La hán, nhập Niết bàn. – Thối Bồ đề tâm Thanh văn: Ban đầu tu theo hạnh Bồ tát, trở lại tu Tứ diệu đế rồi nhập diệt. – Ứng hóa Thanh văn: Vốn là Bồ tát hay Phật thuở xưa, hớa thân thành Thanh văn hay Bồ tát để hỗ trợ Phật. – Tăng thượng mạn Thanh văn: Bậc tu hành tuy có thần thông nhưng chưa đắc quả La hán mà cũng tự xưng là Thanh văn La hán.

Xem thêm: Sự Tích Tết Đoan Ngọ Là Ngày Gì? Sự Tích & Ý Nghĩa Của Tết Đoan Ngọ

Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn là gì và ý nghĩa của cụm từ này được sentory.vn tổng hợp trên đây mong rằng sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn.

Văn Phật thanh giáo, nghĩa là nghe Phật thuyết Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) mà giác ngộ đạo Tiểu thừa. 6497梵語 śrāvaka,巴利語 sāvaka。音譯舍羅婆迦。又意譯作弟子。為二乘之一,三乘之一。指聽聞佛陀聲教而證悟之出家弟子。大乘義章卷十七本解釋聲聞之名義有三,即:(一)就得道之因緣而釋,聞佛之聲教而悟解得道,稱為聲聞。(二)就所觀之法門而釋,如十地經論卷四說,我眾生等,但有名故,說之為聲,於聲悟解,故稱聲聞。(三)就化他之記說而釋,如法華經卷二信解品載說,以佛道聲,令一切聞,故稱聲聞。此三釋中,前二者為小乘之聲聞,第三則為菩薩,隨義而稱為聲聞。 聲聞原指佛陀在世時之諸弟子,後與緣覺、菩薩相對,而為二乘、三乘之一。即觀四諦之理,修三十七道品,斷見、修二惑而次第證得四沙門果,期入於「灰身滅智」之無餘涅槃者。聲聞乘,乃專為聲聞所說之教法。聲聞藏,則為闡述其教說之經典。 於諸經論中,聲聞之種類有二種、三種、四種、五種之別。據解深密經卷二無自性相品載,有:一向趣寂聲聞、迴向菩提聲聞等二種聲聞。入楞伽經卷四載,有:決定寂滅聲聞、發菩提願善根名善根聲聞、化應化聲聞等三種聲聞。瑜伽師地論卷七十三有:變化聲聞、誓願聲聞、法性聲聞等三種聲聞。世親之法華論卷下則將聲聞分類為決定聲聞、增上慢聲聞、退菩提心聲聞、應化聲聞等四種。 另據法華文句卷四上所舉,將聲聞類分為五,稱為五種聲聞,即:(一)決定聲聞,謂久習小乘,積劫道熟而證得小果。(二)退菩提聲聞,謂此聲聞本習大乘,積劫修道,然中間為厭生死,退大道心,取證小果。(三)應化聲聞,謂諸佛菩薩為度化前二種聲聞,故內祕佛菩薩之行,外現聲聞之形,以勸誘小乘,令入大乘。(四)增上慢聲聞,謂厭離生死,欣樂涅槃,修習小乘而以得少為滿足,未得謂得,未證謂證。(五)大乘聲聞,謂以佛道之聲,令一切聞者不住於化城(喻小乘涅槃),終歸大乘實相之理。 以上所舉,皆基於大乘教義所作之分類,然諸部阿含經典及發智論、六足論等諸論之中,則不持此等說法,彼所謂之聲聞,僅指上述之趣寂聲聞一種而已。此外,聲聞一語,於阿含等原始聖典中,兼指出家與在家弟子;然至後世,則專指佛教教團確立後之出家修行僧。〔雜阿含經卷三十一、長阿含經卷一、瑜伽師地論卷六十七、卷八十、法華玄論卷一、卷四、卷七、大乘義章卷十七末、大乘法苑義林章卷二、法華文句卷一上〕

Xem thêm từ khóa:

phật bồ tát duyên giác thanh văn duyên giác thanh văn thanh văn duyên giác bồ tát thanh văn duyên giác là ai quả vị duyên giác

thanh văn và duyên giác là gì