Giải bài 1, 2, 3 trang 30, 31 sgk toán 9 tập 2 - Bài trang sgk Toán tập

Bài3. Lực \[F\] của gió khi thổi vuông góc vào cánh buồm tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc \[v\] của gió, tức là \[F = a{v^2}\] [\[a\] là hằng số]. Biết rằng khi vận tốc gió bằng \[2 m/s\] thì lực tác động lên cánh buồm của một con thuyền bằng \[120 N\] [Niu tơn]

Bài 1 trang 30 sgk Toán 9 tập 2

Bài1. Diện tích S của hình tròn được tính bởi công thức \[S = \pi {R^2}\], trong đó R là bán kính của hình tròn.

a] Dùng máy tính bỏ túi, tính các giá trị của S rồi điền vào các ô trống trong bảng sau [\[\pi 3,14\], làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai].

R [cm]

0,57

1,37

2,15

4,09

S = πR2 [cm2]

b] Nếu bán kính tăng gấp 3 lần thì diện tích tăng hay giảm bao nhiêu lần ?

c] Tính bán kính của hình tròn, làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai, nếu biết diện tích của nó bằng 79,5 \[{cm^2}\].

Bài giải:

a] Dùng máy tính bỏ túi, tính các giá trị của S như sau:

Kết quả lần lượt là: \[1,020186\]

\[5,893466\]

\[14,51465\]

\[52,526234\]

Ta được bảng sau:

R [cm]

0,57

1,37

2,15

4,09

S = πR2 [cm2]

1,02

5,89

14,51

52,53

b] Giả sử \[S' = \pi R{'^2} = \pi {[3R]^2} = \pi 9{R^2} = 9\pi {R^2} = 9S\]

Vậy diện tích tăng 9 lần.

c] \[79,5 = S = \pi {R^2}\].

Do đó \[R = \sqrt {79,5:3,14 }\] \[ 5,03 [cm]\]

Bài 2 trang 31 sgk Toán 9 tập 2

Bài2. Một vật rơi ở độ cao so với mặt đất là \[100 m\]. Quãng đường chuyển động \[s\] [mét] của vật rơi phụ thuộc vào thời gian \[t\] [giây] bởi công thức: \[s{\rm{ = }}4{t^2}\]

a] Sau 1 giây, vật này cách mặt đất bao nhiêu mét ? Tương tự, sau 2 giây ?

b] Hỏi sau bao lâu vật này tiếp đất ?

Bài giải:

a] Quãng đường chuyển động của vật sau 1 giây là: \[s{\rm{ = }}{4.1^2} = 4 m\]

Khi đó vật cách mặt đất là: \[100 - 4 = 96m\]

Quãng đường chuyển động của vật sau 2 giây là: \[s{\rm{ = }}{4.2^2} = 4.4 = 16m\]

Khi đó vật cách mặt đất là \[100 - 16 = 84m\]

b] Khi vật tới mặt đất, quãng đường chuyển động của nó là 100m. Khi đó ta có:

\[4{t^2} = 100 \Leftrightarrow {t^2} = 25 \Leftrightarrow t = \pm 5\]

Vì thời gian không thể âm nên \[t = 5\] [giây]

Bài 3 trang 31 sgk Toán 9 tập 2

Bài3. Lực \[F\] của gió khi thổi vuông góc vào cánh buồm tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc \[v\] của gió, tức là \[F = a{v^2}\] [\[a\] là hằng số]. Biết rằng khi vận tốc gió bằng \[2 m/s\] thì lực tác động lên cánh buồm của một con thuyền bằng \[120 N\] [Niu tơn]

a] Tính hằng số \[a\].

b] Hỏi khi \[v = 10 m/s\] thì lực \[F\] bằng bao nhiêu ? Cùng câu hỏi này khi \[v = 20 m/s\] ?

c] Biết rằng cánh buồm chỉ có thể chịu được một áp lực tối đa là \[12 000 N\], hỏi con thuyền có thể đi được trong gió bão với vận tốc gió \[90 km/h\] hay không ?

Bài giải:

a] Ta có: \[v = 2 m/s\] thì \[F = 120 N\]

Thay vào công thức \[F = a{v^2}\]ta được \[a.{2^2}= 120\]

Suy ra: \[a =120 : 4 = 30\] \[N/{m^2}\]

b] Với \[a = 30\] \[N/{m^2}\]. Ta được \[F = 30{v^2}\] nên khi vận tốc \[v = 10m/s\]thì \[F = {30.10^2} = 3000N\].

Khi vận tốc \[v = 20m/s\]thì \[F = {30.20^2} = 12000N\]

c] Gió bão có vận tốc \[90 km/h\] hay \[90000m/3600s\] = \[25m/s\]. Mà theo câu b] cánh buồm chỉ chịu sức gió \[20 m/s\].

Vậy cơn bão có vận tốc gió \[90km/h\] thuyền không thể đi được.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề