Giải bài 153, 154, 155 trang 59, 60 sgk toán 6 tập 1 - Bài trang sgk toán tập

\[BCNN[2, 3, 4, 8] = 24\]. Mỗi bội của \[24\] cũng là một bội chung của \[2, 3, 4, 8\]. Vì số học sinh của lớp \[6C\] trong khoảng \[35\] đến \[60\] nên ta phải chọn bội của \[24\] thỏa mãn điều kiện này. Đó là \[24 . 2 = 48\].

Bài 153 trang 59 sgk toán 6 tập 1

Tìm các bội chung nhỏ hơn \[500\] của \[30\] và \[45\].
Bài giải:

\[30=2.3.5\]

\[45=3^2.5\]
\[BCNN [30, 45] = 90\].

Do đó các bội chung nhỏ hơn \[500\] của \[30\] và \[45\] là các số tự nhiên chia hết cho \[90\] và nhỏ hơn \[500\]

Vậy các số thỏa mãn điều kiện của bài toán là: \[0, 90, 180, 270, 360, 450\].

Bài 154 trang 59 sgk toán 6 tập 1

Học sinh lớp \[6C\] khi xếp hàng \[2\], hàng \[3\], hàng \[4\], hàng \[8\] đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ \[35\] đến \[60\]. Tính số học sinh lớp 6C.

Bài giải:

Vì khi học sinh lớp 6C xếp hàng \[2\], hàng \[3\], hàng \[4\], hàng \[8\] đều đủ hàng có nghĩa là số học sinh ấy là bội chung của \[2, 3, 4, 8\].

\[BCNN[2, 3, 4, 8] = 24\]. Mỗi bội của \[24\] cũng là một bội chung của \[2, 3, 4, 8\]. Vì số học sinh của lớp \[6C\] trong khoảng \[35\] đến \[60\] nên ta phải chọn bội của \[24\] thỏa mãn điều kiện này. Đó là \[24 . 2 = 48\].

Vậy lớp 6C có \[48\] học sinh.

Bài 155 trang 60 sgk toán 6 tập 1

Cho bảng:

a

6

150

28

50

b

4

20

15

50

ƯCLN [a, b]

2

BCNN [a, b]

12

ƯCLN[a, b] . BCNN [a, b]

24

a . b

24

a] Điền vào các ô trống của bảng.

b] So sánh tích \[ƯCLN [a, b] . BCNN [a, b]\] với tích \[a . b\].

Bài giải:

+] \[150=2.3.5^2\]

\[20=2^2.5\]

\[ƯCLN[a,b]=2.5=10\]

\[BCNN[a,b]=2^2.3.5^2=300\]

\[a.b=150.20=3000\]

+] \[28=2^2.7\]

\[15=3.5\]

\[ƯCLN[a,b]=1\]

\[BCNN[a,b]=2^2.3.5.7=420\]

\[a.b=28.15=420\]

+] \[50=2.5^2\]

\[ƯCLN[a,b]=50\]

\[BCNN[a,b]=50\]

\[a.b=50.50=2500\]

a

6

150

28

50

b

4

20

15

50

ƯCLN [a, b]

2

10

1

50

BCNN [a, b]

12

300

420

50

a.b

24

3000

420

2500

b]\[ƯCLN [a, b] . BCNN [a, b]=a.b\]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề