Giải bài 22.1, 22.2, 22.3 trang 49, 50 sách bài tập vật lí 10 - Bài trang Sách bài tập (SBT) Vật lí

Một vật rắn phẳng, mỏng có dạng là một tam giác đều ABC, mỗi cạnh là a = 20 cm. Người ta tác dụng vào vật một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Các lực có độ lớn là 8 N và đặt vào hai đỉnh A và B. Tính momen của ngẫu lực trong các trường hợp sau đây :

Bài 22.1 trang 49 Sách bài tập [SBT] Vật lí 10

Một ngẫu lực [\[\overrightarrow F ,\overrightarrow {F'} \] ] tác dụng vào một thanh cứng như hình 22.1. Momen của ngẫu lực tác dụng vào thanh đối với trục O là bao nhiêu ?

A. [Fx + Fd]. B. [Fd - Fx].

C. [Fx - Fd]. D. Fd.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D

Bài 22.2 trang 50 Sách bài tập [SBT] Vật lí 10

Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật có thay đổi không nếu ta thay đổi điểm đặt và phương của cặp lực [F, F'] nhưng không thay đổi độ lớn của lực và cánh tay đòn của ngẫu lực [H.22.2 a và b] ?

Hướng dẫn trả lời:

Không thay đổi

Bài 22. 3 trang 50 Sách bài tập [SBT] Vật lí 10

Một vật rắn phẳng, mỏng có dạng là một tam giác đều ABC, mỗi cạnh là a = 20 cm. Người ta tác dụng vào vật một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Các lực có độ lớn là 8 N và đặt vào hai đỉnh A và B. Tính momen của ngẫu lực trong các trường hợp sau đây :

a] Các lực vuông góc với cạnh AB.

b] Các lực vuông góc với cạnh AC.

c] Các lực song song với cạnh AC.

Hướng dẫn trả lời:

Áp dụng công thức tính momen ngẫu lực M = F.d vào các phần ta được

a. M = F.d = F.a = 8.0,2 = 1,6 N.m

b. M = F.d = F.a/2 = 8.0,1 = 0,8 N.m

c. M = F.d = F.\[a{{\sqrt 3 } \over 2}\] = 8. 0,1\[{{\sqrt 3 } \over 2}\] = 1,38 N.m

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề