Giải bài 63, 64, 65, 66 trang 100 sgk toán 8 tập 1 - Bài trang sgk toán tập

Đố. Một đội công nhân đang trồng cây trên đoạn đường \[AB\] thì gặp chướng ngại vật che lấp tầm nhìn [h.92]. Đội đã dựng các điểm \[C, D, E\] như trên hình vẽ rồi trồng cây tiếp trên đoạn thẳng \[EF\] vuông góc với \[DE\]. Vì sao \[AB\] và \[EF\] cùng nằm trên một đườngthẳng ?

Bài 63 trang 100 sgk toán 8 tập 1

Tìm \[x\] trên hình 90.

Bài giải:

Kẻ \[BH CD\]

Tứ giác \[ABHD\] có \[3\] góc vuông nên là hình chữ nhật.

Suy ra \[DH =AB= 10\]

Nên \[HC = 15-10=5\].

Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông \[BHC\]

\[\eqalign{
& B{H^2} = B{C^2} - H{C^2} \cr&= {13^2} - {5^2} = 169 - 25 = 144 \cr
& BH = x = \sqrt {144} = 12 \cr} \]

Vậy \[x = 12\].

Bài 64 trang 100 sgk toán 8 tập 1

Cho hình bình hành \[ABCD\]. Các tia phân giác của các góc \[A, B, C, D\] cắt nhau như trên hình 91. Chứng minh rằng \[EFGH\] là hình chữ nhật.

Bài giải:

Theo giả thiết \[ABCD\] là hình bình hành nên theo tính chất của hình bình hành ta có:

\[\widehat A = \widehat C,\widehat B = \widehat D\] [1]

Theo định lí tổng các góc trong một tứ giác ta có:

\[\widehat A + \widehat C + \widehat B + \widehat D = {360^0}\] [2]

Từ [1] và [2] suy ra: \[\widehat A + \widehat B = {{{{360}^0}} \over 2} = {180^0}\]

\[AG\] là tia phân giác góc \[\widehat A\] nên ta có: \[\widehat {BAG} = {1 \over 2}\widehat A\]

\[BG\] là tia phân giác góc \[\widehat B\] nên ta có: \[\widehat {ABG} = {1 \over 2}\widehat B\]

Do đó: \[\widehat {BAG} + \widehat {ABG} = {1 \over 2}\left[ {\widehat A + \widehat B} \right] = {1 \over 2}{.180^0} = {90^0}\]

Xét tam giác \[AGB\] có:\[\widehat {BAG} + \widehat {ABG} = {90^0}\] [3]

Theo định lí tổng ba góc trong một tam giác ta có:

\[\widehat {BAG} + \widehat {ABG} + \widehat {AGB} = {180^0}\] [4]

Từ [3] và [4] suy ra: \[\widehat {AGB} = {90^0}\]

Chứng minh tương tự ta được: \[\widehat {DEC} = \widehat {EHG} = {90^0}\]

Tứ giác \[EFGH\] có ba góc vuông nên là hình chữ nhật.

Bài 65 trang 100 sgk toán 8 tập 1

Tứ giác \[ABCD\] có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi \[E, F, G, H\] theo thứ tự là trung điểm của các cạnh \[AB, BC, CD, DA\]. Tứ giác \[EFGH\] là hình gì ? Vì sao ?

Bài giải:

Ta có \[EB = EA, FB = FC\] [do \[E,F\] là trung điểm của \[AB,BC\]]

\[EF\] là đường trung bình của \[ABC\]

Do đó \[EF // AC\] [1]

Do \[G,H\] là trung điểm của \[CD,DA] nên

\[ HG\] là đường trung bình của \[ADC\]

Do đó \[HG // AC\] [2]

Từ [1] và [2] suy ra \[EF // HG\]

Chứng minh tương tự \[EH // FG\]

Do đó \[EFGH\] là hình bình hành.

Ta có: \[EF // AC\] và \[EH//BD\] mà \[AC\bot BD\] nên \[EF\bot EH\]

Hay\[\widehat{FEH} = 90^0\]

Hình bình hành \[EFGH\] có\[\widehat{E} = 90^0\]nên là hình chữ nhật [theo dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật].

Bài 66 trang 100 sgk toán 8 tập 1

Đố. Một đội công nhân đang trồng cây trên đoạn đường \[AB\] thì gặp chướng ngại vật che lấp tầm nhìn [h.92]. Đội đã dựng các điểm \[C, D, E\] như trên hình vẽ rồi trồng cây tiếp trên đoạn thẳng \[EF\] vuông góc với \[DE\]. Vì sao \[AB\] và \[EF\] cùng nằm trên một đườngthẳng ?

Bài giải:

Tứ giác \[BCDE\] có:

\[BC // DE\] [vì cùng vuông góc với \[CD\]]

\[BC = DE\] [giả thiết]

\[\widehat {BCD} = \widehat {EDC} = {90^0}\]

do đó \[BCDE\] là hình chữ nhật

Suy ra: \[\widehat {CBE} = \widehat {BED} = {90^0}\]

Mặt khác: \[\widehat {CBA} = \widehat {FED} = {90^0}\] [giả thiết]

Ta có: \[\widehat {CBA} + \widehat {CBE} = {90^0} + {90^0} = {180^0}\]

Suy ra \[A,B,E\] thẳng hàng

\[\widehat {FED} + \widehat {BED} = {90^0} + {90^0} = {180^0}\]

Suy ra \[B,E,F\] thẳng hàng

Vậy \[AB\] và \[EF\] cùng nằm trên một đường thẳng.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề