Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 20

834

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu trang 20, 21, 22 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 20, 21, 22 Luyện từ và câu - Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?

I. Nhận xét

1. Đọc đoạn văn sau :

Ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

2. Ghi lại vào bảng dưới đây :

a) Các câu kể Ai thế nào? trong đọan văn.

b) Gạch dưới chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.

c) Nêu nội dung mà chủ ngữ biểu thị và những từ ngữ tạo thành chủ ngữ

Câu kể Ai thế nào ?

Nội dung chủ ngữ biểu thị

Từ ngữ tạo thành chủ ngữ

 .............

 ..............

 ...............

 ..............

...............

 .................

 ..............

................

 .................

 ..............

.................

 ..................

Phương pháp giải:

- Xác định câu kể Ai thế nào?

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

- Xác định nội dung chủ ngữ biểu thị:

+ Xác định chủ ngữ trong từng câu kể vừa tìm được: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

+ Xác định xem chủ ngữ vừa tìm được đó biểu thị: người, đồ vật, con vật, cây cối, địa danh,... nào

- Từ ngữ tạo thành chủ ngữ: Quan sát kĩ chủ ngữ và đưa ra câu trả lời

Trả lời:

Câu kể Ai thế nào?

Nội dung chủ ngữ biểu thị

Những từ ngữ tạo thành chủ ngữ

Câu 1 : Hà Nội tưng bừng màu đỏ.

Nói về Hà Nội

Danh từ riêng “Hà Nội”

Câu 2 : Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.

Nói về vùng trời Hà Nội

Cụm danh từ : “Cả một vùng trời”

Câu 4 : Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.

Nói về các cụ già

Cụm danh từ “Các cụ già

Câu 5 : Những cô gái Thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Nói về những cô gái

Cụm danh từ : “Những cô gái Thủ đô”

II. Luyện tập

1. Đọc đoạn văn sau :

Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.

2. Viết lại những câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn. Gạch dưới chủ ngữ của từng câu

3. Viết một đoạn văn khoảng năm câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?

Phương pháp giải:

2) - Xác định câu kể Ai thế nào?

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

- Xác định chủ ngữ trong từng câu kể vừa tìm được: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

3) 

- Viết một đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

- Nội dung liên quan đến một trái cây em thích.

- Dùng các câu kể Ai thế nào?  để miêu tả đặc điểm của cây.

Trả lời:

2) Ghi lại những câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn. Gạch dưới chủ ngữ của từng câu :

Câu 3 : Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

Câu 4 . Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.

Câu 5 : Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.

Câu 6 : Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

Câu 8 : Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

3) 

        Vào những ngày hè nóng rực, mẹ em thường hay mua dưa hấu - thứ trái cây mà em yêu thích - về để cả nhà ăn giải khát, vỏ dưa hấu màu xanh, thẫm đen, láng mịn. Bổ dưa hấu ra một màu đỏ mát, ngọt ngào thật hấp dẫn hiện ra. Hạt dưa hấu đen trũi, nhưng bên trong lớp vỏ đen ấy lại là một màu trắng mỡ màng...

Đọc truyện Bài văn bị điểm không (trang 20, 21 SGK Tiếng Việt 4 tập 1)

Học sinh đọc câu chuyện Bài văn bị điểm không (trang 20, 21 SGK Tiếng Việt 4 tập 1)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

I. Nhân xét

1. Đọc truyện sau :

Bài văn bị điểm không

- Ba đã bao giờ thấy một bài văn bị điểm không chưa, ba ?

Tôi ngạc nhiên :

- Đề bài khó lắm sao ?

- Không. Cô chỉ yêu cầu "Tả bố em đang đọc báo." Có đứa bạn con bảo ba nó không đọc báo, nhưng rồi nó bịa ra, cũng được 6 điểm.

Tôi thở dài :

- Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào ?

- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi : "Sao trò không chịu làm bài ?" Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới bảo : "Thưa cô, con không có ba." Nghe nó nói, cô con sững người. Té ra ba nó hi sinh từ khi nó mới sanh. Cô mới nhận lớp nên không biết, ba ạ, cả lớp con ai cũng thấy buồn. Lúc ra về, có đứa hỏi :" Sao mày không tả ba của đứa khác ?" Nó chỉ cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống má.

Chuyện về cậu học trò có bài văn bị điểm không đã để lại trong tôi một nỗi đau, nhưng cũng để lại một bài học về lòng trung thực.

Theo NGUYỄN QUANG SÁNG

Sanh (tiếng Nam Bộ) : sinh.

2. Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện. Theo em, mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì ?

Gợi ý:

Con đọc kĩ đoạn: "Nó không tả,..." đến "... nước mắt chảy dài xuống má"

Trả lời:

- Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện.

a) nộp giấy trắng.

b) im lặng, mãi mới nói (cô hỏi khi trả bài).

c) khóc khi bạn hỏi.

- Mỗi hành động trên của cậu bé đều thể hiện tính cách, tình cảm của mình

a) Nộp giấy trắng - Vì đề văn yêu cầu "Tả bố em đang đọc báo" trong khi bố cậu bạn đã mất rồi nên cậu ấy không tả mà nộp giấy trắng => Trung thực.

b) Khi cô hỏi thì cậu im lặng, mãi sâu mới nói rằng "Thưa cô, con không có ba" => Cậu rất tủi thân, rất xúc động, rất yêu quý người cha của mình.

c) Khi bạn hỏi thì chỉ cúi đầu, nước mắt chảy dài trên má => Cậu không thể lấy ba của người khác để tả, để thay thế cho ba mình được, như vậy là xúc phạm tình cảm cha con thiêng liêng. Bởi thế mà cậu tủi thân, nước mắt tự nhiên trào ra.

3. Các hành động nói trên được kể theo thứ tự như thế nào ?

Gợi ý:

Con đọc lại những hành động đó xem thứ tự có diễn ra xuôi theo tự nhiên không?

Trả lời:

Thứ tự kể các hành động a-b-c (hành động trước thi kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau).

II. Luyện tập

Chim Sẻ và Chim Chích là đôi bạn thân, nhưng tính tình khác nhau. Chích xởi lởi, hay giúp bạn. Còn Sẻ thì đôi khi bụng dạ hẹp hòi. Dưới đây là một số hành động của hai nhân vật ấy trong câu chuyện Bài học quý.

Em hãy điền tên nhân vật (Chích hoặc Sẻ) vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hành động ấy thành một câu chuyện:

1. Một hôm, … được bà gửi cho một hộp hạt kê.

2. Thế là hằng ngày … nằm trong tổ ăn hạt kê của mình.

3. … đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy.

4. Khi ăn hết, … bèn quẳng chiếc hộp đi.

5. … không muốn chia cho … cùng ăn.

6. … bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình.

7. Gió đưa những hạt kê còn sót trong hộp bay xa.

8. …. vui vẻ chia cho … một nửa

9. … ngượng nghịu nhận quà của …. và tự nhủ: “…đã cho mình một bài học quý về tình bạn”

Gợi ý:

- Chích xởi lởi, hay giúp bạn

- Sẻ đôi khi bụng dạ hẹp hòi

Con dựa vào tính cách các nhân vật để điền tên vào chỗ trống cho phù hợp rồi sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lý.

Trả lời:

1. Sẻ

2. Sẻ

3. Chích

4. Sẻ

5. Sẻ, Chích

6. Chích

8. Chích, Sẻ

9. Sẻ, Chích

Thứ tự đúng được sắp xếp như sau: 1, 5, 2, 4, 7, 3, 6, 8, 9.

Loigiaihay.com