Giải bài tập toán tập 2 lớp 8

Giải bài tập toán tập 2 lớp 8
Tác giả: Tôn Thân Mời các bạn xem và tải về: ——————– Phần 1:

Hướng dẫn giải sách giáo khoa Toán lớp 8 trang 24, 25, 26 tập 2 bài: Giải bài toán bằng cách lập phương trình đầy đủ, chi tiết nhất. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo, chuẩn bị cho bài học sắp tới được tốt nhất.

Trả lời câu hỏi SGK Toán 8 Tập 2 trang 24

Giả sử hằng ngày bạn Tiến dành x phút để tập chạy. Hãy viết biểu thức với biến x biểu thị:

a) Quãng đường Tiến chạy được trong x phút, nếu chạy với vận tốc trung bình là 180m/ph.

b) Vận tốc trung bình của Tiến (tính theo km/h), nếu trong x phút Tiến chạy được quãng đường là 4500m.

Lời giải

a) Quãng đường Tiến chạy được là 180x (m)

b) Vận tốc trung bình của Tiến là: 4500/x (m/h)

Trả lời câu hỏi Toán 8 SGKTập 2 trang 24

Gọi x là số tự nhiên có hai chữ số (ví dụ x = 12). Hãy lập biểu thức biểu thị số tự nhiên có được bằng cách:

a) Viết thêm chữ số 5 vào bên trái số x (ví dụ 12 → 512, tức là 500 + 12);

b) Viết thêm chữ số 5 vào bên phải số x (ví dụ 12 → 125, tức là 12 x 10 + 5).

Lời giải

a) số tự nhiên mới là: 5. 100 + x

b) số tự nhiên mới là: 10x + 5

Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 SGK trang 25

Giải bài toán trong Ví dụ 2 bằng cách chọn x là số chó.

Lời giải

Gọi số x là chó, với điều kiện x là số nguyên dương và nhỏ hơn 36

Khi đó, số chân chó là 4x

Vì cả gà và chó là 36 con nên số gà là 36 – x và số chân gà là 2(36 – x)

Tổng số chân là 100 nên ta có phương trình:

4x + 2(36 – x) = 100

⇔ 4x + 72 - 2x = 100

⇔ 2x = 28

⇔ x = 14 (thỏa mãn các điều kiện của ẩn)

Vậy số chó là 14(con)

⇒ Số gà là: 36 – 14 = 22(con)

Giải bài 34 trang 25 SGK Toán tập 2 lớp 8

Mẫu số của một phân số lớn hơn tử số của nó là 3 đơn vị. Nếu tăng cả tử và mẫu của nó thêm 2 đơn vị thì được phân số mới bằng 1/2. Tìm phân số ban đầu.

Lời giải:

Gọi x là tử số của phân số (x ∈ Z, x ≠-3)

Mẫu số của phân số là x + 3

Phân số sau khi tăng cả tử và mẫu thêm hai đơn vị là:

Vì phân số mới bằng  nên ta có phương trình:

Khử mẫu:

2(x+2) = x+5

⇔ 2x + 4 = x + 5

⇔ x = 1

Ta thấy x = 1 thỏa mãn điều kiện đặt ra. Vậy phân số lúc đầu cần tìm là 

Giải bài 35 SGK Toán lớp 8 trang 25 tập 2

Học kì một, số học sinh giỏi của lớp 8A bằng 1/8 số học sinh cả lớp. Sang học kì hai, có thêm 3 bạn phấn đấu trở thàng học sinh giởi nữa, do đó số học sinh giỏi bằng 20% số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 8A có bao nhiêu học sinh?

Lời giải:

⇔3 = (1/5-1/8)x

⇔3 = 3x/40

⇔1 = x/40

⇔x = 40 ( thỏa mãn điều kiện)

Vậy số học sinh của lớp 8A là 40 học sinh.

Giải bài 36 SGK Toán lớp 8 tập 2 trang 26

(Bài toán nói về cuộc đời nhà toán học Đi-ô-phăng, lấy trong Hợp tuyển Hy Lạp - Cuốn sách gồm 46 bài toán về số, viết dưới dạng thơ trào phúng).

Thời thơ ấu của Đi-ô-phăng chiếm  cuộc đời.

 cuộc đời tiếp theo là thời thanh niên sôi nổi.

Thêm  cuộc đời nữa của ông sống độc thân.

Sau khi lập gia đình được 5 năm thì sinh một con trai.

Nhưng số mệnh chỉ cho con sông bằng nửa đời cha.

Ông đã từ trần 4 năm sau khi con trai mất.

Đi-ô-phăng sống bao nhiêu tuổi. Hãy tính cho ra.

Lời giải:

Gọi x là số tuổi của ông Đi-ô-phăng (x > 0, x ∈ N).

Thời thơ ấu của ông: 

Thời thanh niên: 

Thời gian sống độc thân: 

Thời gian lập gia đình đến khi có con và mất: 

Ta có phương trình:


⇔ 14x + 7x + 12x + 420 + 42x + 336 = 84x

⇔ 75x + 756 = 84x

⇔ 9x = 756

⇔ x = 84 (Thỏa mãn điều kiện đầu bài).

Vậy nhà toán học Đi-ô-phăng thọ 84 tuổi.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để giải toán lớp 8 SGK trang 24, 25, 26 tập 2 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Sách Giáo Khoa Toán lớp 8 tập 2

Thông tin

Trình bày: Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Nhà cung cấp: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Giới thiệu: Sách Giáo Khoa Toán lớp 8 tập 2, bao gồm 2 phần, và 4 chương: Phần đại số Chương III Phương trình bậc nhất một ẩn Chương IV Bất phương trình bậc nhất một ẩn Phần hình học Chương III Tam giác đồng dạng Chương IV Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều
MỤC LỤC

Phần đại số

  • Mở đầu về phương trình
  • Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
  • Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
  • Phương trình tích
  • Phương trình chứa ẩn ở mẫu
  • Giải bài toán bằng cách lập phương trình
  • Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp)
  • Ôn tập chương III
  • Liên hệ giữa thứ tự và phép Cộng
  • Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
  • Bất phương trình một ấn
  • Bất phương trình bậc nhất một ẩn
  • Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
  • Ôn tập Chương IV

Phần hình học

  • Định lí Ta-lét trong tam giác
  • Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
  • Tính chất đường phân giác của tam giác
  • Khái niệm hai tam giác đồng dạng
  • Trường hợp đồng dạng thứ nhất
  • Trường hợp đồng dạng thứ hai
  • Trường hợp đồng dạng thứ ba
  • Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
  • Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
  • Ôn tập Chương III
  • Hình hộp chữ nhật
  • Hình hộp chữ nhật (tiếp)
  • Thể tích của hình hộp chữ nhật
  • Hình lăng trụ đứng
  • Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
  • Thể tích của hình lăng trụ đứng
  • Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
  • Diện tích xung quanh của hình chóp đều
  • Thể tích của hình chóp đều
  • Ôn tập chương IV
  • Bài tập Ôn Cuối năm

  • Giải Toán Lớp 8
  • Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 8
  • Đề Kiểm Tra Toán Lớp 8
  • Sách Giáo Khoa Toán lớp 8 tập 1
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 8 Tập 1
  • Sách Bài Tập Toán Lớp 8 Tập 2

Phần đại số

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

Bài 1: Mở đầu về phương trình trang 5

Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải trang 7

Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 trang 10

Bài Luyện tập trang 13

Bài 4: Phương trình tích

Bài Luyện tập trang 17

Toán 8 tập 2 Bài 5: Phương trình chứa ẩn ở mẫu sgk trang 19

Bài Luyện tập trang 22

Toán đại 8 tập 2 Bài 6: Bài toán bằng cách lập phương trình sgk trang 24

Toán đại 8 tập 2 Bài 7: Bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp) sgk trang 26

Bài Luyện tập trang 31

Toán đại 8 tập 2 Bài Ôn tập chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn sgk trang 32

CHƯƠNG 4: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

Toán đại 8 tập 2 Bài 1: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng – sgk trang 35

Bài 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân – trang 37

Bài Luyện tập trang 40

Bài 3: Bất phương trình một ẩn – trang 41

Bài 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn trang 43

Bài Luyện tập trang 48

Bài 5: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối trang 49

Bài Ôn tập chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn trang 52

Bài: Ôn tập cuối năm Phần Đại số trang 130

Phần Hình học

CHƯƠNG 3: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG

Bài 1: Định lí Ta-lét trong tam giác Trang 56

Bài 2: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét Trang 59

Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác Trang 64

Bài 4: Khái niệm hai tam giác đồng dạng Trang 69

Bài 5: Trường hợp đồng dạng thứ nhất Trang 73

Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai Trang 75

Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ ba Trang 77

Bài 8: Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông Trang 81

Bài 9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng Trang 85

Bài: Ôn tập chương 3 Trang 89

CHƯƠNG 4: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH CHÓP ĐỀU

Bài 1: Hình hộp chữ nhật Trang 95

Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp) Trang 97

Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật Trang 101

Bài 4: Hình lăng trụ đứng Trang 106

Bài 5: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng Trang 109

Bài 6: Thể tích của hình lăng trụ đứng Trang 112

Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều Trang 116

Bài 8: Diện tích xung quanh của hình chóp đều Trang 119

Bài 9: Thể tích của hình chóp đều Trang 122

Bài: Ôn tập chương 4 Trang 125

Bài: Ôn tập cuối năm Phần Hình học Trang 130