Giải bài tập vật lý 8 trong sách bài tập bài 1

Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

1.1.  Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng?

A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.

B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.

C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.

D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.



1.2.  Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. 

        Câu mô tả nào sau đây là đúng?

A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.

B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.

C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.

D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

GIẢI THÍCH

Đáp án: A

1.3. Một ôtô chở khách đang chạy trên đường. Hãy chỉ rõ vạch làm mốc khi nói:

A. Ô tô đang chuyển động.                              

B. Ô tô đang đứng yên.

C. Hành khách đang chuyển động.                  

D. Hành khách đang đứng yên.

Đáp án: vật làm mốc là

A. mặt đường.

B. hành khách.

C. hàng cây bên đường.

D. ôtô

1.4. Khi nói trái đất quay quanh  Mặt Trời ta đã chọn vật nào làm mốc? 

Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn vật nào làm mốc?

Đáp án:

Khi nói trái đất quay quanh  Mặt Trời ta đã chọn mặt trời làm vật làm mốc. Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn một vật bất kì trên trái đất làm vật mốc.

1.5. Một đoàn tàu hỏa đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên tàu. Cây cối ven đường và tàu chuyển động hay đứng yên so với:

A. Người soát vé.         

B. Đường tàu.              

C. Người lái tàu.

Đáp án:

A. Chuyển động.

B. Cây cối đứng yên so với đường tàu, tàu chuyển động so với đường tàu.

C. Cây cối ven đường chuyển động so với người lái tài, tàu đứng yên so với người lái tàu.

1.6. Hãy nêu dạng của quỹ đạo và tên của những chuyển động sau đây:

A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

B. Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi.

C. Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang.

Đáp án:

A. Quỹ đạo tròn, chuyển động tròn đều.

B. Quỹ đạo thẳng, chuyển động thẳng.

C. Quỹ đạo cong, chuyển động cong.

1.7. Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy là không đúng?

A. Cột đèn bên đường chuyển động so với đoàn tàu.

B. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu.

C. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu.

D. Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu.

Đáp án: B

1.8. Khi xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật, thì vật được chọn làm mốc

A. phải là Trái Đất      

B. phải là vật đang đứng yên

C. phải là vật gắn với Trái Đất           

D. có thể là bất kì vật nào

Đáp án: D

1.9*. Câu nào sau đây mô tả chuyển động của một vật nặng được thả rơi từ một đỉnh cột buồm của một con thuyền đang chuyển động dọc theo dòng sông, là không đúng?

A. Cả người đứng trên thuyền và trên bờ đều thấy vật rơi dọc theo cột buồm.

B. Người đứng trên bờ thấy vật rơi theo phương cong.

C. Người đứng trên thuyền thấy vật rơi thẳng đứng

D. Người đứng trên bờ thấy vật rơi thẳng đứng.

Đáp án: A

1.10. Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì:

A. Máy bay đang chuyển động

B. Người phi công đang chuyển động

C. Hành khách đang chuyển động

D. Sân bay đang chuyển động

Đáp án: D

1.11. Khi đứng trên cầu nối giữa hai bờ sông rộng nhìn xuống dòng nước lũ đang chảy xiết ta thấy cầu như bị ‘trôi” ngược lại. Hãy giải thích vì sao ta có cảm giác đó?

Đáp án: lúc đó ta ngầm chọn vật mốc là dòng nước.

1.12. Minh và Nam đứng quan sát một em bé ngồi trên võng đu đang quay ngang.
Minh thấy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay không đổi nên cho rằng em bé đứng yên.
Nam thấy vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm đu quay nên cho rằng em bé chuyển động. Ai đúng, ai sai. Tại sao?

Đáp án: Cả hai đều đúng vì cả hai chọn vật mốc khác nhau. Minh chọn vật mốc là tâm đu quay. Nam chọn vật mốc là một vật khác xung quanh đó.

1.13. Long và Vân cùng ngồi trong một khoang tàu thủy đang đậu ở bến. Long nhìn qua cửa sổ bên trái quan sát một tàu khác bên cạnh và nói tàu mình đang chạy. Vân nhìn qua cửa sổ bên phải quan sát bến tàu và nói rằng tàu mình đứng yên.

Ai nói đúng? Vì sao hai người lại có nhận xét khác nhau?

Đáp án: Cả hai đều đúng vì Long chọn vật mốc là tàu đang chạy còn Vân chọn vật mốc là bến tàu.

1.14. Chuyện hai người lái tàu thông minh và quả cảm: Năm 1935, trên chặng đường sắt nối giữa hai ga En-nhi-cốp và O-li-san-tra thuộc nước Nga, anh lái tàu Boóc-xép phát hiện từ xa một dãy các toa của đoàn tàu phía trước tuột móc nối, đang lăn ngược về phía mình do tụt dốc. Thật là khủng khiếp nếu cả dãy toa kia băng băng xuống dốc lao thẳng vào đoàn tàu của anh.

Trong giây phút nguy hiểm đó, Boóc-xép liền hãm tàu mình lại rồi cho tàu chạy lùi, nhanh dần cho tới khi nhanh bằng các toa tàu đang tụt dốc. Nhờ vật, anh đã đón cả dãy toa kia áp sát vào tàu mình một cách êm nhẹ, không bị hư hại gì.

Em hãy giải thích cơ sở khoa học của cách xử lý thông minh của người lái tàu Boóc-xép.

Đáp án: làm như vậy là để tránh va chạm, cơ sở khoa học là nếu hai vật có cùng vận tốc và cùng chuyển động trên một quỹ đạo thì xem như hai vật này đang đứng yên so với nhau.

1.15. Hai ô tô chuyển động cùng chiều và nhanh như nhau trên một đường thẳng. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của hai xe?

A. Hai xe cùng chiều chuyển động so với cây cối ven đường

B. Hai xe cùng đứng yên so với các người lái xe

C. Xe này chuyển động so với xe kia

D. Xe này đứng yên so với xe kia.

Đáp án: C

1.16. Chọn câu đúng:  Một vật đứng yên khi:

A. Vị trí của nó so với một điểm mốc luôn thay đổi

B. Khoảng cách của nó đến một đường thẳng mốc không đổi

C. Khoảng cách của nó đến một điểm mốc không đổi

D. Vị trí của nó so với vật mốc không đổi

Đáp án: C

1.17. Có thể em chưa biết, Máy bay thử nghiệm: Trong các phòng thí nghiệm về khí động học (nghiên cứu về chuyển động và tác dụng của không khí lên vật chuyển động), để nghiên cứu các hiện tượng xảy ra các máy bay đang bay, người ta tạo ra những mô hình máy bay có kích cỡ, chất liệu hoàn toàn như thật, rồi thổi luồng gió vào mô hình này

Hãy giải thích vì sao cách làm trên vẫn thu được kết quả đúng như máy bay đang bay.


Đáp án: Vì chuyển động khi máy báy đang bay là ta ngầm chọn không khí làm vật mốc. Còn thí nghiệm thì ta chọn máy bay làm vật mốc nên kết quả này không thay đổi.


Page 2

Bài 12: SỰ NỔI

12.1. Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ.

A. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.

B. bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

C. bằng trọng lượng của vật .

D. bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.

Đáp án: B

12.2. Cùng một vật, nổi trên hai chất lỏng khác nhau (H.12.1). Hãy so sánh lực đẩy Ác-si-mét trong hai trường hợp đó. Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn? Tại sao?

Đáp án: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét cân bằng với trọng lượng của vật nên lực đẩy Ác-si-mét trong hai trường hợp đó bằng nhau (và bằng trọng lượng của vật).


Trọng lượng riêng của chất lỏng trong trường hợp thứ nhất lớn hơn trọng lượng riêng trong trường hợp thứ hai.

Vì ta biết lực đẩy Ác-si-mét FA1=d1V1 (trường hợp 1), FA2=d2V2 (trường hợp 2).

Mà FA1=FA2 và V1>V2 (nhìn thấy trên hình 12.1 trong SBT).

(V1, V2 là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ trong hai trường hợp). Do đó, d1


12.3. Tại sao một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp thành thuyền thả xuống nước lại nổi?

Đáp án: Lá thiếc mỏng được vo tròn lại, thả xuống nước thì chìm, vì trọng lượng riêng của lá thiếc lúc đó lớn hơn trọng lượng của nước.

Lá thiếc đó được gấp thành thuyền, thả xuống nước lại nổi, vì trọng lượng riêng trung bình của thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước (thể tích của thuyền lớn hơn rất nhiều lần thể tích của lá thiếc vo tròn nên trọng lượng riêng trung bình của thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước).

12.4. Hình 12.2. vẽ hai vật giống nhau vẽ hình dạng và kích thước nổi trên nước. Một làm bằng li-e (khối lượng riêng 200kg/m3) và một làm bằng gỗ khô (khối lượng riêng 600kg/m3). Vật nào là li-e? vật nào là gỗ khô? Giải thích.

Đáp án: Vật nổi trên chất lỏng khi trọng lượng của vật cân bằng với lực đẩy Ác-si-mét. Nhưng lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Khối lượng riêng của vật càng nhỏ hơn so với khối lượng riêng của chất lỏng thì phần vật chìm trong chất lỏng sẽ càng nhỏ. Theo bài ra thì mẫu thứ nhất là li-e, mẫu thứ 2 là gỗ khô.

12.5. Gắn một quả cầu bằng chì vào giữa mặt đang nổi trên mặt nước của một miếng gỗ (H.12.3). Nếu quay ngược miếng gỗ cho quả cầu nằm ngang trong nước thì mực nước có thay đổi không? Tại sao?

Đáp án: Do lực đẩy Ác-si-mét trong cả hai trường hợp đều có độ lớn bằng trọng lượng của miếng gỗ và quả cầu, nên thể tích nước bị chiếm chỗ trong hai trường hợp đó cũng bằng nhau và mực nước trong bình không thay đổi.

12.6. Một chiếc sà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Xác định trọng lượng của sà lan biết sà lan ngập sâu trong nước 0,5m. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

Đáp án: Trọng lượng của sà lan có độ lớn bằng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên sà lan. P=FA=dV=10000.4.2.0,5=40000N.

12.7. Một vật có trọng lượng riêng là 26000N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật nhập vào trong nước thì lực kế chỉ 150N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 .

Đáp án: Ta có d=26000N/m3, Pn=150N, dn=10000N/m3. Tính P=?


Nhúng chìm vật trong nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét nên vật nhẹ hơn ngoài không khí. Vì lực đẩy Ác-si-mét chính là hiệu số giữa trọng lượng của vật ở ngoài không khí với trọng lượng của vật ở trong nước nên: FA=P-Pn

Trong đó FA là lực đẩy Ác-si-mét, P là trọng lượng của vật ở trong không khí, Pn là trọng lượng của vật ở trong nước.

Hay dnV=dV-Pn. Ở đây V là thể tích của vật, dn là trọng lượng riêng của nước, d là trọng lượng riêng của vật.

Suy ra: dV-PnV=Pn ↔ V(d-dn)=Pn ↔V=Pn/(d-dn).

Vậy ở ngoài không khí vật nặng : P=V.d=(Pn.d)/(d-dn)=243,75 N


12.8. Nếu thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc (Ag) vào thủy ngân (Hg) thì

A. nhẫn chìm vì dAg < dHg                  

B. nhẫn nổi vì dAg < dHg

C. nhẫn chìm vì dAg < dHg                  

B. nhẫn nổi vì dAg < dHg

12.9. Thả một vật đặc có trọng lượng riêng dv, vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng là dl thì

A. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên lơ lửng trong chất lỏng khi dV > dl

B. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một phần mặt chất lỏng khi dV = dl

C. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nằm im tại đáy khi dV > dl

D. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một nửa trên mặt chất lỏng khi dV = 2dl  

Đáp án: C

12.10. Cùng một vật được thả vào bốn bình đựng bốn chất lỏng khác nhau (H.12.4). Hãy dựa vào hình vẽ hãy so sánh trọng lượng riêng của các chất lỏng

A. d1 > d2 > d3 > d4               

B. d4 > d1 > d2 > d4

C. d3 > d2 > d1 > d4                

B. d4 > d1 > d3 > d2


12.11. Hai vật 1 và 2 có cùng thể tích được thả vào một bình đựng nước. Vật 1 chìm xuống đáy bình, vật 2 lơ lửng trong nước. Nếu gọi P1 là trọng lượng của vật 1, F1 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật 1; P2 là trọng lượng của vật 2, F2 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật 2 thì

A. F1 = F2 và P1 > P2              

B. F1 > F2 và P1 > P2

C. F1 = F2 và P1 = P2              

B. F1 < F2 và P1 > P2

Đáp án: A

12.12. Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì

A. trọng lượng riêng của chất làm quả cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

B. lực đẩy Ác-si-mét luôn bằng trọng lượng của quả cầu

C. lực đẩy Ác-si-mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó nhỏ dần tới nhỏ hơn trọng lượng của quả cầu.

12.13. Một phao bơi có thể tích 25dm3 và khối lượng 5kg, hỏi lực năng tác dụng vào phao khi dìm phao trong nước? Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3

12.14. Một chai thủy tinh có thể tích 1,5 lít và khối lượng 250g. Phải đổ vào chai ít nhất bao nhiêu nước để chìm nó trong nước? Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3

12.15. Một xà lan có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 10m x 4m x 2m. Khối lượng của xà lan và các thiết bị đặt trên xà lan bằng 50 tấn. Hỏi có thể đặt vào xà lan hai kiện hàng, mỗi kiện nặng 20 tấn không? Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3

12.16. Đố vui. Hàng năm có rất nhiều du khách đến thăm Biển Chết (nằm giữa I-xra-ren và Gioóc-đa-ni) Biển mang tên này, vì nước ở đây rất mặn, khiến các sinh vật biển không thể sinh sống được.

Người ta đến thăm Biển Chết không phải chỉ vì phong cảnh mà còn vì một điều kỳ lạ là mọi người có thể nổi trên mặt biển dù không biết bơi (H.12.5). Em hãy giải thích tại sao?