Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 11

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương - Tuần 20 trang 11 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Luyện tập giới thiệu địa phương

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 11: Tập làm văn

  Hãy viết về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em. (M : Phát triển phong trào trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề phụ, giữ gìn xóm làng hay phố phường sạch đẹp,...)

Trả lời:

   Mở bài : Phường nơi em ở tương đối nghèo so với các phường trong quận và tập trung nhiều người lao động ở nơi khác đến. Tuy vậy, trong thời gian qua nhân dân trong Phường đã làm được nhiều việc tốt, đáng kể nhất là việc giữ gìn đường phố sạch đẹp.

   Thân bài : Trước kia, ít ai chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh chung. Các ngõ hẻm thường ngập ngụa rác, nước thải. Các nhà trọ nhếch nhác, quần áo phơi ngay lối đi. Mỗi khi có khách đến nhà em, đi qua ngõ, mẹ em lộ vẻ ngại ngùng. Thời gian sau này, thường xuyên xuống thăm các tổ dân phố các vị lãnh đạo trong Phường thống nhất phát động bà con tham gia giữ gìn thành phố sạch đẹp. Ngày chủ nhật, từng tốp thanh niên xung kích bắc loa kêu gọi mọi nhà làm vệ sinh nhà ở, phần hẻm trước cửa nhà. Ai nấy mang chổi quét sạch rác, nhổ cỏ khơi thông cống rãnh. Lũ muỗi trốn dưới cống bị xịt thuốc tiêu diệt sạch. Không những thế, các tờ giấy quảng cáo dán trên cột điện được lột ra, các số điện thoại in trên tường nhà được cạo đi, quét lại sơn mới. Mọi người vui vẻ lao động trong tiếng trống ếch của đội thiếu nhi. Các anh chị đoàn viên vừa giúp bà con dọn dẹp, vừa cười nói ầm ĩ. Kết thúc buổi sáng, nhà cửa, các ngõ hẻm trong Phường sạch sẽ, quang đãng hẳn ra. Ai nấy tươi cười, lộ vẻ hài lòng.

   Kết bài : Từ đó trở về sau, người dân trong phường vẫn tiếp tục phát huy việc giữ gìn đường phổ sạch đẹp. Khu phố nơi em ở đã đổi mới, thay đổi bộ mặt. Bà con đang phấn đấu trở thành : “Khu phố văn hóa”.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương - Tuần 20 trang 11 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Dưới đây là những gợi ý ôn tập và giải vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2 mà Kiến Guru muốn chia sẻ đến bạn đọc. Bài viết sắp xếp các bài theo thứ tự giống với trong vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2 hiện tại, rất phù hợp cho các bạn đọc theo dõi và tra khảo. Mời các bạn cùng khám phá cùng Kiến nhé!

Những hoạt động và nội dung của vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2

Chương trình dạy và học vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2 bao gồm những nội dung sau.

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.1. Quy tắc viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức

1.2. Công dụng của một số loại dấu câu Dấu gạch ngang: đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê, nối các từ ngữ nằm trong một liên danh; dấu ngoặc kép: đánh dấu nhan đề của một tác phẩm, tài liệu; dấu ngoặc đơn: đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung)

2.1. Từ điển, công dụng của từ điển, cách sắp xếp các từ và cách tìm nghĩa của từ trong từ điển

2.2. Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng

2.3. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt

2.4. Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong việc biểu đạt nghĩa

3.1. Danh từ, động từ, tính từ; cách dùng thông dụng

3.2. Danh từ riêng và danh từ chung

3.3. Câu và thành phần chính của câu, câu hoàn chỉnh và câu chưa hoàn chỉnh

3.4. Trạng ngữ của câu

4.1. Câu chủ đề của đoạn văn

4.2. Cấu trúc ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của văn bản

4.3. Các kiểu loại văn bản

– Văn bản tự sự: bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến; bài văn kể lại câu chuyện, có kèm tranh minh hoạ

– Văn bản miêu tả: bài văn tả địa điểm, con vật, cây cối

– Văn bản biểu cảm: đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật

– Văn bản nghị luận: đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, nhân vật hay một sự việc, nêu lí do vì sao có ý kiến như vậy

– Văn bản thông tin (thuyết minh và nhật dụng): bài hướng dẫn các bước thực hiện một công việc; báo cáo thảo luận nhóm, giấy mời, đơn, thư cảm ơn hoặc xin lỗi, thư trao đổi công việc

5. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, kí hiệu, số liệu

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1. Chủ đề (tường minh)

2. Cốt truyện (theo trình tự thời gian)

3. Chuyện có thật và chuyện tưởng tượng

4. Hình ảnh trong thơ

5. Lời thoại trong kịch bản văn học

NGỮ LIỆU

1.1. Văn bản văn học

– Truyện, văn xuôi: truyện cổ, truyện ngắn, truyện vui, truyện phiêu lưu, truyện danh nhân; đoạn (bài) văn miêu tả

– Thơ, văn vần: đoạn thơ, bài thơ,

đồng dao, ca dao, tục ngữ

– Kịch bản văn học

Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 300 – 350 chữ, bài miêu tả khoảng 250 – 280 chữ, thơ khoảng 120

– 140 chữ

1.2. Văn bản thông tin

– Văn bản thuyết minh: giới thiệu bản tin; văn bản tường thuật/tường trình; văn bản giới thiệu sách/phim; thuyết minh một sự vật, hiện tượng

– Văn bản nhật dụng: giấy mời, thư trao đổi công việc, đơn, quảng cáo, tờ rơi, báo cáo làm việc nhóm

Độ dài của văn bản: khoảng 200 chữ

2. Gợi ý văn bản (Phụ lục)

Hướng dẫn giải vở bài tập tiếng Việt lớp 4 tập 2

TUẦN 19

Câu 1 (trang 1 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

Con người là sinh vật kì diệu nhất trên trái đất. Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, khám phá những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chinh phục đại dương, chinh phục khoảng không gian vũ trụ bao la. Họ còn biết làm thơ, vẽ tranh, sáng tác âm nhạc, tạo ra những công trình kiến trúc tuyệt mĩ,… Họ đã làm cho trái đất trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Con người xứng. đáng được gọi là “hoa của đất”.

(sinh / xinh, biếc / biết, sáng / xáng, tuyệc / tuyệt, sứng / xứng)

Câu 2 (trang 1 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

a) sắp sếp, sáng sủa, sản sinh, tinh sảo, bổ xung, sinh động

– Từ viết đúng chính tả: sáng sủa, sản sinh, sinh động

– Từ viết sai chính tả: sắp sếp, tinh sảo, bổ xung

b) thân thiếc, thời tiết, công việc, nhiệc tình, chiết cành, mải miếc

– Từ viết đúng chính tả: thời tiết, công việc, chiết cành

– Từ viết sai chính tả: thân thiếc, nhiệc tình, mải miếc.

  • Luyện từ và câu Tuần 19 trang 2, 3

Câu 1 (trang 2 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

X Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

X Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.

X Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm.

X Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.

X Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

Câu 2 (trang 2 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

X Chỉ sự vật (người, con vật hay cây cối, đồ vật được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Câu 3 (trang 2 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

X Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành.

II – Luyện tập (trang 3)

Câu 1 (trang 3 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. X Trong rừng, chim chóc hót véo von. X Thanh niên lên rẫy. X Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. X Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. X Các cụ già chụm đầu bên những chén rượu cần.

Câu 2 (trang 3 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

A B
a) Các chú công nhân Các chú công nhân đang chở vật liệu ra công trường.
b) Mẹ em Mẹ em đang chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà.
c) Chim sơn ca Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm.

Câu 3 (trang 3 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

– Sáng sớm, mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất.

– Bà con nông dân đang hối hả gặt lúa.

– Trên đường làng, các bạn nhỏ tung tăng cắp sách đến trường.

– Trên những thửa ruộng vừa gặt xong, các chú công nhân đang cày ruộng, chuẩn bị cho một mùa gieo cấy mới.

– Trên nền trời xanh thẳm, đàn chim gáy cất cánh bay dưới nắng mai ấm áp.

  • Tập làm văn Tuần 19 trang 4

Câu 1 (trang 4 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

a) Giống nhau: Các giai đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp sách.

b) Khác nhau : – Đoạn a Giới thiệu ngay chiếc cặp – đồ vật cần miêu tả.

– Đoạn b, c : Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiêu đồ vật định tả.

Câu 2 (trang 4 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

a) Mở bài trực tiếp:

Chiếc bàn xếp nhỏ xinh này là người bạn thân thiết của em bao năm qua.

b) Mở bài gián tiếp:

Đầu năm học vừa qua, ba mẹ em trang bị cho em nhiều dụng cụ học tập mới nào bút, nào thước, cặp sách. Trong đó em thích nhất là chiếc bàn xếp do chính ba em đóng.

  • Luyện từ và câu Tuần 19 trang 5

Câu 1 (trang 4 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

– Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường: tài hoa, tài giỏi, tài đức, tài ba, tài năng

– Tài có nghĩa là “tiền của”: tài nguyên, tài trợ, tài sản, tài lộc

Câu 2 (trang 5 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

– Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài hoa.

– Vùng núi phía Bắc nước ta có rất nhiều tài nguyên chưa được khai thác hết.

Câu 3 (trang 5 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

X Người ta là hoa đất

X Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

Câu 4 (trang 5 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

– Em thích câu “Người ta là hoa đất” vì đây là câu nói ca ngợi con người. Còn con người là tinh hoa, là thứ quý giá của đất mẹ.

– Em thích câu “Nước lã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan” Vì đây là câu nói ca ngợi những con người tài năng, giàu ý chí và nghị lực, nhờ đó, đã làm nên được nghiệp lớn.

  • Tập làm văn Tuần 19 trang 6

Câu 1 (trang 5 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

a, Má bảo : “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền. ” Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.

b, Đó là cách kết bài theo kiểu mở rộng.

Câu 2 (trang 6 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

Đề c : Tả cái trống trường em

Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.

Đề b : Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

TUẦN 20

  • Chính tả Tuần 20 trang 7,8

Câu 1 (trang 6 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

a) ch hoặc tr

Chuyền trong vòm lá

Chim có gì vui

Mà nghe ríu rít

Như trẻ reo cười ?

b) uôt hoặc uôc

– Cày sâu cuốc bẫm.

– Mang dây buộc mình.

– Thuốc hay tay đảm.

– Chuột gặm chân mèo.

Câu 2 (trang 7 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

a) Tiếng có âm ch hoặc tr:

Đãng trí bác học

Một nhà bác học có tính đãng trí đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vé đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà chẳng thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo .

– Thôi, ngài không cần xuất trình vé nữa.

– Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói :

– Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ !

b) Tiếng có vần uôt hoặc uôc:

Vị thuốc quý

Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Ông dùng rất nhiều thứ thuốc bổ mà vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông :

– Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường thành phố.

Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với bác sĩ:

Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.

Bác sĩ mỉm cười :

– Không phải những quả táo bình thường kia chữa khỏi bệnh cho ngài đâu. Chính những cuộc đi bộ hằng ngày mới là vị thuốc quý, vì chúng bắt buộc ngài phải vận động.

  • Luyện từ và câu Tuần 20 trang 8

Câu 1 (trang 8 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển trường sa.

Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

Câu 2 (trang 8 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Viết một đoạn văn khoảng năm câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng các kiểu câu Ai làm gì ?

Sáng hôm qua là ngày tổ em trực nhật, vì thế cả tổ ai cũng đi học sớm hơn mọi ngày. Theo sự phân công của tổ trưởng chúng em bắt tay vào làm việc. Hai bạn Hiếu và Vân quét thật sạch nền lớp. Bạn Trâm lau chùi bàn cô giáo và bảng đen, giặt khăn lau. Hai bạn Phát và Hào kê lại bàn ghế. Em lấy chổi lông gà quét thật sạch bụi trên bàn ghế và giá sách cuối lớp. Bạn Ngọc tổ trưởng quét hành lang, bậc thềm. Chỉ một lúc sau, chúng em đã làm xong mọi việc.

  • Tập làm văn Tuần 20 trang 9

Đề 4:

Đầu năm học lớp 4, ba em tự tay đóng cho em một cái bàn học bằng gỗ ép rất đẹp.

Mẹ em đem cái bàn xinh xắn ấy đặt bên cửa sổ trong phòng em, bên cạnh là một giá sách, tạo cho em một góc học tập hết sức lí tưởng. Cái bàn được ba em tự tay đóng nên rất vừa với em. Cái bàn cao 0,7m, mặt bàn rộng 0,35m, dài 0,6m. Ngăn của chiếc bàn được ba em chia thành hai hộc, một hộc lớn đủ để đựng rộng rãi một chiếc cặp sách, một hộc nhỏ dùng để đựng giấy kiểm tra, bút, thước kẻ. Đặc biệt cả hai ngăn bàn đều có thể kéo ra, đẩy vào, mỗi ngăn có một bộ khóa nho nhỏ, xinh xắn. Bàn được làm bằng một thứ ván ép màu nâu, đường vân nổi rõ trên nền gỗ sáng bóng trông như màu hổ phách rất đẹp.

Mỗi khi ngồi vào bàn học em luôn cảm thấy vô cùng thoải mải, có lẽ bởi chiều cao vừa vặn của nó so với chỗ ngồi của em nhưng cũng có lẽ bởi tình cảm và sự tin yêu của ba mẹ gửi vào từng góc bàn, từng ngăn bàn. Em cảm thấy cái bàn như một người bạn nhỏ, luôn dang rộng vòng tay và hân hoan chờ đón em, cùng em tiến bộ từng ngày qua từng bài học.

Em giữ gìn bàn học của mình rất cẩn thận, không rạch lên mặt bàn, thường xuyên lau chùi bàn sạch sẽ. Em yêu quý cái bàn học của mình nhiều lắm.

  • Luyện từ và câu Tuần 20 trang 10

Câu 1 (trang 10 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

a, tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, du lịch, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi.

b, vạm vỡ, cân đối, rắn rỏi, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, lực lưỡng, dẻo dai, nhanh nhẹn.

Câu 2 (trang 10 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

Bóng đá, bóng chuyển, cẩu lông, đá cầu, cử tạ, điền kinh, nhảy cao, nhảy xa, bắn súng, bơi lội, đấu kiếm xà đơn, xà kép, trượt tuyết, leo núi, cờ vua, cờ tướng, bóng chày, đấu vật.

Câu 3 (trang 10 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

a,- Khỏe như trâu

Khỏe như hùm

b,- Nhanh như gió

– Nhanh như chớp

Câu 4 (trang 10 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):

Những người ăn được, ngủ được thì sẽ có được sức khỏe tốt, sung sướng chẳng kém gì tiên. Những người ăn ngủ không ngon thì không những mất tiền (do bị bệnh) mà còn mang nỗi lo vào mình.

  • Tập làm văn Tuần 20 trang 11

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 11 Tập làm văn

Mở bài : Phường nơi em ở tương đối nghèo so với các phường trong quận và tập trung nhiều người lao động ở nơi khác đến. Tuy vậy, trong thời gian qua nhân dân trong Phường đã làm được nhiều việc tốt, đáng kể nhất là việc giữ gìn đường phố sạch đẹp.

Thân bài : Trước kia, ít ai chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh chung. Các ngõ hẻm thường ngập ngụa rác, nước thải. Các nhà trọ nhếch nhác, quần áo phơi ngay lối đi. Mỗi khi có khách đến nhà em, đi qua ngõ, mẹ em lộ vẻ ngại ngùng. Thời gian sau này, thường xuyên xuống thăm các tổ dân phố các vị lãnh đạo trong Phường thống nhất phát động bà con tham gia giữ gìn thành phố sạch đẹp. Ngày chủ nhật, từng tốp thanh niên xung kích bắc loa kêu gọi mọi nhà làm vệ sinh nhà ở, phần hẻm trước cửa nhà. Ai nấy mang chổi quét sạch rác, nhổ cỏ khơi thông cống rãnh. Lũ muỗi trốn dưới cống bị xịt thuốc tiêu diệt sạch. Không những thế, các tờ giấy quảng cáo dán trên cột điện được lột ra, các số điện thoại in trên tường nhà được cạo đi, quét lại sơn mới. Mọi người vui vẻ lao động trong tiếng trống ếch của đội thiếu nhi. Các anh chị đoàn viên vừa giúp bà con dọn dẹp, vừa cười nói ầm ĩ. Kết thúc buổi sáng, nhà cửa, các ngõ hẻm trong Phường sạch sẽ, quang đãng hẳn ra. Ai nấy tươi cười, lộ vẻ hài lòng.

Kết bài : Từ đó trở về sau, người dân trong phường vẫn tiếp tục phát huy việc giữ gìn đường phố sạch đẹp. Khu phố nơi em ở đã đổi mới, thay đổi bộ mặt. Bà con đang phấn đấu trở thành : “Khu phố văn hóa”.

Kết luận

Trên đây là một số gợi ý ôn tập và giải vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2 mà Kiến biên soạn. Dựa vào lời giải của Kiến, các bạn sẽ có thêm một cách trình bày đầy đủ hơn về các bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2. Mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo cũng như giúp ích cho các bạn ôn luyện để chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác trên trang của Kiến Guru để có thêm nhiều tài liệu bổ ích. Hãy nhanh tay download app Kiến Guru ngay để tìm kiếm và cập nhật nhiều hơn những kiến thức bổ ích nhé!