Giáo án bài hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Đại số - Tiết 30 - Bài 1: Phương trình bậc nhất hai ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Chương 3: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Ngày soạn:15/11/2010 Ngày dạy :18/11/2010 Tiết 30 § 1 PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN I. Mục tiêu: - HS nắm được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó. - Hiểu tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn và biểu diễn hình học của nó. - Biết cách tìm công thức nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của một phương trình bậc nhất hai ẩn. II. Chuẩn bị của gv và hs: HS: - Ôn phương trình bậc nhất một ẩn. - Thước kẻ, compa. III. Tiến trình dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1:Đặt vấn đề và giới thiệu nội dung chương III GV: *Ví dụ trong bài toán cổ:[sgk] Nếu ta kí hiệu số gà là x, số chó là y thì - Giả thiết có 36 con vừa gà vừa chó được mô tả bởi hệ thức : x + y = 36 - Giả thiết có tất cả 100 chân mô tả bởi hệ thức 2x + 4y = 100 Đó là ví dụ về phương trình bậc nhất có hai ẩn số. GV giới thiệu nội dung chương III HS mở“Mục lục”t137 SGK theodõi. HS đọc bài toán: “Vừa gà vừa chó Bó lại cho tròn Ba mươi sáu con Một trăm chân chẵn” Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó? Hoạt động 2.1. Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn GV: Phương trình :x + y = 36; 2x + 4y = 100 Là các ví dụ về PT bậc nhất hai ẩn ?Gọi a là hệ số của x; b là hệ số của y; c là hằng số thì phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng nào ? ?Lấy ví dụ về PT bậc nhất hai ẩn? *Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng ax + by = c [a,b không đồng thời bằng o] HS: -Nhắc lại định nghĩa phương trình bậc nhất hai ẩn. -Đọc ví dụ 1 tr5 SGK. HS lấy ví dụ về PT bậc nhất hai ẩn ?Trong các phương trình sau, PT nào là PT bậc nhất hai ẩn. a] 4x – 0,5y = 0 b] 3x2 + x = 5 c] 0x + 8y = 8 d] 3x + 0y = 0 e] 0x + 0y = 2 f] x + y – z = 3 HS trả lời và giải thích rõ những phương trình là PT bậc nhất một ẩn, những PT không phải là PT bậc nhất một ẩn Xét phương trình :x + y = 36, Ta thấy x = 2; y = 34 thì giá trị của vế trái bằng vế phải. Ta nói cặp số x = 2, y = 34 [hay [2; 34]] là một nghiệm của phương trình. ?Hãy chỉ ra một nghiệm khác của PT đó. ?Khi nào cặp số [x0,y0] được gọi là một nghiệm của PT? ? Nghiệm của phương trình là gì ? HS thay số và tính giá trị để thấy VT = VP HS : [1; 35]; [6; 30],... - Nếu tại x = x0, y = y0 mà giá trị hai vế của PT bằng nhau thì cặp số [x0, y0] được gọi là một nghiệm của PT - Ví dụ 2: Cho PT: 2x – y = 1 Chứng tỏ cặp số [3; 5] là một nghiệm của PT a] Kiểm tra xem cặp số [1; 1] và [0,5; 0] có là nghiệm của PT 2x – y = 1 hay không? -GV :Trong mp toạ độ, mỗi nghiệm [x0, y0] được biểu diễn bởi điểm có toạ độ [x0, y0] - GV yêu cầu HS làm ?1 HS: Thay x = 3; y = 5 vào PT VT= 2.3 –5 = 1=VP Vậy [3; 5] là một nghiệm của PT. a] Cặp số [1; 1] Thay x = 1; y = 1 vào vế trái PT 2x – y = 1,ta được 2.1 – 1 = 1 = VP => [1; 1] là một nghiệm của PT * Cặp số [0,5; 0] .T.tự->[0,5;0] là một nghiệm của PT. b] ?Tìm thêm một nghiệm khác của pt.? Nêu nhận xét về số nghiệm của pt 2x – y = 1? - GV : Lưu ý cho học sinh các k/n: tập nghiệm ,các phép biến đổi pt. ?Thế nào là hai PT tương đương? ? Phát biểu qui tắc chuyển vế, qui tắc nhân khi biến đổi pt. b] HS : [0; -1]; [2; 3]... - Phương trình 2x – y = 1 có vô số nghiệm, mỗi nghiệm là một cặp số Hoạt động 3.2. Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn GV: Pt bậc nhất hai ẩn có vô số nghiệm số, ltn để biểu diễn tập nghiệm của pt? Ta nhận xét pt: 2x – y = 1 [2] ? Biểu thị y theo x Vậy pt [2] có nghiệm TQ là: HS: y = 2x – 1 Tập nghiệm của pt[2] là:S ={[x; 2x –1]/xÎ R} ?Trong mp toạ độ Oxy, tập hợp các điểm biểu diễn các nghiệm của pt [2] là gì? * Là đường thẳng 2x – y = 1. ?Vẽ đường thẳng 2x – y = 1 ? HS vẽđường thẳng 2x -y = 1 Một HS lên bảng vẽ. * Xét PT 0x + 2y = 4 [4] ?Hãy chỉ ra vài nghiệm của pt [4] ?Nghiệm TQ của pt [4] biểu thị thế nào? GV: PT được thu gọn là: 0x + 2y = 4 2y = 4 y *Đường thẳng y = 2 song song với trục hoành, cắt trục tung tại điểm 2. ? Vẽ đường thẳng y = 2? HS nêu vài nghiệm của PT như [0; 2]; [-2; 2]; [3; 2]... O y x 2 y = 2 HS Xét pt : 0x + y = 0 - Nêu nghiệmTQcủa pt - Đường thẳng biểu diễn tậpnghiệmlà đường như thế nào? * Xét PT 4x + 0y = 6 [5] - Nêu nghiệm TQ của pt ? - Đường thẳng biểu diễn tập nghiệm là đường như thế nào? Bài 3 tr7 SGK : Xét PT x + 0y = 0 - Nêu nghiệm tổng quát của PT. - Đ/thẳng biểu diễn tập nghiệm của PT là đường nào? GV: Một cách tổng quát[ SGK] HS :- Nghiệm TQ của PT là - Đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của pt là y = 0, trùng với trục hoành. * Nghiệm TQ của pt là - Đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của PT là đường thẳng song song với trục tung, cắt trục hoành tại 1,5. * Nghiệm TQ của PT là - Đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của PT là đường thẳng trùng với trục tung. *Một HS đọc to phần “Tổng quát” SGK Hoạt động 4. Củng cố - Thế nào là PT bậc nhất hai ẩn? Nghiệm của PT bậc nhất hai ẩn là gì? - PT bậc nhất hai ẩn có bao nhiêu nghiệm số. Cho HS làm bài 2[a] tr7 SGK a] 3x - y = 2 HS trả lời câu hỏi - HS nêu nghiệm TQ của PT: - Một HS vẽ đường thẳng 3x – y= 2 D. Hướng dẫn về nhà - Bài tập số 1, 2, 3 tr7 SGK - Bài 1, 2, 3, 4 tr3, 4 SBT. Ngày soạn:19/11/2010 Ngày dạy: 22/11/2010 Tiết 31 HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN. a. Mục tiêu: - HS nắm được khái niệm nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. - Phương pháp minh hoạ hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Khái niệm hai hệ phương trình tương đương. b Chuẩn bị của gv và hs: GV: - Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập, vẽ đường thẳng. - Thước thẳng, êke. HS: - Thước kẻ, ê ke. c. Tiến trình dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1:Kiểm tra HS1: - Định nghĩa phương trình bậc nhất hai ẩn. - Cho ví dụ? HS2: Cho phương trình3x – 2y = 6 -Viết nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình. HS1: - Trả lời câu hỏi như SGK HS lớp nhận xét bài của các bạn HS2 [x;] Hoạt động 2: 1. Khái niệm về hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn GV yêu cầu HS xét hai phương trình: 2x + y = 3 và x – 2y = 4 Thực hiện ?1 GV: Ta nói cặp số [2; -1] là một nghiệm của hệ phương trình Hãy đọc “Tổng quát” đến hết mục 1 tr19 SGK? Một HS lên bảng thực hiện. HS đọc “Tổng quát” SGK Hoạt động 3 2. Minh hoạ hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn GV: Mỗi điểm thuộc đường thẳng x + 2y = 4 có toạ độ như thế nào với phương trình x + 2y = 4? - Để xét xem một hệ phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm, ta xét các ví dụ sau: HS: Mỗi điểm thuộc đường thẳng x + 2y = 4 có toạ độ thoả mãn phương trình x + 2y = 4, hoặc có toạ độ là nghiệm của phương trình x + 2y = 4 Ví dụ 1: Xét hệ phương trình HS biến đổi x + y = 3 Þ y = -x + 3 x – 2y = 0 Þ y = x ?Hãy biến đổi các phương trình trên về dạng hàm số bậc nhất, rồi xét xem hai đường thẳng có vị trí tương đối thế nào với nhau.? Xác định toạ độ giao điểm hai đường thẳng? Thử lại xem cặp số [2; 1] có là nghiệm của hệ phương trình đã cho hay không.? Ví dụ 2: Xét hệ phương trình Hãy biến đổi các PT trên về dạng hàm số bậc nhất? - Nhận xét về vị trí tương đối của hai đường thẳng.? - Nghiệm của hệ phương trình như thế nào? Ví dụ 3: Xét hệ phương trình - Một cách tổng quát, một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có thể có bao nhiêu nghiệm? ứng với vị trí tương đối nào của hai đường thẳng? Hai đường thẳng trên cắt nhau vì chúng có hệ số góc khác nhau Một HS lên bảng vẽ hình 4 SGK Giao điểm hai đường thẳng là M[2; 1] HS thử lại 3x – 2y = -6 Û y = x + 3 3x – 2y = 3 Û HS trả lời - Hệ phương trình vô nghiệm. HS trả lời Hệ có vô số nghiệm. Hoạt động 4:3. Hệ phương trình tương đương GV: Thế nào là hai phương trình tương đương? - Tương tự, hãy định nghĩa hai hệ phương trình tương đương HS đứng tại chỗ trả lời - HS nêu định nghĩa tr11 SGK Hoạt động 5. Củng cố – Luyện tập Bài 4 tr11 SGK a] b] c] d] a] Hai đường thẳng song song => hệ phương trình vô nghiệm b] Hai đường thẳng cắt nhau tại gốc toạ độ Þ hệ phương trình có một nghiệm. c] Hai đường thẳng trùng nhau Þ hệ phương trình vô số nghiệm - Thế nào là hai hệ phương trình tương đương? HS trả lời miệng Hai đường thẳng [1] và [2] cắt nhau do có hệ số góc khác nhau Þ hệ phương trình có một nghiệm duy nhất - HS nêu định nghĩa hai hệ phương trình tương đương D. Hướng dẫn về nhà - Nắm vững số nghiệm của hệ phương trình ứng với vị trí tương đối của hai đường thẳng. - Bài tập về nhà số 5, 6, 7 tr11, 12 SGK ; Bài tập 8, 9 tr4, 5 SBT. Ngày soạn: 19/11/2010 Ngày dạy :25/11/2010 Tiết32: LUYỆN TẬP A.mục tiêu Qua bài này giúp HS: - Nắm được như thế nào là hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn - Số nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn và minh họa tập nghiệm đó bằng đồ thị . - Bước đầu biết xác định nghiệm của hệ bằng đồ thị - Hiểu được hệ phương trình tương đương B.Chuẩn bị -GV: Giáo án – bảng phụ -HS : Chuẩn bị bài tập luyện tập C.Tiến trình dạy học Hoạt động của gv Hoạt động của học sinh Hoạtđộng1: kiêmtra bài cũ HS1 : Hãy nêu khái niệm hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.Cho ví dụ minh họa HS2 : Cho biết số nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.Trong mỗi trường hợp hãy cho biết minh họa tập nghiệm của nó trên mặt phẳng tọa độ HS1: -Nêu kháI niệm hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. -Lấy ví dụ. HS2: -Cho biết số nghiệm. -Vẽ hình minh hoạ. Cả hai hệ a và b đều có một nghiệm. - Vẽ hình : Hoạt động2 : Luyện tập Cho Hs làm bài tập 7SGK - Cho HS làm bài tập 8 SGK - Cho HS làm bài tập 9 SGK - GV:Hướng dẫn học sinh làm bài tập 11 [SGK] Bài7 a] ; b] Vẽ các đường thẳng y=-2x+4 và y= trên cùng mặt phẳng tọa độ. -Toạ độ giao điểm [3;-2] Bài8 HS: - Đoán nhận số nghiệm: Cả hai hệ đều có một nghiệm duy nhất. Vì một trong hai hệ song song với trục toạ độ,còn đường thẳng còn lại cắt hai trục toạ độ. - HS: Vẽ hình và xác định nghiệm. a] [2;1] b] [-4;2] Bài9 a] Vô nghiệm vì tập nghiệm của hai phương trình là hai đường thẳng song song [y=-x+2 và y=-x+] b]Vô nghiệm vì tập nghiệm của hai phương trình là hai đường thẳng song song [y= và y=] Bài11: Ta kết luận: Hệ phương trình đố có vô số nghiệm.Vì khi đó tập nghiệm của hai phương trình là hai đường thẳng trùng nhau [Qua 2 điểm phân biệt ta chỉ vẽ được duy nhất một đường thẳng] D Hướng dẫn về nhà: -Xem lại các bài tập đã làm -Làm các bài tập còn lại ở SGK và SBT Ngày soạn: 24/11/2010 Ngày dạy: 29/11/2010 Tiết 33 GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẾ. A. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu cách biến đổi hệ phương trình bằng quy tắc thế. - HS cần nắm ... u phải trả thêm khoản thuế này cho mỗi loại hàng. Chảng hạn một cái TV giá 2 triệu, thuế VAT 10% thì khi mua người mua phải trả là 2 triệu + 10% của 2 triệu = 2 triệu 2 trăm ngàn đồng. Bây giờ ta gọi số tiền không kể thuế của loại hàng 1 là x triệu [x>0], loại hàng 2 là y triệu [y>0] thì tổng tiền để mua 2 loại hàng với GT lúc đầu là 2,17 triệu, ta có pt như thế nào? Làm tương tự với GT 2 ta sẽ lập được hệ pt. Gv yêu cầu HS hoạt động hóm sau đó đại diện một nhóm lên bảng trình bày bước lập pt., Đại diện một nhóm khác lên bảng giải hệ pt sau đó trả lời bài toán HS theo dõi GV giải thích Nhóm 1 trình bày: Gọi số tiền không kể thuế của loại hàng 1 là x triệu [x>0], loại hàng 2 là y triệu [y>0]. Theo giả thiết thứ nhất ta có pt: Theo giả thiết thứ hai ta có pt: Theo bài ta có hệ pt: Nhóm 2 trình bày: [ Tm đ/k] Vậy số tiền mua loại hàng 1 là 0,5 triệu, loại hàng 2 là 1,5 triệu đồng. D. Củng cố – hướng dẫn : - Học phần tóm tắt kiến thức cần nhớ/trang26 - Trả lời các câu hỏi/trang 25 ; làm các BT/trang27 phần ôn tập chương III . - Hướng dẫn bài 45/27 SGK: cách làm tương tự bài 32/ 23 SGK. Ngày soạn15/01/2011 Ngày dạy: 20/01/2011 Tiết 45 ÔN TẬP CHƯƠNG III. A.Mục tiêu : - Củng cố toàn bộ kiến thức đã học trong chương , đặc biệt chú ý : + Khái niệm và tập nghiệm của phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn cùng với minh hoạ hình học của chúng . + Các ph/pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn : phương pháp thế và phương pháp cộng đại số . - Củng cố và nâng cao các kỹ năng : + Giải phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn . + Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn . B. Chuẩn bị : HS làm đề cương ôn tập các câu hỏi sgk/25 và các BT sgk/27 , thuộc các kiến thức sgk/26 C.hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra GVkiểm tra việc làm đề cương ôn tập của học sinh *Hoạt động 2:Ôn tập các kiến thức cơ bản HS1 trả lời câu 1 sgk/25 - Các HS khác nhận xét . - GV kết luận , sửa sai . HS1 trả lời câu 2 sgk/25 - Các HS khác nhận xét , bổ xung . - GV kết luận , sửa sai . A. lí thuyết Câu 1 : Cường nói sai . Phải nói hệ phương trình có một nghiệm là [x ; y] = [2 ; 1] [d,] [d] Câu 2 : Nghiệm của hệ phụ thuộc vào số điểm chung của [d] và [d,] *Trường hợp: nên hai đường thẳng [d] và [d,] trùng nhau hệ có vô số nghiệm . *Trường hợp *Trường hợp *Trường hợp *Trường hợp : nên hai đường thẳng [d] và [d,] song song ị hệ vô nghiệm . * Trường hợp nên hai đường thẳng [d] và [d,] cắt nhau hệ có một nghiệm duy nhất GV cùng HS thảo luận làm câu 3/25 : - 1HS trả lời . - Các HS khác nhận xét , bổ xung . - GV kết luận , sửa sai . Câu 3 : Nếu phương trình một ẩn đó vô nghiệm thì hệ đã cho vô nghiệm . Nếu phương trình một ẩn đó vô số nghiệm thì hệ đã cho vô số nghiệm . Hoạt động 3: Rèn kĩ năng giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số : 3HS lên bảng làm 3 phần . Các HS khác lần lượt nhận xét từng phần . GV kết luận sửa sai từng phần B. Bài tập : 1. Bài 40/27sgk a] Hệ phương trình có nên hệ phương trình vô nghiệm b] Hệ phương trình có nghiệm [2;-1] c] Hệ phương trình có nên hệ có vô số nghiệm Hoạt động 4: Rèn kỹ năng giải toán bằng cách lập hệ phương trình . -HS đọc đề bài 43/27sgk HS nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình . -HS thực hiện chọn ẩn số và đặt đ/ kiện . -HS thảo luận biểu thị quãng đường và thời gian đi của 2 người trong trường hợp đầu .ị lập phương trình [1] -HS thảo luận biểu thị quãng đường và thời gian đi của 2 người trong trường hợp sau .ị lập phương trình [2] Gọi vận tốc người xuất phát từ A là v1 [m/ph] [v1 > 0] . Gọi vận tốc người xuất phát từ B là v2 [m/ph] [v2 > 0] . *Khi gặp nhau tại địa điểm cách A 2km Người xuất phat từ A đi được 2km =2000m Người từ B đi được 3,6 –2 =1,6km =1600m Ta có phương trình : [1] Khi người xuất phát từ B xuất phát trước người kia 6 phút thì hai người gặp nhau chính giữa quãng đường , nghĩa là mỗi người đi được 1800m . Ta có phương trình : [2] 4. Bài 43/27sgk 4.6 HS lập hệ ph/ trình và giải hệ ph/trình . Từ [1] và [2] ta có hẹ phương trình : Đặt ta cóhệ phương trình Hệ ph/ trình có nghiệm: [ x; y] = v1 = 75 ; v2 = 60 thoả mãn điều kiện bài toán . Vận tốc của người đi từ A là 75 km/h Vận tốc của người đi từ B là 60 km/h HS nhận định kết quả và trả lời bài toán . D. Củng cố – hướng dẫn : HS về nhà ôn lại các kiến thức cơ bản . HS rèn kĩ năng giải phương trình và hệ phương trình . HS Xem lại cách giải các bài toán bằng cách lập hệ phương trình . Ngày soạn 09/1/2011 Tiết 45 ÔN TẬP CHƯƠNG III [tt] A.Mục tiêu : - Củng cố toàn bộ kiến thức đã học trong chương , đặc biệt chú ý : + Khái niệm và tập nghiệm của phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn cùng với minh hoạ hình học của chúng . + Các ph/pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn : phương pháp thế và phương pháp cộng đại số . - Củng cố và nâng cao các kỹ năng : + Giải phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn . + Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn . B. Chuẩn bị : HS thuộc đề cương ôn tập các câu hỏi sgk/25 và các BT sgk/27 , thuộc các kiến thức sgk/26 C.hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra GV kiểm tra việchọc đề cương ôn tập của học sinh - 1HS làm bài 41a/27 , các HS nhận xét , GV kết luận sửa sai . Đáp số: Hoạt động 2: Rèn tính cẩn thận , kiên trì khi giải hệ phương trình : - GV cùng HS thực hiện phần b] b] Đặt [ x ạ -1 ; y ạ 1] ta có hệ phương trình Hệ này có nghiệm [u ; v] = Do đó hệ đã cho tương đương với hệ : 2. Bài 41/27sgk b] Đặt [ x ạ -1 ; y ạ 1] ta có hệ phương trình Hệ này có nghiệm [u ; v] = Hoạt động 3: Rèn kỹ năng nhận biết nghiệm của hệ phương trình. 3.1GV hướng dẫn HS sử dụng phương pháp cộng đại số để có ph/ trình bậc nhất một ẩn . 3.2 HS biện luận nghiệm của hệ phương trình theo phương trình bậc nhất một ẩn đó *Trường hợp a] * Trường hợp b] * Trường hợp c] 3. Bài 42/27 : a]m = phương trình [2] có dạng 0y=4 vô nghiệm nên hệ pt vô nghiệm . b]m = phương trình [2] có dạng 0y= 0 có vô số nghiệm nên hệ pt có vô số nghiệm . c]m = 1 : phương trình [2] có nghiệm duy nhất Hệ phương trình có nghiệm duy nhất : Hoạt động 4: Rèn kỹ năng giải toán bằng cách lập hệ phương trình . HS đọc đề bài 43/27sgk 4.2 HS nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình . 4.3 HS thực hiện chọn ẩn số và đặt đ/ kiện . 4.4 HS thảo luận biểu thị quãng đường và thời gian đi của 2 người trong trường hợp đầu .ị lập phương trình [1] 4.5 HS thảo luận biểu thị quãng đường và thời gian đi của 2 người trong trường hợp sau .ị lập phương trình [2] Gọi vận tốc người xuất phát từ A là v1 [m/ph] [v1 > 0] . Gọi vận tốc người xuất phát từ B là v2 [m/ph] [v2 > 0] . *Khi gặp nhau tại địa điểm cách A 2km Người xuất phat từ A đi được 2km =2000m Người từ B đi được 3,6 –2 =1,6km =1600m Ta có phương trình : [1] Khi người xuất phát từ B xuất phát trước người kia 6 phút thì hai người gặp nhau chính giữa quãng đường , nghĩa là mỗi người đi được 1800m . Ta có phương trình : [2] 4. Bài 43/27sgk 4.6 HS lập hệ ph/ trình và giải hệ ph/trình . Từ [1] và [2] ta có hệ phương trình : Đặt ta cóhệ phương trình Giải hệ ph/ trình có nghiệm: [ x; y] = v1 = 75 ; v2 = 60 thoả mãn điều kiện bài toán . Vận tốc của người đi từ A là 75 km/h Vận tốc của người đi từ B là 60 km/h HS nhận định kết quả và trả lời bài toán . 5.7 HS thực hiện chọn ẩn số và đặt điều kiện . Giả sử đội 1 làm xong việc trong x ngày , đội 2 làm xong công việc trong y ngày [ x;y nguyên ,dương ] 5.8 HS b/ thị kh/ lượng công việc mỗi đội làm được trong 1 đơn vị thời gian . 5.9 HS lập phương trình [1] . Theo dự định hai đội hoàn thành công việc trong 12 ngày nên ta có phương trình : [1] 5.11 HS lập hệ phương trình . 5.12 HS giải hệ phương trình . Từ [1] và [2] ta có hệ phương trình : 5. Bài 45/27sgk 5.10 HS thảo luận dữ kiện còn lại của bài toán ị lập phương trình [2]:Khối lượng công việc hai đội làm chung trong 8 ngày là : công việc Khối lượng công việc còn lại làcông việc Do năng suất đội 2 tăng gấp đôi hoàn thành nốt công việc trong 3,5 ngày . Ta có pt : 3,5. = Û y =21 [2] 5.13 HS kết luận bài toán . x = 28 ; y = 21 thoả mãn điều kiện bài toán Vậy đội 1 làm xong công việc trong 28 ngày , đội 2 làm xong công việc trong 21 ngày . D. Củng cố – hướng dẫn : 1.HS về nhà ôn lại các kiến thức cơ bản . 2.HS rèn kĩ năng giải phương trình và hệ phương trình . 3.HS Xem lại cách giải các bài toán bằng cách lập hệ phương trình . Chuẩn bị kiểm tra 45 phút. Ngày soạn27/2/2008 Tiết 46 Kiểm tra chương III A. Mục tiêu - Kiểm tra kiến thức cơ bản chương 3 -Lấy điểm kiểm tra 1 tiết B. Đề bài I. Trắc nghiệm khách quan [4 điểm]: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng : Câu 1: PT 2x - y = 1 có nghiệm là A. [1 ; -1] , B [1;1] , C [3 ; -5] , D [-3 ; 5] Câu 2: Tập nghiệm của PT 0x + 3y = 2 được biểu diễn bởi đường thẳng A. y = 2x ; B. y = 3x ; C . x = ; D . y = Câu 3: Cặp số nào sau đây là nghiệm của hệ PT A. [2; 1] ; B. [-2; -1] ; C. [2; -1] ; D [3; 1] Câu 4 : Cho PT x + y = 1 [1] . PT nào dưới đây có thể kết hợp với PT [1] để được một hệ PT bậc nhất hai ẩn có vô số nghiệm số ? A. 2x - 2 = -2y ; B . 2x - 2 = 2y ; C. 2y = 3 - 2x ; D . y = 1 + x II.Tự luận [ 6 Điểm ] Câu 5 : Giải các hệ PT sau a] b] Câu 6 : Một hình chữ nhật có chu vi bằng 280m. Nếu giảm chiều dài của hình chữ nhật đi 24mvà tăng chiều rộng thêm 3m thì diện tích của hình chữ nhật tăng thêm 144m2 .Tính chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu . C .Đáp án – biểu điểm I. Trắc nghiệm khách quan : [ 4 điểm] 1 2 3 4 5 6 C D D B B C Câu 1 ,2 đúng được 1 điểm . Câu 3 - 6 đúng được 0,5 điểm II. Tự luận : [6điểm ] Câu 5 : [2điểm ] a] 10x = 40 , y = 0 0,5 điểm Vậy hệ có nghiệm 0,5 điểm b] 0,5 - 0,5 điểm Câu 6 :[4điểm ] Gọi chiều dài hcn là a, chiều rộng hcn là b [ a,b > 0 , đv là cm ] : 0,5 điểm Theo gt 1 có pt : 2[ a+b] = 280 : 1 điểm Theo gt 2 có pt : [ a -24][b+3] = ab + 144 : 1 điểm Có hệ pt : :1 điểm Giải hệ PT , tìm được a,b thoả mãn đk và trả lời : 0,5 điểm III. Kết quả Lớp điểm < 5 % điểm % điểm 9,10 % 9B 9C ______________________________________________________________-

Video liên quan

Chủ Đề