Giáo án bài vệ sinh ở tuổi dậy thì Khoa học lớp 5

I. Mục tiêu:

- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.

- Thực hiện vệ sinh c nhn ở tuổi dậy thì.

II. Đồ dùng dạy học:

- Thầy: Các hình ảnh trong SGK trang 18 , 19

- Trò: SGK

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần 4 môn Khoa học: Vệ sinh tuổi dậy thì [Tiếp], để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tiết : KHOA HỌC VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ I. Mục tiêu: - Nêu được những việc nên và khơng nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì. - Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. II. Đồ dùng dạy học: - Thầy: Các hình ảnh trong SGK trang 18 , 19 - Trò: SGK III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: - Hát 2. Bài cũ: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. + Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? + Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì? Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét bài cũ. - Học sinh nhận xét 3. Giới thiệu bài mới: “Vệ sinh tuổi dậy thì” 4. Bài mới: * Hoạt động 1: Động não Mục tiêu: - Kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm và khơng nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì - Hoạt động nhóm đôi, lớp - Học sinh nhận định những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở lứa tuổi dậy thì -Các hình ảnh trong SGK trang 18 , 19 - Hoạt động nhóm đôi, lớp + Bước 1: _GV nêu vấn đề : +Mồ hôi có thể gây ra mùi gì ? +Nếu đọng lại lâu trên cơ thể,đặc biệt là ở các chỗ kín sẽ gây ra điều gì ? + Vậy ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá” ? + Bước 2: _GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một ý kiến ngắn gọn để trình bày câu hỏi nêu trên - Học sinh trình bày ý kiến _GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng + Nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên _ Rửa mặt bằng nước sạch, tắm rửa, gội đầu, thay đổi quần áo thường xuyên , _ GV chốt ý [SGV- Tr 41] * Hoạt động 2 : Đọc SGK, Quan sát tranh và thảo luận _HS đọc lại đoạn đầu trong mục Bạn cần biết Tr 19 / SGK -Nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe. - H 4, 5 , 6 , 7 Tr 19 SGK -Hoạt động nhóm + Bước 1 : [làm việc theo nhóm] _GV yêu cầu các nhóm quan sát H 4, 5 , 6 , 7 Tr 19 SGK và trả lời câu hỏi +Chỉ và nói nội dung từng hình +Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ? Các nhóm q.sát và trả lỡi HS khác nhận xét ® Giáo viên chốt: Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập TDTT, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh -Lắng nghe và nhắc lại. 5. Nhận xét - dặn dò: - Chuẩn bị: Thực hành “Nói không ! Đối với các chất gây nghiện “ -Nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • KHOA HOC 2.doc

I. Mục tiêu :

- Nêu những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.

- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì

- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể nhất là giai đoạn cơ thể bước vào tuổi dậy thì.

II. Đồ dùng dạy học :

- hình trong SGK

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Tiết 8: Vệ sinh tuổi dậy thì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Khoa học Tiết 8 : Vệ sinh tuổi dậy thì [ Aùp dụng phương pháp bàn tay nặn bột 1 phần] I. Mục tiêu : - Nêu những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì. - Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì - Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể nhất là giai đoạn cơ thể bước vào tuổi dậy thì. II. Đồ dùng dạy học : - Hình trong SGK III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ : Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. - Giáo viên để các hình nam, nữ ở các lứa tuổi từ tuổi vị thành niên đến tuổi già, làm các nghề khác nhau trong xã hội lên bàn, yêu cầu học sinh chọn và nêu đặc điểm nổi bật của giai đoạn lứa tuổi đó. - Học sinh nêu đặc điểm nổi bật của lứa tuổi ứng với hình đã chọn. - Học sinh gọi nối tiếp các bạn khác chọn hình và nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn đó. - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Học sinh nhận xét 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài : “Vệ sinh tuổi dậy thì” b. Hoạt động 1: [ ADPPBTNB] - Hoạt động nhóm đôi, lớp Mục tiêu: HS biết cần làm gì để vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. [ HS không được mở SGK] Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề. - Chúng ta cần làm gì để vệ sinh thân thể ở tuổi dậy thì? Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh -HS tự nêu lên một số ý kiến của mình và viết vào vở. VD: - Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng. - Thường xuyên tắm giặt. -Rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng. - Cần ăn uống đủ chất..v.v. Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi. - GV ghi câu hỏi lên bảng[ chú ý chỉ ghi những câu liên quan đến bài học] -Hs đặt câu hỏi VD: -Tại sao chúng ta phải thường xuyên tắm giặt? - Thế nào là ăn uống đủ chất? - Chất gây nghiện là gì?..v.v - HS nêu phương án tìm tòi:[ nghiên cứu tài liệu, xem SGK.] [ GV đưa ra câu hỏi chốt và đưa ra phương án tìm tòi] - Chúng ta cần làm những gì để vệ sinh thân thể ở tuổi dậy thì? - Chúng ta cùng xem SGK. -HS mở sách ra. -Lần lượt trả lời từng câu hỏi ở trên. [ HS so lại kết luận có đúng với ý tưởng ban đầu của mình hay không?] Bước 5:Kết luận kiến thức -HS rút ra kết luận cho câu hỏi chốt của GV và ghi kết luận vào vở. => Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt. Phải thay quần áo lót, rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng tắm hằng ngày. Đối với nữ, khi hành kinh cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 lần trong ngày. Ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập TDTT, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh. c Hoạt động 2 : Mục tiêu: HS nắm vững cách vệ sinh cơ quan sinh dục. [làm việc với phiếu học tập] * Bước 1: - GV chia lớp thành 2 nhóm nam và nữ và phát phiếu học tập - Nam nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam “ - Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ * Bước 2: Chữa bài tập theo từng nhóm nam, nhóm nữ riêng - Phiếu 1 :1- b ; 2 – a, b. d ; 3 – b,d - Phiếu 2 : 1 – b, c ; 2 – a, b, d ; 3 – a ; 4 - a - HS đọc lại đoạn đầu trong mục Bạn cần biết SGK e. Hoạt động 4 : Trò chơi “Tập làm diễn giả” - Hoạt động nhóm đôi, lớp * Bước 1: - Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn. * Bước 2: HS trình bày - HS 1[người dẫn chương trình] - HS 2 [bạn khử mùi] - HS 3 [cô trứng cá] - HS 4 [bạn nụ cười] - HS 5 [vận động viên] * Bước 3: - GV khen ngợi và nêu câu hỏi : + Các em đã rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn ? *GDHSKN tự nhận thức những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khỏe, thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau : Thực hành “Nói không ! Đối với các chất gây nghiện”

File đính kèm:

  • khoa hoc.doc

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. GIÁO ÁN KHOA HỌC 5 BÀI 8: VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ I- MỤC TIÊU: HS có khả năng: - Nêu những việc nên làm để giữ gìn vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. - Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ s ức khoẻ vệ sinh thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. II- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: - Các phiếu ghi một số thông tin về những vi ệc nên làm đ ể bảo v ệ s ức khoẻ ở tuổi dậy thì - Mỗi HS chuẩn bị một thẻ từ; một mặt ghi chữ Đ[đúng], mặt kia ghi chữ S [sai]. III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1: ĐỘNG NÃO * Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì * Cách tiến hành: Bước 1: GV giảng và nêu vấn đề: Ơ tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh. - Mồ hôi có thể gây ra mùi hôi, nếu để đọng lại lâu trên c ơ th ể, đ ặc bi ệt là ở cá chỗ kín sẽ gây ra mùi khó chịu. - Tuyến dầu tạo ra chất mỡ nhờn cho làm cho da, đặc biệt là da m ặt trở nên nhờn. Chất nhờn là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát tri ển và tạo thành mụn “trứng cá”. Vậy ở tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá”? Bước 2: - GV sử dụng phương pháp động não, yêu cầu HS trong lớp nêu ra một ý kiến ngắn gọn để trả lời cho các câu hỏi nêu trên.
  2. - GV ghi nhanh tất cả các ý kiến củaHS lên bảng, [những việc làm như: rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay quần áo,…]. - Tiếp theo, GV yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên. Ví dụ: + Rửa mặt bằng nước sạch thừơng xuyên sẽ giúp chất nh ờn trôi đi, tránh được mụn “trứng cá”. + Tắm rửa, gội đầu, thay quần áo thường xuyên sẽ giúp cơ thể sạch sẽ, thơm tho. +… -, GV kl : Tất cả những việc làm trên là cần thi ết đ ể gi ữ v ệ sinh c ơ th ể nói chung. Nhưng ở lứa tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển, vì vậy, chúng ta cần phải biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục. Hoạt động 2: LÀM VIỆC VỚI PHIẾU HỌC TẬP Bước 1: Gv chia lớp thành các nhóm nam và các nhóm nữ riêng tuỳ theo th ực t ế của lớp học. Phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập: - Nam nhận phiếu “ Vệ sinh cơ quan sinh dục nam.” - Nữ nhận phiếu “ Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ” PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Vệ sinh cơ quan sinh dục nam: Hãy khoanh vào chữ cái trước các câu đúng. 1. Cần rửa cơ quan sinh dục a] Hai ngày một lần b] Hằng ngày. 2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý: a] Dùng nước sạch. b] Dùng xà phòng tắm c] Dùng xà phòng giặt d] Kéo ao quy đầu về phía người, rửa sạch bao quy đầu vào quy đầu. 3. Dùng quần lót cần chú ý: a] Hai ngày thay một lần b] Mỗi ngày thay một lần c] Giặt và phơi trong bóng râm
  3. d] Giặt và phơi ngoài nắng. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ: Hãy khoanh vào chữ cái trước các câu đúng. 1. Cần rửa cơ quan sinh dục a] Hai ngày một lần b] Hằng ngày. c] Khi thay băng vệ sinh 2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý: a] Dùng nước sạch. b] Dùng xà phòng tắm c] Dùng xà phòng giặt d] Không rửa bên trong, chỉ rửa bên ngoài. 3. Sau khi đi vệ sinh cần chú ý: a] Lau từ phía trước ra phía sau b] Lau từ phía sau lên phía lên trước. 4. Khi hành kinh cần thay băng vệ sinh: a] ít nhất 4 lần trong ngày. b] ít nhất 3 lần trong ngày. c] ít nhất 2 lần trong ngày. Bước 2: Chữa bài tập theo từng nhóm nam, nhóm nữ riêng. Dưới đây là đáp án: - Phiếu học tập số 1: a-b; 2-a, b, d ; 3-d, d. - Phiếu học tập số 2: 1-b, c ; 2 – a, b, d; 3- a; 4- a; Lưu ý:
  4. - Khi các nhóm chữa bài tập, GV đi đến các nhóm giúp đỡ và giải đáp thắc mắc cho các em [nếu có]. - Đối với nhóm nữ: GV trò chuyện thân mật và hướng dẫn các em cần lưu ý về chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, ăn uống khi hành kinh, đồng th ời hướng dẫn cho các em biết sử dụng băng vệ sinh. - Kết thúc hoạt động, GV này yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong mục Bạn càn biết trang 19 SGK. Hoạt động 3: QUAN SÁT TRANH VÀ THẢO LUẬN * Mục tiêu: HS xác định những việc nên và không nên làm để bảo v ệ s ức kho ẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 19 SGK và trả lời các câu hỏi : - Chỉ và nói nội dung của từng hình. [ Hình 4: Vẽ 4 bạn, một bạn tập võ, một bạn chạy, một bạn đánh bóng, một bạn đá bóng. Hình 5: Vẽ một bạn đang khuyên các bạn khác không nên xem lo ại phim khong lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi. Hình 6: V ẽ các lo ại th ức ăn bổ dưỡng. Hình 7: Vẽ các chất gây nghiện]. - Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo v ệ sức kho ẻ v ề th ể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Gv khuyến khích HS đưa thêm những ví dụ khác với SGK v ề nh ững việc nên không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh th ần ở tuổi dậy thì nói riêng và tuổi vị thành niên nói chung. Kết luận:
  5. O tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luy ện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không s ử dụng các ch ất gây nghiện như thuốc là, rượu,…; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh. Hoạt động 4: TRÒ CHƠI “TẬP LÀM DIỄN GIẢ” * Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học về những việc nên làm ở tuổi dậy thì. * Cách tiến hành Bước 1: GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn - GV nói : Cô [thầy] đã giúp các em sưu tầm một s ố thông tin có liên quan đến bài học. Bạn nào xung phong trình bày “diễn cảm” nh ững thông tin này v ới cả lớp? - GV chỉ định 6 HS trong số các em đã xung phong. - GV phát cho mỗi HS một phiếu ghi rõ nội dung các em cần trình bày. Dành cho các em vài phút để chuẩn bị. Khi trình bày, Hs có th ể c ầm phi ếu đ ể đọc. - Trong khi 6 HS chuẩn bị, GV yêu cầu các HS còn l ại trong l ớp c ần chăm chú lăng nghe để xem rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn. Bước 2: HS trình bày - HS 1 [người dẫn chương trình]: Xin giới thiệu diễn giả đầu tiên: Bạn “khử mùi”. - HS 2: Khi trời nóng, chúng ta thường toát mồ hôi, mồ hôi giúp đi ều hoà nhiệt độ cơ thể và có thể gây ra mùi hôi. Khi chúng ta lo lắng, sợ hãi hay h ồi hộp, mồ hôi cũng toát ra. Đến tuổi dậy thì, tuyến mồ hôi hoạt động mạch, tiết ra nhiều mồ hôi làm cơ thể có mùi hôi. Điều này không có gì đáng lo lắng c ả. Bạn hãy tắm rửa hằng ngày, dùng chanh để xát trong khi t ắm, ng ười b ạn s ẽ không có mùi gì cả. - HS 1: Cám ơn bạn “khử mùi” và bây giờ là “cô trứng cá”
  6. - HS 3 [đeo mặt nạ trên vẽ các nốt trứng cá]: Khi bạn lớn lên, tuy ến d ầu ở da hoạt động nhiều tạo ra một chất mỡ nhờn. Chất này có thể kết h ợp với các vi khuẩn tạo thành trứng cá. Để hạn ch ế trứngcá, bạn c ần rửa m ặt ít nh ất 2 lần trong ngày bằng xà phòng tắm hoặc nước rửa mặt. Không nên gãi hay nặn mụn trứng cá sẽ dẫn đến nhiễm trung, để lại vết sẹo hoặc làm trứng cá nhiều hơn. - HS 1: Xin cám ơn “ cô trứng cá” và xin giới thiệu bạn “nụ cười”. - HS 4: Tay cầm hình vẽ phóng to nụ cười để lộ hai hàm răng tr ắng, đ ẹp giơ lên miệng và nói: Xin chào các bạn, các bạn có thể gọi tôi là nụ cười. Việc giữ cho bộ răng luôn sạch sẽ và hơi thở thơm tho là một điều rất quan trọng. Nh ững chất b ẩn gi ắt trong răng sẽ bị trôi đi nếu bạn dùng bàn chải đánh răng thường xuyên. Nếu bạn không làm được như thế, bạn sẽ không làm được như thế, bạn sẽ không bao giờ dám cười to nữa đâu. Cám ơn các bạn, cám ơn các bạn. - HS 1 : tiếp theo, xin mời bạn “ dinh dưỡng”. - HS 5: ơ tuổi dậy thì, cơ thể của bạn sẽ có nhiều thay đổi, b ạn có th ể cao vổng lên, người bạn cũng to ra, bạn có thể tăng cân, tất cả nh ững đi ều đó là bình thường. Các bạn chỉ cần chú ý ăn cho đủ chất và ăn nhi ều ch ất bổ nh ư th ế này này [tay chỉ vào tranh vẽ các loại thức ăn]. HS 1 : Xin cám ơn. Tiếp theo, khách mời cuối cùng của chúng ta là một “vận động viên”. - HS 6: Có thể các bạn đang ở trong quá trình trưởng thành, nh ưng hiện nay các bạn vẫn đang còn là những đứa trẻ. Tập thể dục, thể thao sẽ giúp cho bạn có một hình thể đẹp, cơ thể khoẻ mạnh và tinh thần thoải mái, làm cho bạn trở nên linh hoạt, tim hoạt động tốt và xương cứng cáp. Có rất nhi ều cách đ ể tập [chỉ vào tranh vẽ]: chạy, tập võ, chơi bóng chuy ền, đá bóng,… Chúng ta ch ỉ cần thực hiện mà thôi. Bước 3: - GV khen ngợi các HS đã trình bày rồi gọi một vài Hs khác trả lời câu hỏi:
  7. Các em đã rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn? - Tiết học kết thúc bằng lời dăn dò HS của GV: + Thực hiện những việc nên làm của bài học. + Nếu có điều kiện, các em hãy sưu tầm tranh ảnh, sách báo nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.

Page 2

YOMEDIA

Đây là giáo án hay nhất về bài Vệ sinh ở tuổi dậy thì giúp học sinh nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì, thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.

01-04-2014 443 28

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề