Giáo an tạo hình vẽ khuôn mặt bạn trai, bạn gái

1. Mục đích yêu cầu.

* Kiến thức:

- Trẻ biết vẽ chân dung bạn trai, bạn gái qua đầu tóc, quần áo, để tạo thành bức chân dung theo ý tưởng của trẻ.

* Kỹ năng:

 - Luyện kỹ năng vẽ nét cong tròn, nét thẳng, nét xiên.

* Giáo dục:

- Trẻ đoàn kết yêu thương nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè

 - Biết yêu quý sản phẩm của mình của bạn.

2. Chuẩn bị:

* Chuẩn bị của cô

 - Tranh gợi ý, giấy vẽ, bút mầu, nhạc các bài hát Bạn có biết tên tôi, giá treo tranh

* Chuẩn bị của trẻ:

- Giấy, bút màu cho trẻ, bàn, nghế.

* Nội dung tích hợp: âm nhạc, thơ.

3. Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Ôn định tổ chức, gây hứng thú

- Cho trẻ hát bài "Bạn có biết tên tôi”

- Hôm nay lớp mình trông bạn nào cũng thật là ngoan và dễ thương. Cô có một sáng kiến là chúng mình cùng vẽ chân dung bạn trai, bạn gái trong lớp để về giới thiệu bạn mình cho bố mẹ, ông, bà, anh, chị biết về bạn của các con. Chúng mình có đồng ý không?

* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét tranh.

+ Quan sát tranh bạn trai:

- Bây giờ chúng mình hãy cùng quan sát lên đây

xem cô có bức tranh gì đây?

- Tóc bạn như thế nào?

- Bạn mặc áo gì? áo bạn màu gì?

+ Quan sát tranh bạn gái :

- Bức tranh vẽ gì?

- Vì sao con biết bức tranh vẽ bạn gái?

- Tóc bạn như thế nào?

- Bạn mặc gì? váy bạn màu gì?

* Hoạt động 2: Hỏi ý định của trẻ.

- Hôm nay chúng mình muốn vẽ chân dung bạn nào trong lớp mình?

- Vẽ bạn ấy như thế nào?

- Khi vẽ chúng mình ngồi như thế nào?

- Cầm bút như thế nào?

* Họat động 3: Trẻ vẽ

- Mở nhạc bài: Em là bông hồng nhỏ của tác giả Trịnh Công Sơn.

- Cô bao quát nhắc nhở trẻ vẽ theo chiều dọc tờ giấy, hướng dẫn trẻ bố cục cân đối. Gợi cho trẻ chú ý đến đặc điểm riêng của bạn mình vẽ.

* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm

Cho trẻ mang tranh lên treo trên giá

- Con thích bức tranh nào? Vì sao?

- Trẻ có sản phẩm đẹp lên giới thiệu bức tranh mình vẽ như thế nào? vẽ bạn nào trong lớp.

Cô nhận xét chung: Tuỳ vào sản phẩm của trẻ.

- Cho trẻ hát bài “Khuôn mặt cười”

- TrÎ h¸t

- TrÎ chó ý l¾ng nghe

- Tranh vẽ bạn trai

- Tóc ngắn

- Màu xanh

- Bạn gái

- Mặc váy

- Dài

- Váy, màu hồng

- Trẻ trả lời

- Cầm bằng 3 đầu ngón tay

-Trẻ vẽ

- Trẻ trả lời

- Trẻ hát


Bài soạn Vẽ khuôn mặt bạn trai

(Đề tài)

I. Kết quả  mong đợi:

          - Trẻ biết vẽ phối hợp các nét vẽ cong, nét thẳng, nét xiên để tạo thành khuôn mặt bạn trai có các bộ phận: Mắt, mủi, miệng, tai, mái tóc.

          - Luyện kỹ năng vẽ nét cong, thẳng, xiên tạo thành khuôn mặt khác  nhau.

          - Trẻ biết giữ gìn sản phảm của mình của bạn, yêu thích bạn của mình.

II. Chuẩn bị:

          - Vỡ, bút màu, tranh gợi ý.


III. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Ổn định: - Cho trẻ chơi trò chơi "Cảm xúc của bé"

1. Họat động 1: Giới thiệu

Các con nhìn xem trên bức tranh của cô có mấy em bé? Và các con nhìn xem những em bé này có những khuôn mặt nhe thế nào?

- Ai cũng thích khuôn mặt vui t­­ươi, hôm nay chúng ta hãy vẽ khuôn mặt vui nhé nhưng chúng mình vẽ khuôn mặt vui tươi của bạn trai trước, khuôn mặt bạn gái hôm sau chúng mình sẽ vẽ nhé.

2. Họat động 2: Xem tranh gợi ý

- Cô cho trẻ quan sát nhận xét khuôn mặt bạn trai.

+ Khuôn mặt bạn trai có khác khuôn mặt bạn gái ở điểm nào?

- Cho trẻ quan sát mắt, mũi, miệng, tai

+ Để vẽ  đư­­ợc khuôn  mặt vui tươi của bạn trai chúng ta sử dụng những nét gì?

- Cũng cố những điều trẻ nhận xét.

3. Họat động 3: Trẻ thực hiện

Cô bao quát giúp đỡ những trẻ còn yếu về kỹ năng tạo hình và khuyến khích trẻ vẽ cân đối.

4. Họat động 4: Nhận xét sản phẩm

- Trẻ tr­­ưng bày sản phẩm của mình lên giá

Cô khen chung

- Cho trẻ nêu ý thích của mình với khuôn mặt trẻ thích?

vì sao?

- Trẻ lên giới thiệu sản phẩm đẹp của mình

- Cô nhận xét (Tùy vào sản phẩm của trẻ)

* Kết thúc: Cho trẻ hát bài "Khuôn mặt đẹp”.

- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát nhận xét.

- Là khuôn mặt đẹp

- 3-4 trẻ trả lời

- Trẻ quan sát nhận xét.

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trư­­ng bày sản phẩm của mình lên giá.

- 4-5 trẻ nêu ý thích.( tô màu, bố cục)

Trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình( kỹ năng,nguyên liệu,tên bạn).

- Trẻ hát đi ra ngoài.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Nội dung: cho trẻ làm quen bài mới:

Truyện: “Tay phải tay trái “– Bài hát  “Cái mủi”

I. Kết quả mong đợi:

- Trẻ nhớ tên câu truyện , biết được nhân vật trong truyện, hiểu nội dung truyện  Tác dụng từng bộ phận trên cơ thể

-  Trẻ nhớ tên bài hát, nhạc sỹ, biết hát theo cô.

          - Rèn kỹ năng nghe và tư duy có chủ định. 

- Trẻ có ý bảo vệ từng bộ phận trên cơ thể.

II. Chuẩn bị:  Cô thuộc truyện, tranh vẽ nội dung truyện

III. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Làm quen truyện  Tay phải tay trái

- Hát Khuôn mặt đẹp

- Trò chuyện về bài hát kết hợp giới thiệu

Cô kể cho trẻ nghe 1 lần

Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện  tay phải tay trái 

- Cô kể lần 2 kết hợp tranh.

- Đàm thoại theo nội dung truyện.

- Tập trẻ kể chuyện 

- Các con vừa kể chuyện gì?

- Giúp đôi tay khỏe mạnh phải làm gì?

Hoạt động 2. LQ bài hát: “Cái mủi

- Cô giới thiệu và hát trẻ nghe 2 lần .

- Tập trẻ hát từng câu 2-3 lần.

- Trẻ hát cùng cô 2-3 lần.

- Hỏi tên bài hát, nhạc sỹ

Các con vừa được làm quen với hai tác phẩm mới, bây giờ cô có một số đồ chơi tự do cho các con chơi nhé.

Trẻ chơi tự do: vòng, bóng, và một số đồ chơi khác...

² cô bao quát trẻ chơi.

- Cả lớp hát

Trẻ chú ý nghe.

Trả lời câu hỏi

- Cả lớp kể 2-3 lần

- 2-3 trẻ nhắc lại

- Chú ý lắng nghe.

- Hát truyền khẫu.

- Cả lớp cùng hát.

- 2-3 trẻ nhắc.

Giáo an tạo hình vẽ khuôn mặt bạn trai, bạn gái


                * HOẠT ĐỘNG HỌC 2 *

- Dạy hát: Cái mũi

- Nghe hát: Năm ngón tay ngoan

- Trò chơi: Tập đếm

I. Kết quả mong đợi:

          - Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát "Cái mũi" biết thể hiện điệu bộ, sự vui t­­ươi, ngỗ ngĩnh khi hát, nhớ tên bài hát.

          Trẻ cảm nhận đ­ược giai điệu vui nhộn của bài "Năm ngón tay ngoan" và biết cách chơi trò chơi.

          - Trẻ thật sự yêu thích âm nhạc không bị gò ép, áp đặt qua việc cảm nhận và h­­ưởng ứng vào họat động.

II. Chuẩn bị: cô thuộc bài hát "Cái mũi, năm ngón tay ngoan" .

III. Cách tiến hành:

Họat động của cô

Họat động của trẻ

1. Hoạt động 1: Dạy trẻ hát bài "Cái mũi"  của tác giả Phạm H­ương

- Cô cùng trẻ tự do vận động theo nhạc hát bài "cái mũi"

± Cô tạo tình  huống bằng cách gắn cái mũi vào và vào vai cái mũi, cho trẻ nhận xét và trò chuyện với cái mũi để lôi cuốn trẻ đến bên cô.

- Cô vừa hát vừa đàn và vận động lắc l­ tay theo nhịp bài hát "Cái mũi" 2 lần với yêu cầu trẻ cùng hát và vận động tự do theo lời bài hát.

- Lần 3: Cô làm ký hiệu đánh tay cho trẻ hát cô đánh tay cao trẻ hát to, tay thấp hát nhỏ, ở giữa hát vừa.

± Trò Chơi kết bạn: cho trẻ đứng thành vòng tròn: tìm 2 bạn với nhau, cùng giới và khác giới.

Vận động hát tự do nhanh chậm theo đàn

- Nhóm: từng nhóm thực hiện 2 lần với nhạc chậm rồi nhanh dần.

Khuyến khích nhóm còn lại cùng tham gia h­­ưởng ứng bằng cách hát, sử dụng nhạc cụ hay vận động nhịp nhàng theo nhịp bài hát.

2. Họat động 2: Trò chơi "Tập đếm"

- Cho trẻ chơi 3-4 lần nếu bạn nào chỉ sai thì phải nhảy lò cò 1 vòng.

3. Họat động 3: Nghe hát "Năm ngón tay ngoan"

- Trên cơ thể còn có bộ phận gì nữa?

- Các cháu hãy lắng nghe những ngón tay làm những việc gì nhé.

- Cô hát 3 lần có gắn găng tay vẽ mắt, mũi miệng kết hợp nhảy múa các ngón tay.

- Lần 3 khuyến khích trẻ nhảy múa các ngón tay theo cô

± Kết thúc: Trẻ vừa đi vừa hát theo cô ra ngoài.

- Trẻ đến bên cô, có thể h­­ưởng ứng theo cô (trẻ hát vận động tự do theo lời bài hát)

- Lần 3 trẻ chú ý nghe theo yêu cầu và nhìn tay cô hát to, nhỏ

- Trẻ chơi kết bạn theo yêu cầu của cô.

- Nhóm hát

- Trẻ tự do nhảy, múa hát theo cảm nhận của trẻ khi nghe nhạc, lời bài hát.

- Trẻ chơi

- Trẻ kể

- Trẻ nghe

- Trẻ cảm nhận và thích thú làm theo.